I. THÔNG TIN TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG MỸ
2.2. Thơng tin chính sách thương mại đối với mặt hàng cá tra phi lê đông
2.2.2. Biện pháp phi thuế quan
Ngày nay khơng chỉ các chính sách thuế quan mà các chính sách phi thuế quan - các tiêu chuẩn đối với cá tra phi lê đông lạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ áp dụng, có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình xuất khẩu hàng hóa nói chung và sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh của Việt Nam nói riêng. Về nguyên tắc của WTO, Mỹ phải thức hiện các nguyên tắc như tối huệ quốc (MFN), nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT) đối với sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, để hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ phải đối mặt với nhiều quy định nghiêm ngặt khác. Nếu khả năng
29
xuất khẩu cá tra phi lê đông lạnh của Việt Nam sang Mỹ phát triển mạnh sẽ xây dựng được niềm tin từ uy tín, chất lượng đối với khách hàng. Vì thị trường Mỹ là một trong những thị trường khó tính nhất thế giới.
a) Tổng quan về biện pháp phi thuế (NTM) và rào cản phi thuế (NTB)
Biện pháp phi thuế (NTM) là các biện pháp chính sách khác với thuế hải quan, có ảnh hưởng kinh tế đối với thương mại hàng hóa quốc tế, làm thay đổi về số lượng giao dịch, giá cả giao dịch hoặc cả hai (UNCTAD/DITC/TAB/2009/3).
Rào cản phi thuế (NTB) đề cập đến các hạn chế là kết quả của việc biện pháp cấm, đặt ra điều kiện, hoặc các yêu cầu thị trường cụ thể làm cho việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu các sản phẩm trở nên khó khăn và/hoặc tốn kém. NTB cũng bao gồm việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan (NTM) như các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) và các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) một cách phi lý và/hoặc không đúng đắn. NTB phát sinh từ các biện pháp khác nhau được thực hiện bởi chính phủ và các cơ quan chức năng dưới hình thức luật, quy định, chính sách, điều kiện, hạn chế hoặc yêu cầu cụ thể và thông lệ kinh doanh của khu vực tư nhân, hay các lệnh cấm nhằm bảo vệ ngành trong nước trước sự cạnh tranh nước ngồi.
Trong khn khổ của WTO, các biện pháp phi thuế quan được định nghĩa như sau: "Các biện pháp phi thuế quan là biện pháp không phải thuế quan, nhưng liên quan đến hoặc có thể ảnh hưởng đến việc chuyển giao hàng hóa giữa các quốc gia." Trong khi đó "các hàng rào phi thuế quan là các biện pháp phi thuế quan cản trở việc buôn bán mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học và tính cơng bằng." Do đó, NTB là một tập con của NTM.
- Các sản phẩm hải sản mà Mỹ nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu của các cơ quan
● Cơ quan thực phẩm và dược phẩm Hoa kỳ (FDA) là một cơ quan của Bộ Y tế
(DHHS) và chăm sóc sức khỏe cộng đồng (PHS);
● Cơ quan thuỷ, hải sản quốc gia Mỹ (NMFS) trực thuộc Vụ Hải dương quốc gia,
Bộ Thương mại Mỹ;
● Cục Hải quan Mỹ.
b) Các biện pháp về kỹ thuật
30
Việt Nam cần tuân thủ các quy định của Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (cách gọi khác là Biện pháp vệ sinh dịch tễ) – SPS. Tại Hoa Kỳ, nhiễm khuẩn, vệ sinh và ghi nhãn là các vấn đề chính. Trước đây, tình trạng nhiễm khuẩn, vệ sinh khơng đảm bảo, ghi nhãn sai quy cách là các lý do phổ biến khiến sản phẩm cá tra của Việt Nam không đáp ứng yêu cầu của Mỹ, dẫn đến bị trả về.
● Liên quan đến dư lượng hoạt chất thuốc và kháng sinh, cần tuân thủ quy định
của Mỹ:
Các chất cấm trong cá tra xuất khẩu vào Mỹ: Aristolochia spp. và các chế phẩm của chúng, Cloramphenicol, Cloroform Chlorpromazine, Colchicine, Dapsone, Dimetridazole, Metronidazole, Nitrofurans (bao gồm furazolidone), Ronidazole. Mức dư lượng tối đa cụ thể (MRL) đối với Flumequine trong sản phẩm cá tra là 600 μg / kg, để đảm bảo chống lây nhiễm các tác nhân từ thuốc kháng sinh.
Tuy nhiên những quy định trên vẫn còn là hạn chế đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Vì kết quả triển khai Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi: Trong 4 tháng đầu năm 2021, kết quả giám sát cũng cho thấy việc các cơ sở ni lạm dụng hóa chất, kháng sinh cấm (Enrofloxacin, Ofloxacin, Ciprofloxacin) trong q trình ni trồng thủy sản vẫn cịn phổ biến. Tỷ lệ mẫu giám sát phát hiện vi phạm của 4 tháng đầu năm 2021 là 1,86%, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020 (1,2%) và bình quân năm 2020 (0,72%), tập trung chủ yếu trên các đối tượng cá tra, cá lóc, tơm thẻ chân trắng tại các tỉnh thành: Quảng Nam, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến Tre, An Giang, Tiền Giang. Như vậy, công đoạn đầu – nuôi cá tra của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn đảm bảo yêu cầu về dư lượng chất thuốc và kháng sinh của Mỹ.
● Theo quy định của chương trình kiểm sốt an tồn thực phẩm (ATTP) của cá tra
xuất khẩu sang Mỹ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Việc thực hiện các chương trình quản lý chất lượng được đánh giá theo các tiêu chuẩn GMP, SSOP, HACCP... Chẳng hạn, với khâu kiểm tra chất lượng cá khi tiếp nhận tại cơ sở chế biến, thì chương trình kiểm sốt ATTP của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu:
Thứ nhất, việc kiểm tra chất lượng cá trong quá trình tiếp nhận tại cơ sở do cơng
31 Thứ hai, mọi cá thể cá chết hoặc có dấu hiệu mắc bệnh phải được loại bỏ và đảm
bảo việc chúng không đưa vào chế biến làm thực phẩm cho người.
Thứ ba, cá được loại bỏ phải được để trong thiết bị riêng biệt, có dấu hiệu nhận
diện phù hợp để tránh nhầm lẫn với cá được đưa vào chế biến làm thực phẩm. Cá loại bỏ phải được xử lý phù hợp để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Hoạt động loại bỏ cá chết và cá có dấu hiệu bị bệnh phải được ghi chép đầy đủ vào hồ sơ giám sát chất lượng của cơ sở.
Ngoài ra, tại các khâu liên quan kiểm sốt cơng đoạn ni, thu hoạch; cơng đoạn
chế biến và xuất khẩu..., chương trình đều có những quy định về cách thức thực hiện rõ ràng.
- Các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT)
Việt Nam và Mỹ đều là thành viên của WTO, đều tham gia hiệp định TBT (Hiệp định 211/WTO/VB) ban hành ngày 15/04/1994 về hàng rào kỹ thuật thương mại.
● Hiện tại, Việt Nam có lợi thế xuất khẩu cá tra phi lê đơng lạnh sang Mỹ vì rào
cản kỹ thuật trong kiểm sốt an tồn thực phẩm được tháo gỡ.
Trước đó, theo Đạo luật Nông nghiệp 2014 (Farm Bill 2014) được cụ thể hóa
bằng Chương trình thanh tra cá da trơn (bộ Siluriformes) của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) ban hành tháng 3/2016, để tiếp tục xuất khẩu cá da trơn (chủ yếu là cá tra) vào Hoa Kỳ, Việt Nam phải xây dựng và tổ chức hệ thống kiểm sốt an tồn thực phẩm tương đương với Hoa Kỳ về 3 nhóm tiêu chí gồm: Hệ thống pháp luật trong kiểm sốt chất lượng, an tồn thực phẩm; năng lực thực thi pháp luật của cơ quan thẩm quyền; điều kiện bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm trong tồn bộ q trình từ sản xuất con giống, nuôi trồng, vận chuyển, sơ chế, chế biến, xuất khẩu cá tra vào Hoa Kỳ.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, ngày 5/11/2019, Văn phòng Đăng ký Liên bang Mỹ (Federal Register) đã chính thức cơng bố văn bản Luật từ Cục Kiểm tra An tồn Thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nơng nghiệp Hoa Kỳ về việc công nhận Việt Nam là quốc gia đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm cá và cá Siluriformes (cá da trơn; trong đó có cá tra) sang Hoa Kỳ. FSIS kết luận rằng hệ thống kiểm tra cá Siluriformes của Việt Nam tương đương với hệ thống kiểm tra của Hoa Kỳ. FSIS đang sửa đổi các quy định kiểm tra cá Siluriformes của mình để đưa Việt Nam là quốc gia đủ điều kiện xuất khẩu cá Siluriformes vào Hoa Kỳ. Theo Luật này, các quốc gia đủ điều
32
kiện để xuất khẩu cá Siluriformes sang Hoa Kỳ thì các sản phẩm của nước xuất khẩu phải tuân thủ tất cả các yêu cầu áp dụng khác của thị trường này. Cụ thể, sản phẩm cá Siluriformes xuất khẩu từ Việt Nam, ngoài việc được cơ quan thẩm quyền Việt Nam chứng nhận đủ điều kiện, sản phẩm nhập khẩu sẽ tiếp tục được FSIS kiểm tra lại tại các điểm nhập cảnh của Mỹ: tình trạng nguyên vẹn của container, sản phẩm, đảm bảo khơng có hư hại trong q trình vận chuyển, ghi nhãn, giấy chứng nhận phù hợp... Ngoài ra, FSIS sẽ tiếp tục tiến hành lấy mẫu để phân tích trong phịng thí nghiệm nhằm phát hiện dư lượng thuốc, hóa chất hay mầm bệnh có trong sản phẩm hay khơng. Những sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được đóng dấu và được phép vào thị trường Hoa Kỳ. Các sản phẩm vi phạm các yêu cầu của Mỹ sẽ bị từ chối nhập cảnh, trong vòng 45 phải quay lại nơi nhập khẩu và tiến hành tiêu hủy hoặc các biện pháp khác theo quy định. Theo FSIS, trong 5 năm (từ 2014 - 2018), 91,2% tổng lượng cá da trơn Siluriformes nhập khẩu vào Mỹ là từ Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhận định, việc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ chính thức cơng nhận tương đương hệ thống kiểm sốt an tồn thực phẩm cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ là một dấu hiệu đáng mừng cho ngành sản xuất cá tra của Việt Nam. Quyết định cơng nhận nói trên của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ là thời cơ cho ngành thủy sản Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu. khẳng định năng lực kiểm sốt chất lượng, an tồn thực phẩm chuỗi sản xuất, chế biến xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã đáp ứng một trong những yêu cầu khắt khe nhất, giúp cá tra Việt Nam dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu khơng chỉ sang Hoa Kỳ mà cịn các thị trường khác. Đặc biệt, Việt Nam sẽ được bổ sung thêm doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu cá tra vào Hoa Kỳ và quan trọng hơn là tạo niềm tin cho nhà nhập khẩu Hoa Kỳ, giúp gia tăng sản lượng, giá trị xuất khẩu cá tra vào thị trường này trong những tháng cuối năm 2019. Việc đáp ứng yêu cầu trên sẽ góp phần chuyển biến mạnh mẽ ngành nuôi cá tra từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất lớn trên cơ sở kiểm sốt có hệ thống từ con giống đến sản phẩm cuối cùng; đồng thời tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của ngành thủy sản Việt Nam.
● Quy tắc xuất xứ, nhãn mác, đóng gói, nhãn hiệu
Về nhãn hiệu
Luật về nhãn hiệu hàng hóa ở Mỹ tồn tại nhiều quy định do các cơ quan chức
năng khác nhau ban hành nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ sở hữu về nhãn hiệu, tên thương mại, tác quyền và sáng chế. Đạo luật về Nhãn hiệu năm 1946 cấm nhập khẩu
33
những sản phẩm làm nhái theo những thương hiệu đã được đăng ký tại Hoa kỳ, hoặc gây tương tự đến mức gây nhầm lẫn. Đạo luật Thuế quan năm 1930 cho phép các cơ quan hải quan Mỹ cấm nhập các sản phẩm từ nước ngoài mang nhãn hiệu đã được các tổ chức, công dân Mỹ đăng ký tại Hoa kỳ. Các quy định của Mỹ cũng cho phép các chủ sở hữu những đối tượng như nhãn hiệu hàng hóa và tác giả nộp đơn xin bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền và nộp phí đăng ký theo quy định.
Như vậy, sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ thì cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nhãn hiệu, không được trùng với những thương hiệu đã được đăng ký tại Hoa kỳ, hoặc gây tương tự đến mức gây nhầm lẫn.
Các yêu cầu về dán nhãn, đóng gói hàng hóa, quy tắc xuất xứ
Về nguyên tắc, tất cả các sản phẩm phải được kiểm tra và dán nhãn đáp ứng các quy định và điều luật tương thích. Theo Đạo luật về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm toàn liên bang (FD&C Act), mỗi nhãn hiệu thực phẩm phải chứa đựng các thông tin cụ thể, dễ nhận biết mà các khách hàng bình thường cũng có thể đọc và hiểu theo những điều kiện thông thường khi mua và sử dụng. Tất cả các thực phẩm phải có nhãn hiệu bằng tiếng Anh, chứa đựng các thông tin về thành phần, dinh dưỡng, cách sử dụng, giá trị chuẩn khi sử dụng hàng ngày, nước xuất xứ, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu v.v… bằng tiếng Anh.
Về quy tắc xuất xứ: Đạo luật Dán nhãn sản phẩm từ nguồn xuất xứ “Country-of-
Origin Labeling Bill” (H.R.2439) yêu cầu các nhà bán lẻ phải thông báo cho khách hàng về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm mà họ đã bán. Theo quy định của Luật này, cá tra phi lê đông lạnh của Việt Nam phải được dán nhãn “Sản phẩm từ Việt Nam” hoặc “Made in Vietnam.”
Đạo luật HR3075 có phần thứ hai dành để cải thiện việc ghi nhãn thuỷ sản khi nó đã được chế biến và phân phối. Sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ cần đáp ứng những tiêu chuẩn này - yêu cầu các nhãn phải ghi các thông tin về:
- Nơi đánh bắt hoặc nuôi trồng thuỷ sản;
- Tên lưu hành trên thị trường, tên khoa học, và đặc biệt Số hệ thống thông tin về Khoa học Thuỷ sản và Nghề cá cụ thể cho các loài;
34
- Phương pháp thu hoạch, bao gồm loại ngư cụ;
- Ngày đánh bắt/ thu hoạch và trọng lượng/số lượng sản phẩm hoặc con hoặc lô; - Ngày và tên nơi cập cảng;
- Tên và quốc tịch của tàu và giấy phép đánh bắt, và nếu có, mã nhận dạng của tàu; - Tên và vị trí cơ sở ni trồng thuỷ sản, phương pháp nuôi trồng, nguồn và loại thức ăn, và giấy phép;
- Số giấy phép Thương mại Thuỷ sản Quốc tế của Cơ quan nghề cá NOAA cấp cho nhà nhập khẩu, nếu có.
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hạn chế về việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ, một phần do các doanh nghiệp xuất khẩu chủ quan, chưa nhận thức rõ về tầm quan trọng của những quy tắc này, dẫn đến những bất lợi. Vì vậy, Việt Nam cần có các giải pháp để khắc phục tình trạng này.
c) Các biện pháp phi kỹ thuật
- Các biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp, biện pháp tự vệ, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại)
Chống bán phá giá được quy định trong Hiệp định về chống bán phá giá (Agreement on Antidumping Practices – ADA) chi tiết hóa Điều VI GATT (các quy tắc, điều kiện, trình tự thủ tục điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá cụ thể).
Cho đến nay, hầu hết các tranh chấp thương mại hàng hóa quốc tế của Việt Nam liên quan đến chống bán phá giá theo WTO. Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 1/9/2021, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận sơ bộ đợt rà sốt hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 17 (POR17) cho giai đoạn từ ngày 1/8/2019 đến ngày 31/7/2020 đối với cá tra, basa của Việt Nam.
Theo đó, trong 63 doanh nghiệp dự kiến được rà soát ban đầu, DOC đã hủy bỏ rà sốt với 28 cơng ty vì nhiều lý do khác nhau. Trong số 35 cơng ty cịn lại, DOC lựa chọn Công ty cổ phần Thủy sản Nha Trang (NTSF) và Công ty cổ phần Chế biến hải sản Biển Đông (ESS) để yêu cầu trả lời bản câu hỏi điều tra. Ngồi ra, DOC cũng xác định Cơng ty cổ phần Trang trại xanh (Green Farms) đủ điều kiện được hưởng mức thuế suất riêng rẽ. Cục Phòng vệ thương mại nhận định, kết quả rà soát sơ bộ của DOC cho thấy Công ty NTSF không bán phá giá nên sẽ không bị áp thuế chống bán phá giá; Công ty ESS chịu mức thuế 3,87 USD/kg do DOC cho rằng công ty không hợp tác đầy đủ với DOC;