I. THÔNG TIN TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG MỸ
2.2. Thơng tin chính sách thương mại đối với mặt hàng cá tra phi lê đông
2.2.1. Thuế và các chính sách thuế quan
a) Thuế chống phá giá và việc tiến hành rà soát mức thuế áp dụng của Mỹ đối với sản phẩm cá tra từ Việt Nam
- Sản phẩm cá tra của Việt Nam đã bị Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá từ năm
2003 và các năm đều tiến hành rà soát mức thuế áp dụng. Nghiên cứu số liệu từ POR14; POR15; POR16
POR14:
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 14 đối với các lô hàng cá tra Việt Nam nhập khẩu vào nước này trong giai đoạn từ 1/8/2016 đến 31/7/2017. Theo đó, mức thuế cuối cùng đối với Cơng ty CP Hùng Vương là 3,87 USD/kg; NTSF Seafood vẫn giữ mức 1,37 USD/kg so với mức thuế sơ bộ. Bốn doanh nghiệp cá tra khác là C.P Vietnam, CL-FISH, Green Farm Seafood và Vinh Quang Corp bị áp mức thuế 1,37 USD/kg. Mức thuế suất toàn quốc áp dụng là 2,39 USD/kg.
Mức thuế cuối cùng này dù thấp hơn so với POR13 (tất cả các đơn vị ở Việt Nam đều bị áp thuế chống bán phá giá là 3,87 USD/kg) nhưng lại cao hơn nhiều so với kết quả sơ bộ hồi tháng 9/2018; đây là điều ngoài mong đợi với chức năng và các doanh nghiệp cá tra Việt Nam. Và doanh nghiệp phải chịu áp lực rất lớn về thuế mà Hùng
26
Vương là nặng nhất, trong khi đó, Cơng ty CP Thủy sản Biển Đơng và Cơng ty CP Vĩnh Hồn lần lượt chịu mức thuế là 0,19 và 0 USD/kg.
POR15:
Theo tin từ Cục Phịng Vệ Thương mại (Bộ Cơng Thương), Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thơng báo kết quả chính thức của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 15 (POR15) cho giai đoạn từ ngày 1 tháng 8 năm 2017 đến ngày 31 tháng 7 năm 2018 đối với sản phẩm cá tra-basa của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Theo đó, mức thuế cuối cùng áp dụng cho một số doanh nghiệp đã tham gia trả lời bản câu hỏi và hợp tác với Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) là 0,15 USD/kg (tương ứng khoảng 3,8% giá xuất khẩu).
Các doanh nghiệp không hợp tác sẽ nhận mức thuế 2,39 USD/kg. Như vậy, mặc dù thuế cho các doanh nghiệp không hợp tác giữ nguyên so với POR14 nhưng mức thuế dành cho các doanh nghiệp hợp tác đã giảm đi đáng kể, lần này (POR15) là 0,15 USD/kg, so với đợt trước (POR14) là 1,37 USD/kg.
Đây là thơng tin tích cực đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra-basa của Việt Nam trong bối cảnh tình hình dịch bệnh dự kiến sẽ tác động đến ngành ni cá trong nước. Ngồi ra, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn của Việt Nam (như Công ty Cổ phần Vĩnh Hồn, Cơng ty TNHH Thủy sản Biển Đơng...) vẫn tiếp tục được hưởng mức thuế 0%.
Mặc dù trong thời gian qua xuất khẩu cá tra-basa của Việt Nam liên tục gặp phải các biện pháp hạn chế nhập khẩu từ nhiều nước nhưng các doanh nghiệp trong nước vẫn nỗ lực để vượt qua khó khăn và duy trì kim ngạch xuất khẩu trong hai năm 2018 và 2019 đều ở mức trên 2 tỷ USD.
POR16:
Ngày 28/6/2021, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 16 (POR16) đối với các lô hàng cá tra đông lạnh NK từ Việt Nam vào thị trường Mỹ giai đoạn từ ngày 01/8/2018 - 31/7/2019. Theo đó, hai doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam là: Công ty Cổ phần Vĩnh Hồn (VINH HOAN CORP - Đồng Tháp) và Cơng ty Cổ phần Nam Việt (NAVICO - An Giang) đã được hưởng mức thuế suất là 0%. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam khác (trừ các trường hợp doanh nghiệp có mức thuế suất riêng biệt) xuất khẩu
27
cá tra sang Mỹ chịu mức thuế CBPG bằng mức thuế suất toàn quốc là: 2,39 USD/kg. Ngoài ra, theo kết quả kế thừa từ kỳ xem xét POR15, Công ty Cổ phần Thủy sản NTSF (NTSF SEAFOODS - Cần Thơ) và Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX - Cần Thơ) hưởng mức 0,15 USD/kg. Công ty TNHH Thủy sản Biển Đông (BIEN DONG SEAFOOD - Cần Thơ) vẫn hưởng mức 0,19 USD/kg.
Với kết quả thuế chống bán phá giá của kỳ xem xét này, doanh nghiệp cá tra Việt Nam đã bỏ bớt được áp lực tại các thị trường lớn, đồng thời giảm tải cho các thị trường XK khác vẫn đang bị ảnh hưởng của khủng hoảng COVID-19. Đây cũng là điều kiện tốt thúc đẩy khối lượng hàng cá tra sang Mỹ trong thời gian tới. Hiện nay, có hơn 10 doanh nghiệp cá tra Việt Nam tham gia xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong đó, VINH HOAN, BIEN DONG SEAFOOD và NAVICO là 3 DN có giá trị XK lớn nhất. 5 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp này đạt lần lượt 104 triệu USD; 46,8 triệu USD và 41,5 triệu USD.
b) Thuế nội địa
Ngồi ra, cá tra Việt Nam cịn chịu thêm thuế nội địa. Thuế nội địa là thuế đánh vào công dân, hoạt động, tài sản trong nước. Thuế nội địa bao gồm thuế giá trị gia tăng đầu vào, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môn bài, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất, thuế nhà đất, tiền thuê đất, lệ phí trước bạ, các khoản phí, lệ phí… Thuế giá trị gia tăng có điểm cơ bản khác với thuế doanh thu là chỉ có người bán hàng (hoặc dịch vụ) lần đầu phải nộp thuế giá trị gia tăng trên toàn bộ doanh thu bán hàng (hoặc cung ứng dịch vụ). Còn người bán hàng (hoặc dịch vụ) ở các khâu tiếp theo đối với hàng hóa (hoặc dịch vụ) đó, chỉ phải nộp thuế trên phần giá trị tăng thêm. Nói cách khác, thuế giá trị gia tăng là loại thuế duy nhất thu theo phân đoạn chia nhỏ, trong quá trình sản xuất, lưu thơng hàng hóa (hoặc dịch vụ) từ khâu đầu tiên đến người tiêu dùng, khi khép kín một chu kỳ kinh tế. Ðến cuối chu kỳ sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ, tổng số thuế thu được ở các cơng đoạn sẽ khớp với số thuế tính trên giá bán hàng hoá hoặc giá dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng. Thuế giá trị gia tăng không chịu ảnh hưởng bởi kết quả sản xuất, kinh doanh của đối tượng nộp thuế, không phải là yếu tố của chi phí mà chỉ đơn thuần là một khoản được cộng thêm vào giá bán của đối tượng cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Thuế giá trị gia tăng do người tiêu dùng chịu nhưng không phải do người tiêu dùng trực tiếp nộp mà là do người bán sản phẩm (hoặc dịch vụ) nộp thay vào kho bạc, do trong giá bán hàng hố (hoặc trong dịch vụ) có cả thuế giá trị gia tăng. Vì qua từng cơng đoạn,
28
thuế giá trị gia tăng đã được người bán đưa vào giá hàng hoá, dịch vụ, ỷ cho nên thuế này được chuyển tồn bộ cho người mua hàng hố hoặc sử dụng dịch vụ cuối cùng chịu. Mỹ không thu thuế bán hàng liên bang. Thay vào đó, thuế bán hàng được tính theo tiểu bang, hạt và thành phố, tùy thuộc vào mối quan hệ thực tế và mối quan hệ kinh tế. Tiểu bang của bạn là tiểu bang gửi hoặc tiểu bang nhận ảnh hưởng đến thuế suất bạn thu. Thuế bán hàng đối với giao dịch bán hàng giữa các tiểu bang, tức bán hàng từ tiểu bang này đến tiểu bang khác, thường dựa trên quy tắc thuế của nơi nhận. Một số tiểu bang có quy tắc xác định thuế đối với giao dịch bán hàng trong tiểu bang, tức bán hàng trong cùng một tiểu bang, dựa trên quy tắc thuế của nơi gửi.
Các mặt hàng là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng ở khâu tự sản xuất, đánh bắt bán ra, ở khâu nhập khẩu và áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5% ở khâu kinh doanh thương mại, trừ các trường hợp được nêu tại điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư 83/2014/TT-BTC.
c) Ảnh hưởng của thương mại và thị trường Mỹ đối với thuế và các chính sách thuế quan của sản phẩm cá tra đông lạnh
Nhu cầu trở lại từ người tiêu dùng Hoa Kỳ đã giúp hồi sinh ngành dịch vụ thực phẩm, và thị trường cá của Hoa Kỳ cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ hơn so với nhiều thị trường lớn khác trên thế giới. Nhập khẩu cá da trơn của Hoa Kỳ trong quý đầu tiên của năm 2021 gần gấp đôi so với lượng nhập khẩu của quý II năm 2020, trở thành mức cao nhất về nhập khẩu cá da trơn của Hoa Kỳ kể từ năm 2018 đến nay. Việt Nam chiếm khoảng 90% lượng cá tra nhập khẩu vào Hoa Kỳ, và việc giảm thuế suất đối với cá tra Việt Nam vào năm 2020 có nghĩa là phần lớn các nhà xuất khẩu hiện tại sẽ áp dụng mức thuế bằng 0 hoặc giảm thuế suất 0,15 USD/kg, giảm so với mức 1,37 USD/kg.