CHƢƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
3.2.1. Phân tích kết quả định lượng
Trƣớc khi tiến hành thực nghiệm, học sinh của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm đƣợc đánh giá nhận thức về hành vi tự bảo vệ bản thân. Kết quả đánh giá này đƣợc trình bày trong bảng 3.2.
Bảng 3.2: Bảng điểm của lớp thức nghiệm và lớp đối chứng trƣớc khi thực nghiệm Lớp Điểm Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Số lƣợng (n=40) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (n=38) Tỷ lệ (%) 10 0 0,0 0 0,0 9 0 0,0 0 0,0 8 1 2,5 1 2,6 7 6 15,0 8 21,1 6 8 20,0 2 5,3 5 10 25,0 9 23,7 4 6 15,0 10 26,3 3 4 10,0 6 15,8 2 3 7,5 2 5,3 1 2 5,0 0 0,0 0 0 0,0 0 0,0
Điểm trung bình chung 4,80 4,82
SD 1,76 1,59
Kết quả từ bảng 3.2 cho thấy, mức độ nhận thức về hành vi tự bảo vệ bản thân của học sinh hai lớp trƣớc khi thực nghiệm là tƣơng đƣơng nhau với điểm trung bình chung lần lƣợt là 4,80 và 4,82 và độ lệch chuẩn là 1,76 và 1,59. Bên cạnh đó, cả hai lớp đều khơng có học sinh nào đạt điểm trên 9, đa số các em đều đạt điểm 4 và 5 theo bài đánh giá này. Về mặt xếp loại, kết quả từ
bảng 3.3. Kết quả ghi nhận, trƣớc khi thực nghiệm, cả hai lớp đều khơng có học sinh nào xếp loại giỏi, chủ yếu là xếp loại trung bình và kém. Cụ thể, ở lớp đối chứng, có 45,0% học sinh xếp loại trung bình và 37,5% xếp loại kém. Tƣơng tự ở lớp thực nghiệm, có 28,9% học sinh xếp loại trung bình và 47,4% học sinh xếp loại kém.
Bảng 3.3: Xếp loại lớp thức nghiệm và lớp đối chứng trƣớc khi thực nghiệm Lớp Xếp loại Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Số lƣợng (n=40) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (n=38) Tỷ lệ (%) Xuất sắc 0 0,0 0 0,0 Khá 7 17,5 9 23,7 Trung bình 18 45,0 11 28,9 Kém 15 37,5 18 47,4
Kết quả này cho thấy nhận thức về hành vi tự bảo vệ bản thân của học sinh hai lớp trƣớc thực nghiệm là tƣơng đƣơng nhau.
Sau khi kết thúc thực nghiệm, tôi tiến hành đánh giá kết quả của các biện pháp giáo dục hành vi tự bảo vệ bản thân cho học sinh lớp 1 qua HĐTN ở cả hai lớp, lớp thực nghiệm và lớp đối chứng bằng bài khảo sát (Phụ lục III). Kết quả của bài đánh giá đƣợc tổng hợp trong Bảng 3.4.
Bảng 3.4: Bảng điểm của lớp thức nghiệm và lớp đối chứng sau khi thực nghiệm Lớp Điểm Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Số lƣợng (n=40) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (n=38) Tỷ lệ (%) 10 0 0,0 5 13,2 9 3 7,5 9 23,7 8 2 5,0 13 34,2 7 15 37,5 5 13,2
6 3 7,5 3 7,9 5 13 32,5 2 5,3 4 1 2,5 1 2,6 3 0 0,0 0 0,0 2 0 0,0 0 0,0 1 3 7,5 0 0,0 0 0 0,0 0 0,0 Trung bình 5,95 7,95 SD 1,91 1,47
Từ bảng 3.4, có thể thấy, ở lớp đối chứng, đa số học sinh đều đạt điểm từ 5 điểm trở lên (chiếm 90,0%), rất ít học sinh đạt dƣới 5 điểm (chiếm 10,0%), Tuy nhiên tỷ lệ HS đạt điểm xuất sắc khá thấp (chiếm 7,5%), đặc biệt khơng có học sinh nào đạt điểm 10. Ở lớp thực nghiệm tỷ lệ HS đạt điểm xuất sắc (điểm 9 và 10) chiếm 36,8%, điểm khá (điểm 7 và 8) là 47,4% cao hơn hẳn lớp đối chứng. Trong khi đó số HS đạt điểm trung bình (điểm 5 và 6) là 13,2% và dƣới TB là 2,6% thấp hơn hẳn tỷ lệ này ở lớp đối chứng; Sự khác biệt về phổ điểm giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng còn đƣợc thể hiện rõ trong sự chênh lệch về điểm trung bình, lớp thực nghiệm có điểm trung bình chung là 7,95; lớp đối chứng là 5,95. Độ lệch chuẩn lớp thƣc nghiệm SD = 1,47; Trong khi đó, lớp đối chứng chỉ có độ lệch chuẩn là 1,91. Kết quả này cho thấy độ phân tán điểm số ở lớp thực nghiệm thấp hơn nhiều so với lớp đối chứng.
Tổng hợp kết quả điểm số của HS ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng theo xếp loại xuất sắc, khá, trung bình và kém, chúng tơi có bảng 3.5.
Bảng 3.5: Xếp loại lớp thức nghiệm và lớp đối chứng sau khi thực nghiệm Lớp Xếp loại Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Số lƣợng (n=40) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (n=38) Tỷ lệ (%) Xuất sắc 3 7,5 14 36,8 Khá 17 42,5 18 47,4
Trung bình 16 40,0 5 13,2
Kém 4 10,0 1 2,6
Kết quả từ Bảng 3.5 có thể thấy rõ sự chênh lệch giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Trƣớc hết, đối với lớp đối chứng, trong số 40 học sinh đƣợc khảo sát, chỉ có 3 học sinh xếp loại xuất sắc, trả lời đúng tối thiểu 9 câu hỏi, chiếm 7,5%, trong khi đó, số học sinh xếp loại trung bình lên tới 40,0%, tƣơng đƣơng với 16 học sinh trả lời đúng từ 5-6 câu trong phiếu đánh giá. Trong khi đó, ở lớp thực nghiệm, kết quả ngƣợc lại so với lớp đối chứng. Tỷ lệ học sinh xếp loại trung bình giảm mạnh, chỉ cịn một phần hai so với lớp đối chứng (13,2%), tỷ lệ học sinh đạt loại xuất sắc cũng tăng cao, lên 36,8%, tƣơng đƣơng với 14 học sinh trên tổng số 38 học sinh. Bên cạnh các học sinh xếp loại xuất sắc và trung bình, số học sinh đạt loại khá ở lớp thực nghiệm cũng cao hơn so với lớp đối chứng, từ 42,5% lên 47,4%. Điểm trung bình của hai lớp cũng phản ánh tình trạng tƣơng tự, điểm trung bình của lớp đối chứng là 5,95 điểm, trong khi điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn rất nhiều, đạt 7,95 điểm.
Biểu đồ so sánh cho thấy tỷ lệ phần trăm học sinh đạt mức xuất sắc và khá ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, cụ thể, ở nhóm xuất sắc, lớp đối chứng chỉ có 7,5% trong khi tỷ lệ này ở lớp thực nghiệm lên đến 36,8%. Mặc dù tỷ lệ học sinh xếp loại khá vẫn chiếm phần lớn ở cả hai lớp nhƣng tỷ lệ này ở lớp thực nghiệm vẫn đạt 47,4% trong khi lớp đối chứng chỉ là 42,5%. Ở hai nhóm xếp loại trung bình và kém, tỷ lệ học sinh ở lớp đối chứng cao hơn nhiều so với lớp thực nghiệm, đặc biệt là nhóm trung bình, chiếm 40,0% HS lớp đối chứng trong khi chỉ có 13,2% HS lớp thực nghiệm xếp loại này.
Biểu đồ 3.2: So sánh kết quả trƣớc và sau thực nghiệm của lớp đối chứng
So sánh với kết quả trƣớc thực nghiệm, biểu đồ 3.2 cho thấy nhận thức của học sinh về hành vi tự bảo vệ bản thân, mà cụ thể là Sử dụng an tồn đồ dùng trong gia đình đã có sự cải thiện sau khi đƣợc hƣớng dẫn. Cụ thể, xếp loại của học sinh đã có sự chuyển dịch từ loại trung bình và kém sang dần khá và trung bình. Trƣớc khi đƣợc hƣớng dẫn, tỷ lệ học sinh xếp loại khá chỉ đạt 17,5% nhƣng sau đó, tỷ lệ này đã lên đến 42,5%. Tỷ lệ học sinh ở các xếp loại
trung bình và kém đã có sự giảm mạnh, từ 37,5% xếp loại kém xuống còn 10,0% sau khi đƣợc hƣớng dẫn.
Biểu đồ 3.3: So sánh kết quả trƣớc và sau thực nghiệm của lớp thực nghiệm
Kết quả tƣơng tự cũng ghi nhận ở lớp thực nghiệm, đã có sự cải thiện rõ rệt về nhận thức của học sinh về hành vi tự bảo vệ bản thân sau thực nghiệm. Tuy nhiên, từ biểu đồ 3.3 có thể thấy nhận thức của học sinh lớp thực nghiệm đã có sự cải thiện rõ rệt hơn. Trƣớc thực nghiệm, đa số học sinh đều xếp loại trung bình và kém, nhƣng sau thực nghiệm, đa số học sinh đều xếp loại xuất sắc và khá. Đặc biệt, tỷ lệ học sinh xếp loại xuất sắc đã tăng từ 0,0% lên 36,8% sau thực nghiệm, tỷ lệ học sinh xếp loại khá cũng tăng từ 23,7% lên 47,4%. Ngƣợc lại, tỷ lệ học sinh xếp loại kém đã giảm mạnh, từ 47,4% xuống chỉ còn 2,6%.
Kết quả này bƣớc đầu cho thấy tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp giáo dục hành vi tự bảo vệ bản thân cho học sinh lớp 1 mà chúng tôi đã đề xuất trong đề tài này. Trong quá trình hƣớng dẫn, ngƣời giáo viên cần chú ý vận dụng linh hoạt các phƣơng pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức, đồng thời làm cho khơng khí lớp học sơi nổi, thân thiện, cởi mở, có nhƣ vậy mới nâng cao đƣợc chất lƣợng dạy học.
3.2.2. Phân tích kết quả định tính
Bằng phƣơng pháp quan sát học sinh trong giờ hoạt động trải nghiệm, tác giả đã xây dựng các phân tích định tính dựa trên một số tiêu chí sau:
- Mức độ nhiệt tình tham gia các hoạt động trong giờ hoạt động trải nghiệm.
- Mức độ nắm đƣợc các kỹ năng cần thiết để đảm bảo an toàn khi sử dụng các đồ dùng trong gia đình.
So sánh với học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Qua việc lấy ý kiến nhận xét của các giáo viên, phụ huynh và theo dõi sự chuyển biến về khả năng nhận biết các tình huống nguy hiểm của học sinh trong quá trình hƣớng dẫn, tôi nhận thấy:
- Việc sử dụng các biện pháp giáo dục tích cực cũng nhƣ tạo hứng thú đã tạo động lực học tập của học sinh, nâng cao hiệu quả làm việc nhóm, hình thành các hành vi không chỉ tự bảo vệ bản thân mà còn kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề,…
- Học sinh ở lớp thực nghiệm có thái độ hứng thú với chƣơng trình hoạt động trải nghiệm hơn đối với lớp đối chứng. Học sinh ở lớp thực nghiệm đƣợc chủ động tìm kiếm vấn để, chia sẻ các kinh nghiệm của bản thân, từ đó đúc rút ra bài học. Trong các buổi học của lớp thực nghiệm, học sinh tham gia sôi nổi và có tinh thần thể hiện bản thân cũng nhƣ những trải nghiệm của mình đã có, nhiều học sinh đã gặp những tình huống nguy hiểm trƣớc đó, nhƣng sau bài học, các em đã nhận thức đƣợc nên làm gì và việc làm nhƣ trong quá khứ có thực sự đúng hay khơng. Khơng chỉ với những học sinh đã có trải nghiệm từ trƣớc, các học sinh mới tiếp xúc với chủ đề cũng không bị bỡ ngỡ và lạc lõng trong tiết học,
bằng các biện pháp giáo dục tích cực, giáo viên đã khơi gợi đƣợc sự sáng tạo và chủ động học tập của học sinh.
- Ngoài việc tiếp thu bài giảng, bằng việc sử dụng các biện pháp giáo dục tích cực, giáo viên đã qua hoạt động trải nghiệm để giúp học sinh hình thành kỹ năng làm việc nhóm, tăng cơ hội học sinh làm việc tiếp xúc với nhau. Cần lƣu ý rằng đây là những học sinh lớp 1, trẻ đang trong trạng thái chuyển tiếp từ mẫu giáo lên tiểu học, gặp gỡ nhiều bạn mới. Nhờ các hoạt động hoạt động nhóm và chia sẻ kiến thức, trẻ đã cởi mở hơn với các bạn cùng lớp, từ đó tạo ra mơi trƣờng lớp học thân thiện, gắn bó và đồn kết.
So sánh phụ huynh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Phụ huynh học sinh đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong các biện pháp đƣợc đề xuất trong luận văn này, bằng cách phỏng vấn trực tiếp các phụ huynh sau khi đã tham gia lớp học cũng nhƣ đọc tài liệu về chƣơng trình hoạt động trải nghiệm về hƣớng dẫn tự bảo vệ bản thân, tôi nhận thấy:
- Nhiều phụ huynh đã hiểu đƣợc mục đích của hoạt động này và tham gia hoạt động cùng con. Một số phụ huynh chia sẻ “đây là hoạt động bổ ích,
khơng giống như các mơn học chính, đây là một chương trình vừa đem lại kiến thức thực tiễn cho học sinh, vừa tạo mơi trường hịa đồng trong học tập, giúp trẻ học hỏi khơng chỉ từ nội dung bài học mà cịn từ bạn bè và rút ra bài học từ chính kinh nghiệm của bản thân”.
- “Việc có cơ hội được quan sát con mình học tập và thể hiện quan điểm
trước đơng người giúp chính bản thân bố mẹ hiểu được trẻ đang nghĩ gì và định hướng được mình cần phải làm gì để giúp con phát triển tồn diện hơn”.
- Việc tham khảo chƣơng trình học và các tài liệu đƣợc giáo viên chuẩn bị đã giúp phụ huynh hiểu thêm về không chỉ cách hƣớng dẫn trẻ tự bảo vệ bản thân mà còn nhận diện đƣợc những trƣờng hợp nguy hiểm với trẻ, từ
đó bảo vệ trẻ an tồn. Ví dụ nhƣ trƣớc đây, “do ở quê có nhiều ao hồ và
đồng ruộng, tôi thường để con tự chơi với trẻ trong làng, nhưng bây giờ tơi đã hiểu đấy là việc là nguy hiểm, vì con có thể gặp nguy hiểm khi vui chơi như ngã xuống ao, bị động vật ngoài đồng hay trong làng tấn cơng”
Kết luận rút ra sau q trình thực nghiệm sƣ phạm:
- Kết quả bài khảo sát của học sinh và phụ huynh rất tốt, thể hiện sự hứng thú và tính hiệu quả của các biện pháp cải thiện chất lƣợng hƣớng dẫn kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh lớp 1.
- Qua các hoạt động trải nghiệm này, học sinh đƣợc trang bị các kỹ năng tự bảo vệ mình, đồng thời phát triển đƣợc các mối quan hệ bạn bè trong lớp học và gia đình, từ đó tạo mơi trƣờng thân thiện và nâng cao khả năng hòa đồng của học sinh.
- Ngoài cơ hội học tập, qua hoạt động trên lớp, trẻ còn đƣợc phát triển các kỹ năng khác nhƣ làm việc nhóm, kỹ năng nhập vai, kỹ năng trình bày trƣớc đám đông, …
- Phần lớn học sinh đều tỏ ra hứng thú với chƣơng trình học, đồng thời, bằng việc tạo mơi trƣờng hịa đồng hơn trong học tập, học sinh bắt đầu tỏ ra hứng thú với việc học tập trên lớp và nhiệt tình hơn trong các mơn học khác.
- Đối với phụ huynh, các biện pháp đƣợc đề ra tạo cơ hội cho cha mẹ gần gũi hơn với các con, từ đó hiểu hơn về khả năng của trẻ.
- Phụ huynh cũng hiểu đƣợc mình cần phải làm gì để bảo đảm an tồn cho học sinh cũng nhƣ cách để hƣớng dẫn trẻ tự bảo vệ bản thân khi sinh hoạt tại nhà và ở trƣờng.
- Những kết quả trên đây dù chỉ là bƣớc đầu, song đã khẳng định tầm tính hiệu quả các các biện pháp cải thiện chất lƣợng hƣớng dẫn hành vi tự bảo vệ bản thân trong hoạt động trải nghiệm ở lớp 1.
Trong quá trình thực hiện thực nghiệm bên canh những mặt tích cực đó cũng có khơng ít những khó khăn, hạn chế cần khắc phục:
- Thiết kế hoạt động trải nghiệm hƣớng dẫn hành vi tự bảo vệ bản thân cho học sinh địi hỏi nhiều thời gian, cơng phu do vừa phải thay đổi cách thức giảng bài và vừa phải hƣớng dẫn cho phụ huynh
- Khó duy trì sự tập trung của học sinh vào bài học trẻ dễ bị sa đà vào những hoạt động mà không chú ý tới bài
- Quản lý học sinh khó, phải chia nhóm thƣờng xuyên, diễn nhập vai trong các buổi học
- Kinh phí cho việc chuẩn bị tài liệu cho phụ huynh cũng nhƣ chuẩn bị các hoạt động trên lớp cho học sinh
Qua sự phân tích định tính nhƣ trên cho thấy bƣớc đầu đã khẳng định đƣợc tầm quan trọng và vai trị của việc cải tiến chƣơng trình hƣớng dẫn hành vi tự bảo vệ bản thân cho học sinh lớp 1 đƣợc đề đề xuất trong luận văn khi đƣa vào áp dụng thực nghiệm đạt hiệu quả tích cực.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Từ các biện pháp đề xuất ở chƣơng 2, tôi đã tiến hành thực nghiệm sƣ phạm tại trƣờng Tiểu học Bạch Đằng, phƣờng Sở Dầu, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phịng. Phân tích kết quả cả về mặt định tính và định lƣợng đều cho thấy việc tổ chức hoạt động trải nghiệm hƣớng dẫn hành vi tự bảo vệ bản thân cho học sinh lớp 1 đã mang loại nhiều hiệu quả trong dạy học, không chỉ nâng cao chất lƣợng dạy học mà còn tạo hứng thú học tập của học sinh, từ đó tạo