Lập trình trực tiếp trên LOGO!

Một phần của tài liệu Giáo trình điều khiển lập trình PLC Kỹ thuật Điện - Điện tử (Trang 135 - 141)

Chương 5 : Bộ điều khiển LOGO! SIEMENS

5.3: Lập trình trực tiếp trên LOGO!

5.3.1. Chuyển sang chế độ lập trình (Programming Mode):

Ta đã nối LOGO! và đóng cơng tắc nguồn. Dịng thơng báo dưới đây hiển thị trên màn hình (trong trường hợp LOGO! chưa có chương trình) : “No Program”

Chuyển LOGO! sang chế độ lập trình. Để thực hiện ta nhấn đồng thời 3 phím ấn ,  và OK. Sau khi các phím đó, menu chính của LOGO! xuất hiện :

> Program... PC/Card... Start

Phía trái ở trên dịng đầu tiên ta sẽ thấy một ký hiệu “>”. Ta bấm nút , để di chuyển dấu “>” lên và xuống. Di chuyển “>” tới ‘Program...” và bấm OK. LOGO! sẽ chuyển tới chế độ lập trình.

> Edit Prg Clear Prg Set Clock

Tương tự, ta có thể di chuyển dấu “>” bằng cách sử dụng nút ,. Đặt dấu “>” tại vị trí “Edit Prg” và bấm nút OK.

Hình 5.14: Hiển thị đầu ra.

5.3.2. Ví dụ:

Tải tiêu thụ do S1 hoặc S2 cung cấp đóng qua một Relay, tiếp điểm thường hở của Relay sẽ đóng cho tải tiêu thụ Đ và cắt sau thời gian trễ 20 phút. Dưới đây là sơ đồ mạch điện:

Hình 5.15: Sơ đồ điều khiển tải (đèn).

- Soạn thảo chương trình :

Ta nhập chương trình (từ đầu ra về đầu vào). Trước tiên LOGO! hiển thị đầu ra:

Hình 5.16: Hiển thị đầu ra.

Ký tự Q của Q1 được gạch chân. Dấu gạch chân này là con trỏ. Con trỏ định rõ vị trí hiện tại của ta trong chương trình. Ta có thể di chuyển con trỏ bằng cách ấn các mũi tên ,, và . Bây giờ ta bấm nút , con trỏ sẽ di chuyển sang trái:

Hình 5.17: Di chuyển con trỏ.

Tại vị trí này, ta nhấn nút OK. Con trỏ sẽ không xuất hiện dấu gạch chân nữa; thay vào đó, nó xuất hiện theo dạng một khối đặc nhấp nháy. Cùng lúc LOGO! cho ta một danh sách đầu tiên để lựa chọn. Chọn danh sách các hàm đặc biệt (SF) bằng cách ấn phím  cho tới khi hiển

thị khối đầu tiên trong danh sách các chức năng đặc biệt xuất hiện sau đó ấn OK. Khi ta chọn một khối trong các chức năng cơ bản hoặc chức năng đặc biệt, con trỏ được đặt tại vị trí trong khối và nó hiển thị dạng một khối đặc. Sử dụng nút  hoặc  để chọn khối ta muốn (Trong mạch này ta chọn khối Off-Delay).

Hình 5.18: Chọn khối OFF-Delay.

Khối Off-Delay có 3 đầu vào. Đầu vào trên cùng là đầu vào Trigger. Sử dụng khối đầu vào này để khởi động nó. Trong ví dụ , bộ Off-Delay được khởi động bởi khối OR. Đặt lại thời gian và đầu ra nhờ đầu R (reset) và đặt thời gian cho Off-Delay bằng thông số T.

Sử dụng nút  để di chuyển con trỏ về đầu vào trên cùng của khối Off-Delay, ấn OK. Chọn chức năng Co rồi ấn OK, trong chức năng Co, dùng nút  hoặc  để chọn khối OR rồi ấn OK. Trong khối OR (B02) có sử dụng 3 đầu vào, trong mạch của ta chỉ cần 2 đầu vào I1 (S1) và I2 (S2), còn đầu vào thứ 3 ta khơng dùng thì chọn “X”.

Sau khi đã thiết lập đủ số đầu vào cho khối OR, chương trình sẽ tự động chuyển về đầu vào thứ 2 (R) của bộ Off-Delay (B01), ta chọn Co là “x” (không cần chức năng Reset).

Đặt thời gian T cho Off - Delay :

 Nếu con trỏ khơng có bên dưới T, di chuyển về đó nhờ  hoặc .

 Chuyển về chế độ vào ấn OK. LOGO! hiển thị cửa sổ thơng báo sau :

Hình 5.19: Cửa sổ nhập thông số cho Off - Delay.

Con trỏ xuất hiện ở vị trí đầu của giá trị thời gian.Để thay đổi giá trị thời gian, ta dùng các phím  hoặc  để di chuyển con trỏ tới các vị trí khác nhau; dùng các phím  hoặc để thay đổi giá trị. Sau khi nhập xong ta ấn phím OK.

Trong ví dụ trên, thời gian để tắt tải là 20 phút :

 Di chuyển con trỏ tới vị trí thứ nhất :  hoặc 

 Chọn ‘2’ :  hoặc 

 Di chuyển con trỏ tới vị trí thứ hai :  hoặc 

 Chọn ‘0’ :  hoặc 

 Di chuyển con trỏ tới hàng đơn vị :  hoặc 

 Chọn giá trị đơn vị tính là phút (m) :  hoặc 

Sau khi đã viết xong chương trình, ta nhấn nút ESC để quay trở lại menu lập trình. Nếu nó khơng quay trở lại menu lập trình, ta đã khơng nối hết dây cho LOGO!. LOGO! hiển thị và đánh dấu “?” các điểm trong chương trình mà ở đó ta qn khơng nối hoặc các tham số chưa được đặt.

Ấn tiếp nút ESC để quay trở lại menu chính.

Di chuyển “>” tới menu “Start” bằng cách ấn nút  hoặc 

Chấp nhận cho LOGO! chạy chương trình bấm OK. LOGO! chuyển sang chế độ RUN. Trong RUN LOGO! hiển thị các trạng thái tín hiệu đầu vào, đầu ra và thời gian hệ thống.

Hình 5.20: Kết quả LOGO! hoạt động ở chế độ RUN.

5.3.3. Xố một số khối có liên kết nhau:

Giả sử muốn xố các khối B01 và B02 khỏi chương trình sau:

Hình 5.21: Một chương trình điều khiển của LOGO!.

Thực hiện theo các bước sau :

 Đặt con trỏ tại đầu vào Q1, tức dưới B02.

 Bấm phím OK.

 Đặt dấu X (trong chức năng Co) thay cho khối B02 tại đầu ra Q1.

Kết quả là khối B02 bị xoá và tất cả các khối nối tới nó bị xố theo (tức là cả khối B01).

5.3.4. Hiệu chỉnh lỗi đánh sai:

Trong q trình lập trình khơng thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, khi có lỗi do đánh sai xảy ra, ta có thể sửa lại nó rất dễ.

 Khi chưa kết thúc việc nhập, có thể sử dụng nút ESC để trở lại bước trước.

 Nếu đã kết thúc việc nhập, thì chỉ cần bắt đầu lại : - Chuyển con trỏ tới vị trí có lỗi.

- Chuyển tới chế độ vào: OK. - Nhập cách nối đúng cho đầu vào.

Chỉ cần thay đổi một khối bằng một khối khác nếu khối mới có số đầu vào bằng số đầu vào cũ. Tuy nhiên, có thể xố khối cũ để xen vào một khối mới mà ta muốn.

5.3.5. Xố một chương trình.

Để xố một chương trình ta có thể tiến hành theo các bước sau :

B.1: Chuyển LOGO! tới chế độ lập trình bằng cách : ấn tổ hợp phím ,  và OK. B.2: Di chuyển dấu “>” tới “Program...” bằng các phím  , và sau đó bấm OK. B.3: Di chuyển dấu “>” tới “Clear Prg” bằng các phím  , và sau đó bấm OK. B.4: Nếu đồng ý xố tồn bộ chương trình thì di chuyển dấu “>” tới “YES” và bấm

Một phần của tài liệu Giáo trình điều khiển lập trình PLC Kỹ thuật Điện - Điện tử (Trang 135 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)