1.
3.2 CÁC KHÁI NIỆM
3.2.1 | THUỘC TÍNH ( ATTRIBUTE)
Là các đặc tính riêng biệt của mỗi đối tượng được quản lý.
- Thuộc tính được xác định bởi:
Tên gọi: thường được đặt một cách gợi nhớ, không nên đặt trùng tên 2 thuộc tính của 2 loại đối tượng khác nhau.
Ví dụ: Loại đối tượng NHANVIEN, và THANNHAN đều có thuộc tính tên thì đặt TenNV, TenTN.
Qui ước: Trong lý thuyết, Dùng các chữ in hoa đầu tiên đại diện cho tên các thuộc tính.
- Kiểu dữ liệu: Vơ hướng: Số, văn bản, Boolean; Có cấu trúc: Date/Time …
- Miền giá trị (Domain): Ký hiệu Dom(A)
Ví dụ: NgaySinh có miền giá trị 1…31
Qui ước: Miền giá trị còn chứa thêm giá trị Rỗng (NULL) đặt trưng cho 1 trong 2 ngữ nghĩa: chưa xác định tại thời điểm đang xét hay Không thể xác định.
Ví dụ: Thời gian: chứa giá trị rỗng khi chưa xác định
3.2.2 | LƯỢC ĐỒ QUAN HỆ (RELATION SCHEMA)
Một lược đồ quan hệ là một sự biểu diễn các đối tượng có chung các thuộc tính. Ví dụ: Loại đối tượng tồn tại khách quan: Nhân viên, Phịng Ban, Đề Án…
Một LĐQH gồm có: - Một tên gọi.
Qui ước: Trong Lý thuyết, Dùng ký tự in hoa như: Q, R...
- Một tập hợp hữu hạn các thuộc tính A1, A2,..,An, ký hiệu :
Q+ = {A1, A2,…, An}
- Số thuộc tính của 1 Lược đồ quan hệ (LĐQH) gọi là số ngôi của LĐQH, ký
hiệu: Card(Q+).
- LĐQH Q với tập thuộc tính A1,..., An được ký hiệu: Q(A1,..,An)
- Một Tân từ, Ký hiệu:||Q||, dùng mô tả ý nghĩa của LĐQH, các quy tắc, qui định giá trị và sự liên hệ của các thuộc tính.
Ví dụ: LĐQH PHANCONG(Ma_Nvien, SoDA, ThoiGian)
Tân từ: Mỗi nhân viên (Ma_NVien) được phân công nhiều đề án (SoDA) và mỗi đề án (SoDA) được phân cơng nhiều nhân viên.
Ví dụ: LĐQH PHONGBAN(MaPhg, TenPhg, TrPhg, Ngay_NhanChuc).
Tân từ: Mỗi phịng ban có một mã số (MaPhg) để phân biệt với các phòng ban khác, phải có tên (TenPhg), Trưởng phòng (TrPhg), Ngày nhận chức(Ngay_NhanChuc).
3.2.3 | LƯỢC ĐỒ CƠ SỞ DỮ LIỆU (DATABASE SCHEMA)
Tồn bộ mơ tả CSDL được gọi là lược đồ CSDL.
Thể hiện của CSDL: Cần phân biệt mô tả của CSDL (lược đồ) với bản thân CSDL. - Lược đồ CSDL được xác định trong quá trong quá trình thiết kế CSDL và
gần như không thay đổi theo thời gian.
- Trong khi đó bản thân CSDL lại thường xuyên thay đổi do dữ liệu được
thêm vào, xóa đi hay cập nhật.
Toàn bộ dữ liệu được lưu trữ trong CSDL tại 1 thời điểm nhất định, gọi là thể hiện của CSDL.
3.2.4 | BỘ ( TUPLE / RECORD/ ROW)
Một bộ của một LĐQH Q là tập giá trị thuộc tính của một đối tượng thỏa mãn tân từ ||Q||.
q = (a1, a2,..,an) Dom(A1)xDom(A2)x...xDom(An) và ||Q(q)|| = TRUE Ví dụ: q=(CDCNTD, Cao Đẳng Công Nghệ Thủ Đức, 8124321)
3.2.5 | QUAN HỆ (RALTION)
Một quan hệ của một lược đồ quan hệ Q, ký hiệu TQ, là một tình trạng, một thể hiện của lược đồ quan hệ Q ở một thời điểm nào đó.
Khi đó quan hệ TQ chứa các bộ q có giá trị cụ thể thỏa mãn tân từ của lược đồ quan hệ Q:
TQ = {q= (a1, a2,.., an) / ai Dom(Ai), ||Q(q)|| = TRUE }
Cho một lược đồ quan hệ Q(A1, A2,..,An)
- Siêu khóa: Tập thuộc tính S gọi là Siêu khóa (Super Key) của lược đồ quan
hệ Q nếu S có thể dùng làm cơ sở để phân biệt 2 bộ khác nhau tùy ý.
q1, q2 TQ, q1.S = q2.S thì q1 = q2
Qui định:
Một lược đồ quan hệ Q ln ln có ít nhất 1 siêu khóa và có thể có
nhiều siêu khóa.
Thuộc tính tham gia vào siêu khóa khơng được chứa giá trị rỗng
Ví dụ: PHONGBAN(MaPhg, TenPhg, TrPhg).
có các siêu khóa: S1={ MaPhg }, S2={ TenPhg }, S3 = {MaPhg,TrPhg, }; S4 = { TenPhg, TrPhg }; S5 = { MaPhg, TenPhg, TrPhg }
- Khóa chỉ định (Candidate Key) hay khóa nội:
Là một siêu khóa tối thiểu khơng chứa bất kỳ một siêu khóa nào. Ví dụ: S1={ MaPhg }; S2={ TenPhg }
Nếu có nhiều khóa chỉ định, khi cài đặt nên chọn một khóa chỉ định làm khóa chính (Primary key) cho việc truy xuất đến các bộ. Các khóa chỉ định cịn lại được xem là các khóa phụ (Secondary key) hay khóa tương đương.