NGÔN NGỮ THAO TÁC DỮ LIỆU

Một phần của tài liệu Cơ sở dữ liệu Bậc cao đẳng (Trang 51 - 54)

1.

4.3 NGÔN NGỮ THAO TÁC DỮ LIỆU

4.3.1 | THÊM DỮ LIỆU

Cú pháp:

Có hai dạng cú pháp cho lệnh INSERT INTO trong SQL như sau:

INSERT INTO TABLE_NAME (column1, column2, column3,...columnN)] VALUES (value1, value2, value3, ... valueN)

Ở đây, column1, column2,...columnN là tên các cột trong bảng mà bạn muốn chèn dữ liệu.

Bạn có thể khơng cần xác định tên các cột trong truy vấn SQL nếu bạn đang thêm các giá trị cho tất cả cot của bảng đó. Nhưng bạn nên đảm bảo thứ tự của các giá trị là giống như thứ tự các cột trong bảng. Cú pháp của lệnh INSERT INTO này như sau:

INSERT INTO TABLE_NAME VALUES (value1, value2, value3,... valueN); Ví dụ

Các lệnh dưới đây sẽ tạo 4 bản ghi trong bảng NHANVVIEN: INSERT INTO NHANVIEN (MANV,TENNV,PHAI)

VALUES (‘123456789’, 'Tien', ‘Nam’ )

INSERT INTO NHANVIEN (MANV,TENNV,PHAI) VALUES (‘333445555’, 'Tung', ‘Nam’ )

INSERT INTO NHANVIEN (MANV,TENNV,PHAI) VALUES (‘666884444’, 'Hung', ‘Nam’ )

INSERT INTO NHANVIEN (MANV,TENNV,PHAI) VALUES (‘888665555’, 'Quyen', ‘Nu’ )

Bạn có thể tạo thêm một bản ghi trong bảng NHANVIEN bởi sử dụng cú pháp thứ hai như sau:

INSERT INTO NHANVIEN

VALUES (‘888665555’, 'Quyen', ‘Nu’)

4.3.2 | CẬP NHẬT DỮ LIỆU

Câu lệnh UPDATE trong SQL được sử dụng để cập nhật dữ liệu trong các bảng. Câu lệnh này có cú pháp như sau:

UPDATE TABLE_NAME

[ WHERE CONDITION ]

Sau UPDATE là tên của bảng cần cập nhật dữ liệu. Một câu lệnh UPDATE có thể cập nhật dữ liệu cho nhiều cột bằng cách chỉ định các danh sách tên cột và biểu thức tương ứng sau từ khóa SET. Mệnh đề WHERE trong câu lệnh UPDATE được sử dụng để chỉ định các dòng dữ liệu chịu tác động của câu lệnh (nếu không chỉ định, phạm vi tác động của câu lệnh được hiểu là tồn bộ các dịng trong bảng) Ví dụ: UPDATE DEAN

SET DDIEM_DA='VUNG TAU', PHONG=5 WHERE MADA=10

Trong câu lệnh UPDATE có thể sử dụng CASE…WHEN. Ví dụ:

SELECT HONV, TENNV, YEAR(GETDATE())-YEAR(NGAYSINH) AS 'TUOI' FROM NHANVIEN

WHERE YEAR(GETDATE())-YEAR(NGAYSINH)>= (CASE PHAI WHEN 'NAM' THEN 60

WHEN 'NU' THEN 55 END)

4.3.3 | XĨA DỮ LIỆU.

Để xóa dữ liệu trong một bảng, ta sử dụng câu lệnh DELETE. Cú pháp của câu lệnh này như sau:

DELETE FROM TABLE_NAME

[FROM List_Table] [WHERE CONDITION]

Trong câu lệnh này, tên của bảng cần xoá dữ liệu được chỉ định sau DELETE FROM.

Mệnh đề WHERE trong câu lệnh được sử dụng để chỉ định điều kiện đối với các dịng dữ liệu cần xố. Nếu câu lệnh DELETE khơng có mệnh đề WHERE thì tồn bộ các dòng dữ liệu trong bảng đều bị xố.

Ví dụ: DELETE FROM PHONGBAN WHERE MaPhg = 3 Xoá dữ liệu khi điều kiện liên quan đến nhiều bảng

Nếu điều kiện trong câu lệnh DELETE liên quan đến các bảng khơng phải là bảng cần xóa dữ liệu, ta phải sử dụng thêm mệnh đề FROM và sau đó là danh sách tên các bảng đó. Trong trường hợp này, trong mệnh đề WHERE ta chỉ định thêm điều kiện nối giữa các bảng

Ví dụ: DELETE FROM PHONGBAN FROM NHANVIEN

WHERE NHANVIEN.MaPhg = PHONGBAN.MaPhg and NHANVIEN.MaPhg =4 Xóa tồn bộ dữ liệu trong bảng

Câu lệnh DELETE không chỉ định điều kiện đối với các dịng dữ liệu cần xóa trong mệnh đề WHERE sẽ xố tồn bộ dữ liệu trong bảng. Thay vì sử dụng câu lệnh DELETE trong trường hợp này, ta có thể sử dụng câu lệnh TRUNCATE có cú pháp như sau:

TRUNCATE TABLE_NAME

Ví dụ: TRUNCATE TABLE THANNHAN

Một phần của tài liệu Cơ sở dữ liệu Bậc cao đẳng (Trang 51 - 54)