FLIP-FLOP VÀ BỘ ĐẾM

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xung số (Trang 84 - 85)

Mục tiêu: Sau bài học này học sinh có khả năng:

Giải thích được hoạt động của loại flip-flop JK kích cạnh và flip-

flop D cơ bản.

Phân tích được ứng dụng của flip-flop trong mạch đếm và thanh ghi

dịch.

Phân tích được hot động ca các mch đếm và thanh ghi dch dùng bảng sự thật và sơ đồ dạng sóng.

I. TỔNG QUAN

Khác với các cổng logic, flip-flop là mạch logic có ngõ ra hiện tại phụ thuộc vào các ngõ vào trước đó. Một flip-flop có thể ở một trong hai trạng thái ổn định: 0 hoặc 1. Hai trạng thái ổn định này cũng được coi như các trạng thái reset (hay clear) và set (hay preset). Một flip-flop giữ ở một trạng thái định sẵn cho đến khi nó được tác động làm thay đổi trạng thái. Flip-flop có 2 ngõ ra

Qvà Q như hình 5.1: Q Inputs Outputs Q Hình 5.1

Một flip-flop có thể có một trong hai trạng thái ngõ ra:

 SET (hay Preset): Ngõ ra Q ở mức logic 1; Ngõ ra Q ở mức logic 0.  RESET (hay Clear): Ngõ ra Q ở mức logic 0; Ngõ ra Q ở mức logic 1. Có 2 loại flip-flop: Loại đồng bộ và loại không đồng bộ.

Với flip-flop có xung clock (CLK hay Ck). Ngõ vào clock cho phép thay đổi trạng thái ngõ ra tại một thời điểm xác định. Hình 5.2 là một tín hiệu clock dương. Về cơ bản, một xung clock dương gồm có một cạnh lên (hay cạnh đang có xu hướng về dương), một mức phẳng và một cạnh xuống (hay cạnh đang có xu hướng về âm). Ngõ vào Ck tác động đến flip-flop xảy ra tại cạnh lên hay cạnh xuống của xung clock, flip-flop được gọi là kích cạnh.

Giáo trình mơn học KỸ THUẬT XUNG - SỐ Khoa Điện - Điện tử

V 5V

0V t

Hình 5.2 - Xung clock dương

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xung số (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)