CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.4. Đánh giá năng lực học sinh trong dạy học tích hợp liên môn trong
mơn tốn lớp 9
1.4.1. Đánh giá quá trình
1.4.1.1. Khái niệm
Đánh giá quá trình là hoạt động ĐG diễn ra trong hoạt động giảng dạy mơn học hay khố học, nhằm cung cấp dữ liệu, thông tin phản hồi cho GV nắm rõ nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động hướng dẫn, truyền đạt kiến thức. ĐG quá trình thường được thực hiện trong quá trình dạy học.
ĐG q trình giúp đốn hay đo kiến thức và khả năng tiếp thu hiện tại của HS để xác định hoặc điều chỉnh một chương trình học tiếp theo sao cho phù hợp với HS. ĐG quá trình lúc này mang tính dự đốn.
ĐG q trình cung cấp thơng tin phản hồi cho HS hay phụ huynh HS người quan tâm đến HS biết được mức độ tiếp thu kiến thức của họ, và các mảng kiến thức cần cải thiện, đồng thời giúp người dạy hay GV thiết kế phương pháp giảng dạy cho hợp lý hơn. Bên cạnh đó, việc ĐG trở nên quan trọng hơn nếu HS cùng tham gia ĐG chính bản thân mình. Khi HS chủ động trong việc xây dựng tiêu chí chấm điểm, tự ĐG, và đề ra mục đích, khi đó HS sẵn sàng chấp nhận cách thức đã được xây dựng để ĐG khả năng học tập của HS.
Đánh giá quá trình là hoạt động kiểm tra đánh giá trong lớp học mang tính chất vì sự phát triển của người học (formative) khi minh chứng về kết quả học tập của HS được thu thập, lý giải, và sử dụng bởi người dạy, người học, hoặc bạn cùng lớp để đưa ra quyết định thực hiện các bước tiếp theo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học. Đánh giá quá trình về bản chất mang tính định hướng, dẫn dắt cho người dạy và người học nhiều hơn là ra quyết định.
23
1.4.1.2. Mục đích
Mục đích chính của đánh giá quá trình là:
- Xác định điểm mạnh và những điểm cần cải thiện ở người học; - Giúp người dạy lập kế hoạch dạy học;
- Giúp người học tự định hướng hoạt động học tập của mình, tự hồn thiện bài tập, và hoàn thiện các kĩ năng tự đánh giá;
- Thúc đẩy tính tự chủ và tinh thần trách nhiệm đối với học tập trong mỗi người học.
Đánh giá q trình trong lớp học có thể được coi là các chiến lược đánh giá thường xun mang tính hệ thống để thu thập thơng tin phản hồi về hoạt động học tập của người học, giúp chúng ta trả lời 04 câu hỏi sau:
- Người học đã thực sự học được gì từ bài giảng trên lớp?
- Người học tiến bộ như thế nào so với mục tiêu dạy học đã đề ra? - Người học gặp những khó khăn gì trong q trình kiến tạo tri thức? - Quá trình nhận thức và tư duy của người học diễn ra như thế nào?
1.4.1.3. Một số cách thức đánh giá quá trình trong dạy học LM
- Cách thức tìm hiểu nhu cầu của người học, thông qua những phiếu câu
hỏi, bảng kiểm tra, trả lời nhanh những câu hỏi mở, động não.
- Động viên, khuyến khích tự định hướng, tự nghiên cứu, tự ĐG, thông tin phản hồi của bạn cùng lớp và học tập hợp tác
- Theo dõi sự phát triển, thông qua dự giờ, viết nhật kí học tập, sổ kế hoạch học tập, sổ theo dõi học tập
- Theo dõi kiến thức, sự hiểu biết, thông qua phiếu kiểm tra, hồ sơ, chuyên san, phỏng vấn, và trao đổi.
1.4.1.4. Các lưu ý khi thực hiện đánh giá quá trình
Việc xác định mục tiêu trong ngắn hạn được nắm rõ và có sự hướng dẫn phù hợp với mục tiêu; Các chương trình đề ra nhằm phát triển hoạt động học tập; Việc theo đõi, chấm điểm, đánh giá, cung cấp thông tin phản hồi chỉ ra các phần cần thay đổi, đồng thời đưa ra định hướng cho các hành động kế tiếp
24
thông qua việc trao đổi liên tục; ĐG quá trình tập trung đến tự ĐG mức độ phù hợp các nội dung của chương trình học và cách thức thực hiện để đáp ứng tốt hơn nữa.
1.4.2. Đánh giá tổng kết
ĐG tổng kết hay còn gọi là ĐG kết quả là ĐG có tính tổng hợp, tồn diện, nhằm có dữ liệu, thơng tin về sự hiểu biết, thuần thục của HS ở các mặt nội dung KT, KN và tinh thần sau khi kết thúc một lớp học, khóa học, một mơn học, một học phần, hay một chương trình.
ĐG tổng kết hay được làm vào cuối kỳ, cuối một năm học khi kết thúc một nội dung, kết thúc một học phần hay một dự án. Mục tiêu chính của ĐG tổng kết là xác định mức độ đạt thành tích của HS, nhưng khơng biết đến việc thành tích đó có được ra sao và kết quả ĐG này thường sử dụng để cơng nhận người học có học xong khố học, hay lớp học.
Để đánh giá năng lực HS trong dạy học TH LM ta cần sử dụng một số hình thức đánh giá như đánh giá quá trình học tập đến khi kết thúc chủ đề học tập của HS, quan sát thái độ khi các em làm bài có lúng túng hay khúc mắc ở đâu không? Các em lĩnh hội kiến thức đã chắc chắn chưa? đánh giá sản phẩm mà HS đã làm được theo từng mức độ,…khả năng giao tiếp thuyết trình về một vấn đề như các em trình bày có nhuần nhuyễn ko? kiểm tra chéo giữa các em HS ví dụ GV có thể cho làm bài kiểm tra cả lớp sau đó thu bài và phân cho các em chấm chéo các bài của nhau và rút ra nhận xét. Đánh giá kết quả thông qua bài kiêm tra, bài thu hoạch của HS và sản phẩm của HS.
Kiểm tra đánh giá được thực hiện liên tục trong toàn bộ thời gian tổ chức DH chủ đề, nội dung đánh giá nhiều mặt. Đánh giá chủ yếu vào hai phần chính là đánh giá chất lượng học hỏi kiến thức của HS thông qua các câu hỏi, bài tập và kiểm tra năng lực của HS thông qua các sản phẩm cụ thể.
Để đánh giá khả năng của HS, chúng ta cần chuẩn bị các phiếu đánh giá, nội dung là:
25
(GV có thể cùng thiết kế và trao đổi với HS điểm tối đa cho mỗi mục, từng nội dung, sau khi làm việc, các nhóm các nhóm tự kiểm tra, đánh giá chéo lẫn nhau, cuối cùng GV sẽ kết luận sản phẩm cuối cùng của các nhóm).
GV đánh giá:……………... Nhóm được đánh giá: …………………
Tiêu chí đánh giá
Nội dung
Nội dung đầy đủ, chính xác, khoa học Kiến thức sâu mở rộng thêm
Có sự liên hệ thực tiễn
Bố cục hợp lí, rõ ràng, dễ theo dõi
- Nếu trình bày trên giấy: Hình vẽ có to rõ, chữ viết dễ nhìn đẹp, màu sắc hợp lý, cỡ chữ đúng chuẩn.
- Nếu trình chiếu Powerpoint: kiểu chữ, màu chữ, kích thước chữ hợp lí, hình ảnh phù hợp. Hiệu ứng trình chiếu sinh động, hấp dẫn.
Đúng chính tả, trình bày văn phạm
Tác phong thuyết trình
Phong cách thuyết trình tự tin. Trình bày tốt, có điểm nhấn, thu hút người nghe.
Các thành viên trong nhóm có sự kết hợp ăn ý trong trình bày và trả lời vấn đáp
Các thành viên trong nhóm nắm chắc nội dung bài thuyết trình Phân phối thời gian hợp lí
Xếp loại: …………………… - Phiếu đánh giá năng lực của HS Giáo viên đánh giá:……………... HS được đánh giá: …………….
26
Năng lực Tiêu chí đánh giá
Tự học
Xác định yêu cầu, nhiệm vụ học tập Lập dàn ý đưa ra ý tưởng cho nhiệm vụ
Xây dựng được kế hoạch học tập sao cho phù hợp Biết được cách vận dụng xử lí thơng tin để hồn thành xong nhiệm vụ
Tiếp thu các ý kiến của những HS khác và của GV để điều chỉnh hoạt động của bản thân
Giải quyết vấn đề - Năng lực vận dụng toán học
vào vật lí, hóa học …
Phát hiện ra vấn đề cần để giải quyết
Đề xuất ra các phương án để giải quyết các vấn đề Thực hiện giải quyết vấn đề để rút ra phương án tối ưu
Tư duy
Tư duy cụ thể, tư duy trừu tượng Tư duy lôgic
Tư duy sáng tạo
Tư duy biện chứng, tư duy phê phán.
Tự quản lí
Làm chủ được các hành động bản thân trong học tập Biết làm việc độc lập theo thời gian biểu
Nhận biết và có phương pháp xử lý những mặt hạn chế của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ
Giao tiếp
Xác định được mục tiêu giao tiếp Chủ động tự tin trong giao tiếp
Lựa chọn nội dung, ngôn ngữ phù hợp Đưa ra ý tưởng mới để học tập tốt hơn.
Năng lực hợp tác
Có khả năng đảm nhận vai trị khác nhau trong nhóm
Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân Đề xuất ý tưởng hay và sáng tạo
27
Sự phối hợp giữa các thành viên khi trình bày bài thu hoạch, sản phẩm
Sự phối hợp giữa các thành viên khi trình bày bài thu hoạch, sản phẩm
Ghi chép tiến độ hoàn thành của mỗi thành viên và của cả nhóm để phối hợp triển khai các hoạt động, tổng hợp lại kết quả
Sự phối hợp giữa các thành viên khi trình bày bài thu hoạch, sản phẩm
Năng lực áp dụng cơng nghệ thơng tin
Tìm kiếm, sử dụng các cơng cụ cơng nghệ thơng tin và truyền thơng để hồn thành bài.
Sử dụng khả năng tra cứu, sử dụng phần mềm để để phát triển, hình thành ý tưởng giải quyết vấn đề
Năng lực sử dụng ngơn ngữ tốn học
Sử dụng thuật ngữ, kí hiệu của tốn học Sử dụng thống kê toán
Sử dụng trí tưởng tượng khơng gian
Chuyển đổi được từ ngơn ngữ tốn học sang các ngôn ngữ khác và ngược lại
Năng lực tính tốn
Sử dụng các phép tính: Tính tốn, ước lượng Sử dụng cơng cụ đo đạc, vẽ hình
Vận dụng tốn học: Tư duy, tìm phương án tối ưu.