CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ
1.4. Dữ liệu định tính và dữ liệu định lƣợng
Những dữ liệu là kết quả quan sát các biến. Chúng có thể là các con số, từ ngữ hay hình ảnh. Trƣớc khi thu thập dữ liệu, nhà nghiên cứu cần phải phân biệt tính chất của dữ liệu. Dữ liệu bao gồm 2 loại: định tính và định lƣợng.
Hình 1.2. Phân biệt dữ liệu định tính và định lƣợng
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Những dữ liệu định tính đƣợc thu thập từ những biến định tính. Những biến định tính phản ánh tính chất, thuộc tính hoặc loại hình của các đối tƣợng nghiên cứu. Ví dụ: Giới tính, nhãn hiệu...Dữ liệu định tính có thể đƣợc thu thập bằng những thang đo định danh có hoặc khơng có thứ bậc hơn kém. Những dữ liệu định tính có thể ở dạng những con số, nhƣng chúng khơng có ý nghĩa số học.
Những dữ liệu định lƣợng đƣợc thu thập từ những biến định lƣợng. Chúng phản ánh mức độ hay giá trị và thƣờng trả lời câu hỏi: Bao nhiêu? Những dữ liệu
DỮ LIỆU Dữ liệu định tính Dữ liệu định lƣợng Thang đo định danh Thang đo thứ bậc Thang đo khoảng Thang đo tỷ lệ
18
định lƣợng có thể đƣợc thu thập bằng thang đo khoảng hay thang đo tỷ lệ. Ƣu điểm của những dữ liệu định lƣợng là chúng cung cấp nhiều thông tin hơn và dễ áp dụng những phƣơng pháp phân tích trong thống kê tốn học. Nhƣợc điểm là các kết quả điều tra phụ thuộc vào độ chính xác của dụng cụ đo.
Sự khác biệt giữa số liệu định tính và định lƣợng đƣợc tóm tắt ở Bảng 1.4. Từ đó cho thấy số liệu định tính chỉ giúp chúng ta xác định thứ bậc của các giá trị, tần số của các giá trị và những giá trị xuất hiện nhiều nhất (Mode). Số liệu định lƣợng giúp chúng ta xác định thứ bậc của các giá trị, tần số xuất hiện của các giá trị, khuynh hƣớng trung tâm của chuỗi số liệu (trung bình, Mo, Me), sự khác biệt giữa các giá trị, cộng, trừ, nhân và chia giữa các giá trị.
Bảng 1.4. So sánh số liệu định tính và định lƣợng.
Những thống kê Kiểu số liệu
Định tính Định lƣợng (1) (2) (3) Thứ bậc của các giá trị * * Tần số của các giá trị * * Mốt (Mode) * * Trung vị (Median) *
Trung bình (Mean, Average) *
Sự khác nhau giữa các giá trị *
Cộng hoặc trừ các giá trị *
Nhân và chia các giá trị *
Có số Zero thực *
Nguồn: Nguyên lý thống kê, Hà Văn Sơn
Khi thực hiện nghiên cứu, ở giai đoạn lập kế hoạch nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần phải xác định trƣớc các phƣơng pháp phân tích số liệu. Phƣơng pháp phân tích số liệu quyết định phƣơng pháp thu thập số liệu. Một vấn đề có thể đƣợc giải quyết bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau. Vấn đề quan trọng là ở chỗ, chọn
19
phƣơng pháp thu thập và phƣơng pháp xử số liệu thích hợp nhất. Phƣơng pháp thích hợp nhất là phƣơng pháp trả lời đƣợc nhiều câu hỏi đặt ra và dễ áp dụng.