Chương 3 : LẬP TRÌNH CNC CĂN BẢN
3.1 Cấu trúc chương trình NC
3.1.1. Cấu trúc cơ bản
- Một chương trình (Program) NC gồm nhiều câu lệnh (Block), một câu lệnh có thể có từ một lệnh nhiều lệnh (Word), một lệnh gồm một địa chỉ (Address) và những con số.
%
O400 Phần mở đầu chương trình
N10 G90 N30 T0101 S1000 M3 ; N40 G0 X97. Z2. ; N50 G1 X99. Z-0.5 F0.2 ; N60 G1 Z-30. ; N70 G0 X102. Z0. ; N80 G0 Z0. ; N450 G41 ; N460 G1 X80. Z-2. F0.1 ; Khối lệnh (Block) N470 G1 X68.6 Z-21.12 ; N480 G3 X60. Z-30. R6. ; N490 G1 X46. ; N500 G1 X42. Z-32. ; N510 G1 X42. Z-56. ; N520 G1 X40. Z-56. ; N530 G1 X40. Z-120. ; N535 G40 ; Từ lệnh (Word) N540 G0 X38. ; N550 G0 Z200. ; N560 M5 ; N570 M2 ; % Địa chỉ lệnh
Địa chỉ lệnh là một chữ cái, chỉ thị vị trí lưu trữ dữ liệu số theo sau.
TT Chức năng Địa chỉ lệnh
1 Nhóm thực hiện chức năng chuẩn bị G
2 Nhóm thực hiện chức năng định vị trí X, Y, Z, U,V, W…
3 Nhóm thực hiện chức năng phụ M
4 Nhóm thực hiện chức năng cơng nghệ F, S, T
Thứ tự câu lệnh
Phần kết thúc chương trình
30
Khối lệnh – câu lệnh
- Khối lệnh được viết trên một hàng của chương trình, thực hiện một thủ tục di chuyển hoặc một hoạt động của máy (có thể vài hoạt động độc lập nhau) và được coi là đơn vị cơ bản của chương trình.
- Khối lệnh có thể bao gồm một hoặc một nhóm lệnh thực hiện cùng một lúc. Nó có thể chứa một hoặc nhiều lệnh chức năng và trong mỗi chức năng có thể có vài lệnh, nhưng những lệnh đó phải thực hiện những hoạt động độc lập nhau. Ngay cả trường hợp khác chức năng nhưng do thứ tự hoạt động cũng không thể đặt vào cùng khối lệnh.
- Mỗi khối lệnh bắt đầu bởi lệnh thứ tự (N…) kết thúc bởi ký tự kết thúc khối lệnh (thường được tự động thể hiện bằng dấu “;”), Enter xuống hàng hoặc EOB (End Of Block - trên panel điều khiển).
- Cấu trúc một khối lệnh như sau:
N___ G___ X___ Y___ Z___ F___ S_____ T___ M___ ;
N: Thứ tự câu lệnh (sequence number, block number). G: Nhóm lệnh thực hiện chức năng chuẩn bị công nghệ.
X, Y, Z: Nhóm lệnh thực hiện chức năng định vị trí và hình học. F, S, T: Nhóm lệnh thực hiện chức năng công nghệ.
Thứ tự khối lệnh nên tăng dần, theo thứ tự, có thể tăng 1 đơn vị hoặc 5, 10 đơn vị.
Thứ tự khối lệnh có 2 ý nghĩa: kiểm sốt thứ tự của dịng lệnh trong chương trình và đánh dấu các điểm đầu của chu trình, hoặc là đánh dấu của câu điều kiện.
Đối với các chương trình phay khơng sử dụng cấu trúc câu điều kiện, thứ tự khối lệnh có thể bỏ qua N. Khi gia cơng, chương trình sẽ được đọc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, trong một dịng, nếu lệnh cùng nhóm, từ đứng trước thực thi trước.
Từ lệnh
- Là tập hợp các ký tự (gồm một địa chỉ và những con số) cung cấp cho máy CNC một thông tin đầy đủ để chỉ thị một đại lượng điều khiển nhất định. Trong đó, những con số có thể măng dấu âm (-) hoặc dương (+).
Từ lệnh Địa chỉ Số
N460 N 460
G01 G 01
X80. X 80.
Cấu trúc của một chương trình hồn chỉnh
TT Ý nghĩa Câu lệnh
Đoạn đầu chương trình (header): Khai báo các thơng số ban đầu cho máy chuẩn bị gia công.
1 Giới hạn nội dung chương trình %
2 Tên chương trình (ký tự O+số) Oxxxx (xxxx = 1 9999)
31
lệnh cài đặt lại thông số ban đầu để máy gia cơng một cách an tồn) 4 Về chuẩn máy tự động
(Nên có khi gia công trên máy cũ)
N20 G91 G28 Z0 N30 G91 G28 X0 Y0
Phần thân chương trình (body)
Chứa các câu lệnh gia công cắt gọt, các lệnh về thông số công nghệ.
4 Cấu trúc khi thay dao mới
4.1 Gọi dao, hiệu chỉnh chiều dài N40 Txx M06 G43 Hxx Z50. G90
4.2 Về vị trí bắt đầu làm việc N50 G54 G00 X____ Y____
4.3 Kiểm tra chiều dài dao, dao quay N60 Z20. S____ M3
Khi gia công các câu lệnh trên nên chọn chế độ Single block (chạy từng câu lệnh).
5 Lệnh cắt gọt N70 G01 Z_____ F_____
6 Các bước công nghệ khác…
Lưu ý: Nếu cần tự động dừng tạm thời chương trình ở một bước nào đó (để kiểm tra kích thước, chiều dài dao…) thì nên dùng M00 hoặc M01
Kết thúc chương trình (footer)
Đưa dao về điểm tham chiếu của máy, tắt máy, hoặc reset chương trình chuẩn bị gia cơng chi tiết mới.
7 Về chuẩn máy tự động
(để người vận hành tháo chi tiết)
N400 G91 G28 Z0 N410 G91 G28 X0 Y0
8 Giới hạn nội dung chương trình N420 M2/M30
%
Lưu ý: Cách viết chương trình khơng quy định cụ thể và tùy thuộc vào kinh nghiệm
của người lập trình, cách đưa ra cấu trúc chương trình nhằm tạo ra những quy luật dễ nhớ, giảm sai sót khơng đáng có trong chương trình.