Tổ chức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Giáo trình vận tải và giao nhận Logistics (Trang 93 - 99)

Chƣơng 6 : Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

6.4. Tổ chức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

6.4.1. Trình tự giao hàng xuất khẩu:

Người xuất khẩu tiến hành giao hàng vận chuyển bằng đường hàng không theo các bước sau:

6.4.1.1. Lưu cước với hãng hàng không hoặc với người giao nhận:

Người gửi hàng phải điền vào Booking Note theo mẫu của hãng hàng không với các nội dung như: tên người gửi, người nhận, bên thơng báo; mơ tả hàng hố: loại hàng, trọng lượng, số lượng, thể tích; tên sân bay đi, tên sân bay đến; cước phí và thanh tốn…

6.4.1.2.Vận chuyển, đóng hàng và giao hàng cho người chuyên chở:

- Chuẩn bị mọi giấy tờ cần thiết cho lô hàng; - Lập phiếu cân hàng ( Scaling Report); - Ðóng gói, ghi ký mã hiệu, dán nhãn hiệu; - Làm thủ tục hải quan;

- Giao hàng cho hãng hàng không.

6.4.1.3. Lập Airway Bill (AWB)

Sau khi hàng được xếp vào pallet, igloo hay container, cán bộ giao nhận liên hệ với hãng hàng không để nhận AWB và điền các chi tiết vào AWB.

Nếu gửi hàng qua người giao nhận sẽ có hai loại AWB được sử dụng là Master AWB (MAWB) do hãng hàng không cấp cho người giao nhận và House AWB (HAWB) do người giao nhận cấp khi người này làm dịch vụ gom hàng.

94

Nội dung của thông báo gồm: số HAWB/MAWB; người gửi, người nhận, tên hàng, số lượng, trọng lượng, thể tích, tên sân bay đi, tên sân bay đến, ngày khởi hành( ETD), ngày dự kiến đến(ETA)…

6.4.1.5. Lập bộ chứng từ thanh toán và thanh toán các khoản cần thiết.

6.4.2. Trình tự nhận hàng nhập khẩu

Người nhập khẩu tiến hành nhận hàng vận chuyển bằng đường hàng không theo các bước sau:

6.4.2.1. Nhận các giấy tờ, chứng từ:

Sau khi nhận được giấy báo hàng đến, người nhận phải đến hãng hàng không để nhận được các giấy tờ, chứng từ liên quan.

6.4.2.2. Nhận hàng tại sân bay:

Người nhận hàng mang chứng minh thư và giấy giới thiệu để nhận hàng tại sân bay. Khi nhận phải kiểm tra hàng hố, nếu có hư hỏng, đổ vỡ phải lập biên bản giám định, có xác nhận của kho để khiếu nại sau này.

6.4.2.3. Làm thủ tục hải quan:

Trước khi làm thủ tục, phải đăng ký tờ khai. Hồ sơ đăng ký làm thủ tục hải quan bao gồm ( thường đăng ký trước một buổi):

- Vận đơn hàng không (AWB) bản gốc 2; - Phiếu đóng gói (Packing List)

- Hố đơn thương mại (Commercial invoice)

Sau khi xem xét hồ sơ, hải quan tiến hành kiểm và ký thông báo thuế.

6.4.2.4.Thanh toán các khoản liên quan và đưa hàng ra khỏi sân bay

6.4.3. Phương thức gửi hàng lẻ

Phương thức gửi hàng lẻ được sử dụng khi người gửi hàng không đủ lượng hàng để xếp đầy một container.

6.4.3.1. Quy trình gửi hàng lẻ

- Bước 1: Người gom hàng đóng nhiều lơ hàng lẻ của các chủ hàng khác nhau vào

cùng một container bằng chi phí của mình.

- Bước 2: Người vận chuyển xếp container lên tàu.

- Bước 3: Tại cảng đến, đại lý giao nhận nhận container được dỡ từ tàu xuống, vận

chuyển về trạm làm hàng lẻ để rút hàng.

95

6.4.3.2. Trách nhiệm của các bên: * Người gửi hàng:

- Vận chuyển hàng từ kho hay nơi chứa hàng của mình đến trạm làm hàng lẻ của cảng gửi giao cho người gom hàng và phải chịu chi phí vận chuyển này.

- Chuyển các chứng từ cần thiết liên quan đến thương mại, vận tải, thủ tục xuất khẩu cho người gom hàng.

- Nhận vận đơn và trả cước hàng lẻ.

* Người nhận hàng:

- Xin giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lơ hàng. - Xuất trình vận đơn hợp lệ cho người nhận hàng.

- Nhanh chóng nhận hàng tại trạm CFS.

* Người vận chuyển hàng lẻ:

Có thể là người vận chuyển thực sự ( effective carrier) tức hãng tàu hoặc có thể là người thầu vận chuyển hàng lẻ nhưng lại khơng có tàu ( NVOCC: Non Vessel Operating Common Carrier).

- Người vận chuyển thực sự ( hãng tàu) vận chuyển hàng lẻ với tư cách người gom hàng, ký phát vận đơn thực ( Master B/L) cho người gửi hàng, xếp hàng lên tàu, chuyên chở đến cảng đích và dỡ hàng xuống cảng, giao hàng cho người nhận tại trạm CFS cảng đến.

- Người thầu vận chuyển hàng lẻ ( NVOCC) thường do công ty giao nhận đảm trách với tư cách người gom hàng, là người chuyên chở theo hợp đồng vận chuyển ( Contracting Carrier) chứ không phải là đại lý ( agent).

Người thầu vận chuyển hàng lẻ chịu trách nhiệm suốt quá trình vận chuyển hàng từ khi nhận hàng tại cảng gửi đến khi giao trả hàng xong tại cảng đích. Vận đơn họ ký phát cho người gửi hàng có thể là vận đơn tập thể ( House Bill of Lading) hoặc vận đơn do Hiệp hội những người giao nhận quốc tế soạn thảo ( FIATA Bill of Lading) nếu họ là thành viên của hội này.

6.4.4. Phương thức gửi hàng đầy container

Phương thức gửi hàng đầy container được sử dụng khi người gửi hàng có lượng hàng đủ chứa đầy một hay nhiều container hoặc hàng hố có tính chất địi hỏi phải chứa trong một container, nên thuê cả một hay nhiều container để gửi hàng.

96

- Bước 1: Chủ hàng đóng hàng vào container tại kho riêng hoặc tại bãi. Sau khi làm

thủ tục hải quan kiểm hố, container được niêm phong kẹp chì.

- Bước 2: Chủ hàng hay công ty giao nhận vận chuyển container đến bãi chứa

container (C/Y) để chờ xếp lên tàu.

- Bước 3: Tại cảng đến, người vận tải sắp xếp và chịu chi phí vận chuyển container

vào bãi chứa của mình.

- Bước 4: Từ bãi chứa container, người nhận hàng hoặc công ty giao nhận sắp xếp và làm thủ tục hải quan, vận chuyển về kho riêng và rút hàngTrách nhiệm của các bên:

6.4.4.2. Người gửi hàng( Shipper)

- Vận tải hàng từ kho hay nơi chứa hàng trong nước đến bãi chứa container của cảng gửi hàng.

- Ðóng hàng vào container, kể cả chất xếp và chèn lót. - Ghi ký mã hiệu ( markings) và dấu hiệu chuyên chở.

- Niêm phong và cặp chì container theo quy chế xuất khẩu và làm thủ tục hải quan. - Chịu mọi chi phí liên quan.

Việc đóng hàng vào container có thể thực hiện tại bãi chứa container hoặc tại kho riêng của người gửi hàng nếu có yêu cầu, nhưng người gửi hàng phải đảm bảo an tồn và chịu chi phí điều vận container đi và về bãi chứa.

6.4.4.3. Người nhận hàng ( Consignee)

- Xin giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng. - Xuất trình B/L hợp lệ cho người vận chuyển để nhận hàng.

- Rút hàng tại bãi chứa hoặc tại kho của mình để hồn trả container rỗng cho người chuyên chở kịp thời, tránh bị phạt.

6.4.4.4. Người vận chuyển ( Carrier)

- Chăm sóc, giữ gìn, bảo quản hàng xếp trong container kể từ khi nhận từ người gửi tại bãi chứa của cảng gửi cho đến khi giao trả hàng cho người nhận tại bãi chứa ở cảng đến.

- Xếp hàng từ bãi chứa ở cảng gửi lên tàu kể cả việc xếp hàng trên tàu. - Dỡ hàng từ tàu xuống bãi chứa ở cảng đến.

- Giao hàng cho người nhận có vận đơn hợp pháp. - Chịu mọi chi phí xếp dỡ container lên xuống tàu.

97

Hiểu một cách đơn giản, vận tải đa phương thức (còn gọi là vận tải liên hợp) là việc hàng hoá được tiến hành bằng ít nhất hai phương thức vận tải.

Vận tải đa phương thức quốc tế: là một phương thức vận tải trong đó hàng hố được vận chuyển bằng hai hay nhiều phương thức vận tảI khác nhau trên cơ sở môt hợp đồng vận tải đa phương thức, một chứng từ vận tải, một chế độ trách nhiệm và chỉ một người chịu trách nhiệm về hàng hố trong suốt hành trình chuyên chở từ một địa đIểm nhận hàng để chở ở nước này đến một địa đIểm giao hàng ở nước khác.

Ưu điểm nổi bật của vận tải đa phương thức là khả năng vận tải từ cửa đến cửa gọi là vận tải đi suốt thông qua việc sử dụng những công nghệ mới nhất trong vận tải và thông tin, một đầu mối duy nhất, một chứng từ duy nhất, những thủ tục xuất nhập khẩu và hải quan đơn giản nhất nhằm giảm tới mức thấp nhất chi phí bỏ ra đảm bảo tính an tồn của hàng hố và khả năng giao hàng kịp thời.

Trong vận tải đa phương thức chỉ một người chịu trách nhiệm về hàng hố trong tồn bộ hành trình - đó là người kinh doanh vận tảI đa phương thức. Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về chuyên chở hàng hoá và vận tải đa phương thức quốc tế 1980 thì : “ Người kinh doanh vận tải đa phương thứclà bất k người nào tự mình hoặc thơng qua người khác ký kết một hợp đồng vận tải đa phương thức và hoạt động như một bên chính chứ khơng phải đại lý hoặc thay mặt cho người gửi hàng hayngười tham gia vận tải đa phương thức".

Như vậy người tổ chức quá trình vận tải đa phương thức là người duy nhất chịu trách nhiệm trước chủ hàng trong tồn bộ q trình vận tải đa phương thức với tư cách là người chuyên chở chứ không phải là đại lý.

Cũng như người chuyên chở, người kinh doanh vận tải đa phương thức có thể tự mình thực hiện việc chun chở hoặc có thể thuê người khác thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng vận tải đa phương thức.

Nghiệp vụ của người kinh doanh vận tải đa phương thức phụ thuộc vào mức độ mức độ yêu cầu gửi hàng của khách hàng và khả năng thực tế của người kinh doanh vận tải đa phương thức. Người kinh doanh vận tải đa phương thức có thể đảm nhận tồn bộ cơng việc vận chuyển từ kho đến kho, kể cả việc đóng hàng vào container, niêm phong kẹp chì container, giám định hàng hoá, lo liệu thủ tục hải quan… nhưng cũng có thể chỉ đảm nhận từ trạm gửi hàng lẻ container đến trạm gửi hàng lẻ cho khách hàng hoặc từ trạm gửi hàng lẻ đến kho của người giao nhận và ngược lại. Nhưng dù

98

việc thực hiện của nghiệp vụ vận tảI đa phương thức ở mức độ nào thì khi đóng vai trị là người kinh doanh vận tải đa phương thức người giao nhận cũng có quyền hạn nghĩa vụ và trách nhiệm như một người kinh doanh vận tải đa phương thức, người giao nhận cũng có quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm như một người kinh doanh vận tảI và cũng phát hành các chứng từ vận tải đa phương thức.

BÀI TẬP CHƢƠNG 6

Câu 1. Trình bày khái niệm về giao nhận?

Câu 2. Diễn giải quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu?

Câu 3. Trình bày cơ sở pháp lý và nguyên tắc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ?

Câu 4. Diễn giải cách tổ chức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu?

Câu 5: Thông tin sản phẩm cần vận chuyển đường biển từ TP Hồ Chí Minh đến cảng Hamburg (Đức) đường biển như bên dưới. Anh/chị tính tốn và đề xuất đóng vào container loại nào là hợp lý nhất. Biết rằng giá vận chuyển container 1x40’ là 200 $; giá vận chuyển container 2x20’là 120$

- TV cabinet: số lượng 56 chiếc. Kích thước: 1800x500x 750mm - TV cabinet: số lượng 26 chiếc. Kích thước: 1800x500x750mm - Coffee table: số lượng 53 chiếc. Kích thước: 1350x750x400mm - Coffee table: số lượng 53 chiếc. Kích thước: 1350x750x400mm - Side table: số lượng 26 chiếc. Kích thước: 550x550x580mm

99

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Hồng Đàm, Hoàng Văn Châu, Nguyễn Như Tiến, Vũ Sỹ Tuấn (2015),

Vận tải và giao nhận trong ngoại thương, Nhà xuất bản giao thông vận tải, Hà Nội

[2] Thông tư 46/2015/TT-BGTVT ngày 07 tháng 09 năm 2015 của Bộ Giao Thông Vận Tải

[3] https://voer.edu.vn/m/khai-quat-ve-dich-vu-giao-nhan-hang-hoa-xuat-nhap-khau- chuyen-cho-bang-duong-khong/2198b6b9. Truy cập ngày 04/05/2019

[4] https://quocluat.vn/kinh-nghiem/thanh-lap-cong-ty-kinh-doanh-van-tai-quy-trinh- dieu-kien. Truy cập ngày 05/05/2019

[5] http://haikhanh.com/bai-viet/giao-nhan-van-chuyen-hang-hoa-bang-duong-hang- khong. Truy cập ngày 10/05/2019

[6] http://vnll.com.vn/vi/quy-trinh-van-tai-hang-hoa-bang-duong-bo/. Truy cập ngày 15/05/2019

[7] https://vanchuyenquakhoquatai.net/quy-trinh-nhap-khau-hang-hoa-bang-duong-bo/ [8] http://vietforward.com/showthread.php?t=1087. Truy cập ngày 05/06/2019

[9] https://www.container-transportation.com/van-chuyen-hang-hoa-bang-duong-

Một phần của tài liệu Giáo trình vận tải và giao nhận Logistics (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)