Nguồn: Kết quả phân tích mẫu (n=202) 4.2.2.3.Đánh giá giá trị thang đo bằng EFA sau khi loại bỏ các biến
quan sát: REL6
Kết quả kiểm định Bartlet lần thứ 2 cho thấy: hệ số Sig = 0.00 < 5% và kiểm định KMO cho thấy hệ số KMO rất cao (1 > 0.912 > 0.5), tất cả đều đạt yêu cầu để phân tích EFA. Kết quả phân tích EFA sau khi loại biến quan sát: REL6 (xem chi tiết tại phụ lục 6).
- Tất cả các biến quan sát trong bảng 4.11 đều có trọng số nhân tố lớn hơn 0.5, đạt yêu cầu.
- Tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1, với phương pháp rút trích PAF và phép quay khơng vng góc Promax, 34 biến quan sát đã được nhóm thành 7 nhân tố với tổng phương sai trích (TVE) là 59.685 % > 50% nghĩa là 7 nhân tố đã trích được gần 60% phương sai từ 34 biến quan sát. Cụ thể, nhân tố thứ nhất trích được 33.643% phương sai của dữ liệu, nhân tố thứ 2 trích được 6.917% phương sai của dữ liệu, nhân tố thứ 3 trích được 5.752% phương sai dữ liệu, nhân tố thứ 4 trích được 4.729% phương sai của dữ liệu, nhân tố thứ 5 trích được 3.696% phương sai của dữ liệu, nhân tố thứ 6 trích được 2.568% phương sai của dữ liệu và nhân tố thứ 7 trích được 2.38% phương sai của dữ liệu.
- Qua phân tích nhân tố: 7 nhân tố gồm 6 nhân tố của thang đo chất lượng dịch vụ và 1 nhân tố là thang đo sự hài lòng của khách hàng doanh nghiệp. 6 nhân tố của thang đo chất lượng dịch vụ cụ thể gồm: (1) phương tiện hữu hình, (2) sự tin cậy, (3) sự đáp ứng, (4) sự đảm bảo, (5) sự đồng cảm, (6) hình ảnh. - Như vậy, kết quả phân tích nhân tố cho thấy các thang đo đều đạt giá trị phân
biệt và giá trị hội tụ. Bên cạnh đó, kết quả phân tích nhân tố cũng cho thấy mơ hình lý thuyết cùng các giả thuyết đưa ra khơng có thay đổi. Các thang đo được sử dụng đưa vào phân tích hồi quy bộ nhằm kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu.