* Máy thí nghiệm hai trục
Để áp dụng hai trục tải trên mẫu vật một thiết bị cụ thể là cần thiết, có thể đáp ứng các yêu cầu sau :
- Các tải áp dụng cho một mẫu chữ thập phải được căng thẳng hoặc nén rõ ràng, tránh cắt giả hoặc uốn tải.
- Trực giao giữa các trụctải phải được đảm bảo trong suốt thời gian thử nghiệm, và kết quả trung tâm của mẫu vật phải đứng yên hay trục tải phải di dời với nó.
- Những yêu cầu này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng một hệ thống
điều khiển hoạt động, hoặc bằng phương phápcơ học thụ động
- Phép đo quang được thực hiện với máy ảnh CCD 600 * 800 điểm ảnh và ống
kính 16 mm hoặc 50 mm. Độ phân giải tối đa của hệ thống là 0,02% biến dạng.
1.11. Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu ta thấy rằng:
Vải dệt kim có nhiều ưu điểm nổi bật khi sử dụng cho sản phẩm may mặc.
Ưu điểm nổi bật của vải dệt kim đó là khả năng co giãn tốt. Những trang phục mặc
bó sát bằng vải dệt kim được sử dụngrất phổ biến và đa dạng.
Nghiên cứu về độ giãn của vải khi mặc trên cơ thể người là cần thiết để có thể thiết kế đảm bảo tính tiện nghi của quần áo.
Quần áo khi mặc trên cơ thể người, vải bị biến dạng theo nhiều chiều. Khả năng co giãn của vải dệt kim ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm may. Để lựa
chọn chất liệu cũng như đánh giá khả năng co giãn của vật liệu thì phương pháp thử
nghiệm vải đóng vai trị quan trọng. Cho đến nay, thử nghiệm đo độ giãn của vải dệt
kim mới chỉ được tiến hành theo 1 chiều. Thực tế trong quá trình sử dụng vải lại
chịu tác dụng của hai chiều đồng thời. Vì vậy phương pháp đánh giá độ giãn của vải
dệt kim theo 2 chiều khác nhau là rất cần thiết.
Đã có một số cơng trình nghiên cứu trên thế giới về phương pháp đo 2D được tiến hành trên vật liệu tổng hợp, vải dệt thoi vàvải dệt kim. Tuy nhiên vẫn chưa có một tiêu chuẩn chính thức được cơng bố.sự nhất chí của các thành viên
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng phương pháp đánh giá độ giãn theo 2 chiều của vải dệt kim.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Đặc trưng giãn của vải
Đặc trưng giãn 2 chiều qua các chu trình kéo giãn + Độ giãn
+ Độ hồi phục
2.2.2. Vải dệt kim dùng cho quần áo bó sát
Với mục tiêu xây dựng phương pháp đánh giá độ giãn của vải cần tiến hành thử nghiệm trên 3 loại vải khác nhau để kiểm tra khả năng đo khác nhau của thiết bị
+ Vải dệt kim single từ sợi bơng (đại diện cho nhóm vải có độ giãn nhỏ và giãn do co rút vịng sợi)
+ Vải dệt kim có đệm sợi đàn hồi (đại diện cho nhóm vải có độ giãn trung bình và giãn do sợi)
+ Vải dệt kim từ sợi đàn hồi (đại diện cho nhóm vải có độ giãn lớn)
Mẫu vải 1 Màu trắng 100% Polyamit Mẫu vải 2 Màu xanh 85% Polyester và 15% Spandex Mẫu vải 3 Màu vàng 100% cotton
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để nghiên cứu phương pháp đánh giá độ giãn của vải dệt kim đối với trang phục bó sát luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
- Nghiên cứu thiết kế thiết bịđo 2 chiều
- Nghiên cứu đánh giá phương pháp đo độ giãn theo 2 chiều.
- Kiểm tra độ chính xác của thiết bị theo 2 chiều
2.3.1. Thiết bị đo và dụng cụ sử dụng
- Thiết bị chế tạo đo độ giãn hai chiều của vải dệt kim được đặt tên là Biaxial tensilon ký hiệu là BT2014
- Dụng cụ :
+ Mẫu sang dấu hình chữthập
+ Đồ hồ bấm giây
+ Thước đo: Độ dài thước 30 cm
+ Mẫu vải:Mẫu vải hình chữ thập được cắt theo dưỡng
Thiết bị đo 2D Đồng hồ bấm giây Dưỡng cắt mẫu Thước kẻ