ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
Tiền gửi thanh tốn 13,208 14,043 15,964 13,012 17,909
Tiền gửi có kỳ hạn 7,593 24,478 33,438 9,157 5,733
Tiền gửi tiết kiệm 66,054 85,491 97,580 104,596 106,697
Tiền ký quỹ 5,462 2,420 6,528 1,189 1,302
Tiền gửi vốn chuyên dùng
169 86 117 143 525
Tổng 92,486 126,518 153,627 128,097 132,166
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2009 - 2013
Với cơ cấu huy động dài và cho vay ngắn, rủi ro kỳ hạn không phải là mối lo ngại lớn của ACB. Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn khơng có nhiều biến động khi trung bình qua các năm từ 2009 -2011 tiền gửi tiết kiệm vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (73% tổng số dư tiền gửi) , tiếp theo là tiền gửi có kỳ hạn (chiếm 12.2%) và khơng kỳ hạn chiếm (11.9%), hình thức tiền gửi ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dùng chiếm tỷ trọng khơng đáng kể.
2.2.2.2 Phát hành giấy tờ có giá
Phát hành giấy tờ có giá tại ACB là nguồn huy động vốn tích cực bên cạnh tiền gửi của khách hàng.Từ 2009 – đầu năm 2012, nguồn huy động giấy tờ có giá chính của ngân hàng là phát hành chứng chỉ tiền gửi vàng. Tuy nhiên, kể từ cuối năm 2012 ACB phải tất tốn tồn bộ các khoản huy động vàng theo đúng lộ trình của
Ngân hàng Nhà nước nên tổng số dư huy động từ phát hành giấy tờ có giá giảm đáng kể (khoảng 60%).Tới cuối năm 2013, ACB có 3,500 tỷ đồng dư nợ trái phiếu ở 3 kỳ hạn 1, 3 và trên 10 năm.
Bảng 2.2 – Tình hình huy động vốn thơng qua phát hành giấy tờ có giá của Ngân hàng TMCP Á Châu qua các năm
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
Trái phiếu 4,510 7,290 7,290 4,700 3,500
Chứng chỉ tiền gửi 22,073 30,944 43,418 15,501 0
Tổng 26,583 38,234 50,708 20,201 3,500
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2009 - 2013
2.2.2.3 Các dịch vụ huy động vốn khác
Vay ngắn hạn từ chính phủ và Ngân hàng nhà nước
Bên cạnh hai hình thức huy động vốn phổ biến, NHTM có thể bổ sung nguồn vốn huy động của mình thơng qua việc hành vay ngắn hạn từ Chính phủ và Ngân hàng nhà nước với các hình thức như: Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng;Chiết khấu, tái chiết khấu hối phiếu và các giấy tờ có giá khác;Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố hối phiếu và các giấy tờ có giá. Tại ngân hàng TMCP Á Châu nghiệp vụ vay ngắn hạn từ Chính phủ và Ngân hàng nhà nước được thực hiện chủ yếu thơng qua hình thức cầm cố giấy tờ có giá.
Bảng 2.3 – Tình hình huy động vốn qua hình thức vay ngắn hạn từ Chính phủ và Ngân hàng nhà nước qua các năm
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
Vay ngắn hạn cầm cố giấy tờ có giá
10,257 9,452 6,530 0 1,583
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2009 – 2013
Vốn nhận tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay tổ chức tín dụng chịu rủi ro
Vốn nhận từ Quỹ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF) được sử dụng để tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Bất kỳ một khoản cho vay nào sử dụng nguồn vốn này phải được xem xét và có sự chấp thuận của Văn phịng kế hoạch và giám sát dự án của SMEDF.
Vốn nhận từ Quỹ phát triển nông thôn (RD ) được Ngân hàng thế giới tài trợ cho vay với thời hạn từ 1 đến 5 năm.Vốn nhận từ RDF được dùng để cho vay những đối tượng quy định trong Quyết định số 25/QĐ-NH21 ngày 31 tháng 1 năm 1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Vốn nhận từ Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) được Chính phủ Nhật Bản tài trợ thơng qua JBIC.
Vốn nhận từ các quỹ này được dùng để cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ với thời hạn tối đa là 10 năm cho các khoản vay trung dài hạn và 1 năm cho khoản vay ngắn hạn theo thỏa ước vay ký giữa Ngân hàng nhà nước Việt Nam và ACB.
Bảng 2.4: Tình hình vốn huy động từ nhận tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay tổ chức tín dụng chịu rủi ro.
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
Vốn nhận từ các quỹ 270.304 379.768 332 316.050 363.345
43
2.2.2.4 Nhận xét chung về hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu