3.2.1 .6Thành l ập phòng, bộ phận chuyên về bao thanh toán
3.2.2.4 Thành lập hiệp hội bao thanh toán quốc gia
Ở nhiều nước trên thế giới, các đơn vị BTT nội địa đã cùng nhau thành lập Hiệp hội bao thanh toán. Hiệp hội này bao gồm các đơn vị BTT trong nước, có nhiệm vụ cung cấp thơng tin, huấn luyện và đào tạo nhân sự, đồng thời Hiệp hội này tạo điều kiện cho các đơn vị BTT hỗ trợ nhau về kiến thức và nhân lực để cùng nhau phát triển BTT.
Do đó, ở Việt Nam nên thành lập Hiệp hội BTT quốc gia, việc này sẽ tạo điều kiện cho BTT phát triển, đặc biệt là BTT trong nước. Khi mà BTT vẫn còn chưa phát triển, những đơn vị BTT và cả khách hàng sẽ còn rất nhiều hạn chế trong việc hiểu biết về nghiệp vụ này. Thành lập Hiệp hội BTT quốc gia sẽ tạo nên sự liên kết giữa các đơn vị BTT để hỗ trợ nhau về thông tin khách hàng, cùng nghiên cứu phát triển hoạt động, đưa ra những thỏa thuận chung về hoạt động. Mặt khác, Hiệp hội này sẽ đóng vai trị là một tổ chức bảo vệ quyền lợi cho các đơn vị BTT. Đây sẽ là nơi đào tạo nhân viên chuyên nghiệp, có kiến thức sâu rộng về bao thanh toán để cung ứng cho các đơn vị bao thanh tốn. Nếu có được Hiệp hội này, thì đây chính là đầu mối đề xuất những thay đổi hợp lý về pháp luật, về quy chế trong hoạt động BTT đến các cấp quản lý nhà nước. Từ đó sẽ tạo thuận lợi cho các đơn vị BTT trong việc hoàn thiện hoạt động và cũng tạo cho khách hàng một sự tin tưởng khi sử dụng.
Kết luận chƣơng 3
Chương 3 đưa ra các giải pháp ở cả hai góc độ vi mơ và vĩ mô, những giải pháp này phần nào khắc phục được những hạn chế trong quá trình phát triển hoạt động BTT tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam nói riêng cũng như các ngân hàng thương mại khác nói chung. Với những giải pháp này, cùng với tiềm năng cũng như nguồn lực sẵn có của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam thì nó hồn tồn có thể khả thi, và sẽ giúp cho Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam có thể hồn thiện hoạt động BTT một cách tốt nhất.
KẾT LUẬN *****
Từ thực tiễn cho thấy, hiện nay các doanh nghiệp ở Việt Nam đặc biệt là các các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vốn rất lớn nhưng nguồn tài trợ rất hạn chế. Cùng lúc đó, tình trạng nợ khó địi cũng trở thành một vấn đề nhức nhối đối với nhiều doanh nghiệp chủ nợ. Trong bối cảnh rắc rối này, hoạt động bao thanh toán trở thành vị cứu tinh khi nó có thể đáp ứng được nhu cầu về vốn của nhà cung cấp, tăng khả năng thanh khoản cho doanh nghiệp, đồng thời giảm thiểu rủi ro từ các khoản phải thu. Đối với các doanh nghiệp hoạt động thường xuyên phát sinh nợ dài ngày, giải pháp này là khơng thể thiếu.
Bao thanh tốn là một hoạt động có lịch sử phát triển lâu đời và nó có những điểm ưu việt mang đến nhiều lợi ích cho các bên tham gia. Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những hoạt động mới đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam nói riêng, nên trong q trình phát triển sẽ gặp khơng ít những khó khăn và hạn chế. Vì vậy, luận văn đã đưa ra một số giải pháp có khả năng ứng dụng trong thực tiễn, mong rằng có thể giúp ngân hàng hồn thiện hoạt động bao thanh toán một cách tốt nhất.
Với một thị trường đầy tiềm năng và nhiều hứa hẹn, chắc chắn rằng hoạt động bao thanh toán sẽ từng bước được cải thiện và trở thành một công cụ tài chính khơng thể thiếu trong việc kinh doanh của các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp.