Cơ cấu đầu tư phân theo ngành giai đoạn 2008 – 2012

Một phần của tài liệu Nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế của việt nam (Trang 37 - 43)

Cơ cấu đầu tư theo ngành 2008 2009 2010 2011 2012

Các ngành sản xuất 47% 45% 44% 44% 44%

Ngành xây dựng 4% 4% 4% 4% 4%

Ngành thương nghiệp và sửa chữa 5% 4% 5% 4% 4% Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 15% 17% 16% 16% 16%

Khách sạn và nhà hàng 2% 2% 2% 2% 2%

Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 1% 1% 1% 1% 1%

Kinh doanh bất động sản 1% 4% 5% 5% 5%

Hoạt động khao học và công nghệ 1% 1% 1% 1% 1%

Giáo dục và đào tạo 3% 3% 3% 3% 3%

Các ngành khác 21% 19% 20% 20% 20%

Nguồn: GSO

Để đo lường hiệu quả đầu tư các nhà kinh tế thường lấy hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio) để đánh giá, ICOR xác định mối quan hệ giữa vốn (tư bản) và đầu ra (GDP). Có nhiều cách để tính tốn hệ số ICOR, nếu tiếp cận theo hiệu quả sử dụng vốn ICOR là tỷ số giữa tỷ lệ đầu tư trên GDP so với tốc độ tăng trưởng GDP. Theo khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới, ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững.

Theo tính tốn của WB và tính tốn của các nhà kinh tế trong nước thì ICOR củaViệt Nam hiện hay cịn q cao (xem bảng 3.4). Điều này cho thấy vốn đầu tư của Việt Nam kém hiệu quả.

Bảng 3.4: Tăng trưởng GDP và ICOR một số quốc gia Châu Á giai đọan từ 2000 - 2012

Quốc gia GDP % Đầu tư/GDP ICOR

Trung Quốc 10.3 41.2 4.1 Indonesia 5.1 25 4.9 Ấn độ 7.2 31.2 4.7 Philippines 4.46 16.58 4.7 Việt Nam 7.26 44 5.6 Nguồn: WB, GSO

Trong quá trình đầu tư phát triển kinh tế, ICOR tăng nhanh lại ln là khơng bình thường và đáng lo ngại của mọi nền kinh tế. ICOR ở Việt Nam thậm chí cịn cao hơn cả một số nước trong khu vực như: Indonesia, Trung Quốc Ấn Độ và Philippines. Vì vậy, để có thể đạt được hệ số ICOR = 3 (theo khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới) thì trong tương lai ta phải nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khi vẫn giảm được tỷ lệ đầu tư/GDP. Điều này có nghĩa là vẫn gia tăng mức đầu tư trong đó mức gia tăng của GDP phải nhanh hơn. Tuy nhiên, làm sao đảm bảo được đồng vốn đầu tư của Nhà nước nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng đạt được hiệu quả cao nhất, là một câu hỏi không dễ giải một sớm, một chiều. Do đó, Việt Nam cần phải có những chiến lược đầu tư thích hợp để cải thiện hệ số ICOR trong thời gian tới.

Mức tiết kiệm thấp

Tệ lệ tiệt kiệm/GDP 40% 35% 30% 25% 20% 15% 10% 5% 0% 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Trong đó Sp là tiết kiệm của khu vực tư nhân (thu nhập trừ đi tiêu dùng và nộp thuế cho chính phủ); Sg là tiết kiệm của khu vực chính phủ. Theo đẳng thức này, nếu như các yếu tố khác như Sg và I mà khơng thay đổi thì cán cân thương mại sẽ thâm hụt,

nếu như mức tiết kiệm trong nước của khu vực tư nhân giảm đi.

Ở giai đoạn mới bắt đầu phát triển, các nước đang phát triển thường có mức tiết kiệm khá thấp so với nhu cầu đầu tư trong nước (do thu nhập thấp nên mức tiết kiệm cũng thấp). Việt Nam là quốc gia có thu nhập trung bình, mức tiết kiệm vốn dĩ đã khơng cao, trong thời gian vừa qua mức độ tiết kiệm của Việt Nam so với GDP còn tăng trưởng rất chậm nguyên nhân có thể do mức tiêu dùng tăng cao đột biến.

Nguồn: GSO

Hình 3.4: Tỷ lệ tiết kiệm/GDP giai đoạn 2003 - 2012

Việt Nam đã duy trì được tỷ lệ tiết kiệm gia tăng liên tục từ năm 2003 là 31,16% cho đến năm 2006 là 36,30%. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2007 - 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, làm cho tỷ lệ tiết kiệm có xu hướng giảm rất nhiều, năm 2008 là 29,37% GDP, giảm 14,07% so với năm 2007. Và mức tiết kiệm trong

các năm tiếp theo từ năm 2009 đến 2011 vẫn giữ ở mức khoảng 28,50% GDP. Hiện nay mức tiết kiệm đã có dấu hiệu phục hồi trở lại năm 2012 là 32,29% GDP, nhưng vẫn thấp hơn tỷ lệ đầu tư/GDP là 33,50%.

Thâm hụt giữa tiết kiệm và đầu tư đã tác động mạnh đến cán cân thương mại và phải bù đắp bằng nguồn vay nợ trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu đầu tư đang tăng cao. Tỷ lệ tiết kiệm so với GDP của Việt Nam thấp hơn so với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc trong những thời kỳ tương tự, do đó Việt Nam vẫn phải dựa nhiều vào nguồn vốn bên ngoài. Mặt khác, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian qua vẫn dựa quá nhiều vào yếu tố vốn, điều này đã đẩy tỷ lệ đầu tư của Việt Nam bình quân 40%/ GDP, cao bằng tỷ lệ đầu tư của Trung Quốc, nước đang tăng trưởng quá nóng. Do vậy, vấn đề quan trọng của Việt Nam hiện nay là nâng cao chất lượng đầu tư chứ không phải gia tăng tỷ lệ này và tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu.

Hơn nữa, Việt Nam cũng cần tạo ra thể chế tốt hơn để nâng cao tỷ lệ tiết kiệm, đặc biệt là tiết kiệm của khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình. Yêu cầu vốn cho q trình cơng nghiệp hóa sẽ làm cho nhu cầu vốn tăng lên, khả năng nguồn cung vốn phụ thuộc vào tỷ lệ tiết kiệm trong nước và nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. Vấn đề quan trọng đối với Việt Nam là tạo ra khung pháp lý đầy đủ và đồng bộ để đảm bảo thị trường vốn và tiền tệ phát triển lành mạnh, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và phòng ngừa khủng hoảng.

b. Thâm hụt thương mại do mất cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu

Thâm hụt thương mại xảy ra do tình trạng nhập khẩu vượt quá mức xuất khẩu của quốc gia. Số liệu cho thấy hơn 10 năm qua thương mại hàng hoá quốc tế của Việt Nam đã tăng nhanh chóng. Cả nhập khẩu và xuất khẩu đều tăng nhanh, đó có thể là

do kết quả những cải cách kinh tế mà Việt Nam đã thực hiện trong những năm 90, thể hiện qua việc ký kết các hiệp định thương mại song phương và gần nhất là việc Việt Nam gia nhập tổ chức WTO (01/11/2007) sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu tăng lên, nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ đầu tư sản xuất và tiêu dùng cũng gia tăng.

Bảng 3.5: Thâm hụt thương mại của Việt Nam, giai đoạn 2000 - 2012

ĐVT: triệu USD

Năm Giá trị xuất khẩu Giá trị nhập khẩu Cán cân thương mại

2000 17.155 17.922 (767) 2001 17.85 18.595 (745) 2002 19.913 21.725 (1.812) 2003 23.452 26.759 (3.307) 2004 29.862 33.292 (3.430) 2005 36.702 38.915 (2.213) 2006 44.835 47.613 (2.778) 2007 54.607 65.865 (11.258) 2008 70.982 84.835 (13.853) 2009 66.374 76.434 (10.060) 2010 82.513 93.449 (10.936) 2011 107.551 112.761 (5.210) 2012 127.172 127.808 (636) Nguồn: WB

Trong cả giai đoạn 2007 – 2011, xuất khẩu đã tăng 1,97 lần, từ 54,6 tỷ USD lên 107,5 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 19,5%/năm, cao hơn chỉ

tiêu 16%/năm trong kế hoạch 5 năm 2006-2010. Năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có rất nhiều khó khăn, nhưng giá trị xuất khẩu đạt 114,57 tỷ USD, tăng 18,2% so với năm 2011, kim ngạch xuất khẩu/GDP đạt khoảng 81,7%, cao hơn mức kỷ lục 80,8% của năm 2011.

Trong giai đoạn 2007 - 2011, nhập khẩu tăng 1,71 lần, từ 65,8 tỷ USD lên 112,7 tỷ USD. Tốc độ tăng nhập khẩu trung bình trong cả giai đoạn 2007 - 2011 là 18,9%/năm. Năm 2012, giá trị nhập khẩu đạt 113,79 tỷ USD, tăng 6,6 % so với năm 2011.

Cán cân thương mại của Việt Nam bị thâm hụt liên tục từ năm 2000 cho đến 2012. Từ năm 2000 mức thâm hụt là 767 triệu USD cho đến năm 2010 là 10.936 triệu USD. Tuy nhiên trong 2 năm trở lại đây thì cán cân thương mại Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Đặc biệt là trong năm 2012 mức thâm hụt đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 10 năm qua, chỉ còn lại 636 triệu USD.

Thâm hụt thương mại còn bị tác động bởi nhiều yếu tố cả trong và ngồi nước, cả những vấn đề có tính lâu dài cũng như những vấn đề mang tính ngắn hạn như chính sách tỷ giá, mức thuế xuất nhập khẩu,… Tuy nhiên, thâm hụt thương mại là điều khó tránh khỏi đối với các nước đang trong q trình cơng nghiệp hóa do chưa có nền cơng nghiệp phát triển và cần nhập khẩu máy móc, cơng nghệ phục vụ cho cơng nghiệp hóa. Và điều này đã được chứng minh là trong nhiều năm qua, tỷ trọng nhập khẩu của các mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam.

3.2.2 Nợ nước ngoài gia tăng do thâm hụt ngân sách

Thâm hụt ngân sách Nhà nước (NSNN) được hiểu một cách chung nhất là sự vượt trội về chi tiêu so với tiền thu được trong năm tài khóa hoặc thâm hụt NSNN do sự

cố ý của chính phủ tạo ra nhằm thực hiện chính sách kinh tế vĩ mơ. Có nhiều cách để chính phủ bù đắp thiếu hụt ngân sách như tăng thu từ thuế, phí, lệ phí; giảm chi ngân sách; vay nợ trong nước, vay nợ nước ngoài; phát hành tiền để bù đắp chi tiêu,... Sử dụng phương cách nào, nguồn nào tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và chính sách kinh tế tài chính trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia.

Một phần của tài liệu Nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế của việt nam (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w