ĐVT: Tỷ đồng
Năm Tổng thu Tổng chi Thâm hụt GDP Tỷ lệ thâm hụt
trên GDP 2000 90.749 108.961 (18.212) 441.646 4.12% 2001 100.000 129.773 (29.773) 481.295 6.19% 2002 123.860 148.208 (24.348) 535.762 4.54% 2003 153.274 181.183 (27.909) 613.443 4.55% 2004 190.928 214.176 (23.248) 715.307 3.25% 2005 228.287 262.697 (34.410) 839.211 4.10% 2006 279.472 308.058 (28.586) 974.266 2.93% 2007 315.915 399.402 (83.487) 1.143.715 7.30% 2008 416.783 494.600 (77.817) 1.485.038 5.24% 2009 442.340 584.695 (142.355) 1.658.389 8.58% 2010 560.170 675.063 (114.893) 1.980.914 5.80% 2011 787.554 908.154 (120.600) 2.535.008 4.76% 2012 765.590 905.790 (140.200) 2.796.779 5.01% 2013F 816.000 978.000 (162.000) 2.945.008 5.50%
Qua số liệu từ bảng 3.6 cho thấy, tình trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam bình quân khoảng trên 5% GDP. Thâm hụt ngân sách tính từ 2000 đến 2010 hầu như không giảm về tỷ trọng, quy mơ gia tăng nhanh chóng: Năm 2000, con số thâm hụt ngân sách là 18,2 ngàn tỷ đồng tương đương tỷ lệ bội chi là 4,12% GDP và luôn giữ mức cao qua các năm. Đến năm 2007 các con số này tương ứng là 83,4 ngàn tỷ VND tương đương 7,3% GDP; năm 2009 tăng cao 142,3 ngàn tỷ đồng tương đương 8,58% là do Chính phủ thực thi chính sách kích cầu khoảng 15 ngàn tỷ đồng và năm 2010 là 114,89 ngàn tỷ đồng và tỷ lệ bội chi ở mức 5,8% và nếu tính cả việc phát hành trái phiếu chính phủ thì thâm hụt ngân sách cịn cao hơn nhiều, 9,7% GDP năm 2009 và 8,7% năm 2010.
Năm 2011, tỷ lệ bội chi ngân sách giảm xuống 4,76% GDP do trong năm này Chính phủ thực hiện quản lý chặt chẽ việc thu chi ngân sách. Nhưng trong năm tiếp theo 2012 thì bội chi cũng về lại mức trên 5% GDP, và dự toán cho năm 2013 bội chi sẽ là 5,50% GDP.
Thâm hụt ngân sách tăng cao là do Việt Nam thực hiện nhiều cam kết khi gia nhập WTO về việc giảm các loại thuế nhập khẩu, nguồn thu ngân sách chỉ cịn trơng chờ vào tăng thuế trong nước, đồng thời Chính phủ thực thi chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng đã làm tăng mức bội chi NSNN. Trong những năm gần đây, chi tiêu đầu tư cơng q lớn trong khi tiết kiệm nội địa cịn hạn chế, đầu tư khu vực Nhà nước hiệu quả rất thấp (ngoại trừ các dự án mang tính an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo), đầu tư mang tính dàn trãi, tham nhũng rất lớn, khả năng thu hồi từ dự án rất thấp, dẫn đến thất thu, làm tăng bội chi ngân sách Nhà nước trong thời gian dài. Thâm hụt ngân sách triền miên ở mức độ cao trong hơn mười năm qua đã làm cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong thế bất cân đối gia tăng, bất ổn kinh tế vĩ mô trở thành vấn đề thường trực. Theo đó nợ Chính phủ đã gia tăng.
3.3 Đánh giá thực trạng nợ nước ngoài của Việt Nam
Việc đánh giá thực trạng nợ nước ngồi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quyết định xem xét nên tăng thêm nợ hay giảm nợ, hoặc lựa chọn nguồn vốn nào tài trợ cho thích hợp, nhằm đảm bảo khả năng thanh tốn nợ và sử dụng nợ một cách hiệu quả trong tương lai.
Khi đánh giá tính ổn định bền vững nợ của Việt Nam, chúng ta cũng áp dụng theo các tiêu chí mà Ngân hàng thế giới hay IMF đang áp dụng cho những nước nghèo có tỷ lệ nợ cao (HIPCs) và các chỉ tiêu giám sát an toàn nợ do Việt Nam thiết lập (Luật quản lý nợ cơng có hiệu lực 01/01/2010), với các nội dung sau:
3.3.1 Đánh giá độ an toàn nợ nước ngoài của Việt Nam theo mức ngưỡng của HIPCs
Qua số liệu từ bảng 3.8, ta thấy từ năm 2006 đến năm 2010, tỷ lệ NPV/DBR bình quân là 95,57% (<250%) và tỷ lệ NPV/XK bình quân là 44,84% ( < 150%), đồng thời các tiêu chí tính lỏng nợ nước ngồi của Việt Nam là ổn định (TDS/XK là 2,06% và TDS/DBR là 5,04%) và thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế, về cơ bản là do Việt Nam đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu và duy trì mức thu ngân sách ổn định. Tổng hợp các chỉ tiêu tỷ lệ NPV/XK, NPV/DBR, đều thấp so với ngưỡng của HIPCs, nợ nước ngoài của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu về nợ bền vững và được đánh giá là vẫn ở ngưỡng an toàn mà Ngân hàng Thế giới đưa ra.
Bảng 3.8: Các tiêu chí đánh giá độ an toàn nợ nước ngoài của IMF và WB cho HIPCs Chệ tiêu đánh giá Năm Trung bình 2006 2007 2008 2009 2010 NPV/XK 50.91 45.96 35.44 51.41 40.49 44.84 NPV/DBR 89.96 81.29 67.56 137.74 101.28 95.57 NPV/GDP 33.07 30.72 24.12 30.79 28.43 29.43 X/GDP 64.95 66.84 68.06 59.88 70.23 65.99 DBR/GDP 36.76 37.79 35.71 22.35 28.08 32.14 TDS/XK 2.17 2.29 1.57 1.94 2.32 2.06 TDS/DBR 4.42 4.85 3.80 6.41 5.72 5.04
Nguồn:Tình hình nợ cơng và quản lý nợ cơng ở Việt Nam năm 2010-TS Mai Thu Hiền
3.3.2 Đánh giá tính ổn định của nợ theo các tiêu chí giám sát an tồn nợ nước ngoài của Việt Nam
Để đánh giá tính bền vững của nợ cơng, tiêu chí tỷ lệ nợ cơng/GDP được coi là chỉ số đánh giá phổ biến nhất cho cái nhìn tổng quát về tình hình nợ công của một quốc gia, đánh giá mức an tồn của nợ cơng. Mức độ an toàn được thể hiện qua việc nợ cơng có vượt ngưỡng an tồn tại một thời điểm hay giai đoạn nào đó hay khơng. Để bảo đảm an toàn của nợ cơng, các nước thường sử dụng các tiêu chí sau làm giới hạn vay và trả nợ: Thứ nhất, giới hạn nợ công không vượt quá 50% - 60% GDP hoặc không vượt quá 150% kim ngạch xuất khẩu. Thứ hai, nghĩa vụ trả nợ công không vượt quá 15% kim ngạch xuất khẩu và nghĩa vụ trả nợ của chính phủ khơng vượt quá 10% chi ngân sách. Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra mức quy định ngưỡng an tồn nợ cơng là 50% GDP. Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, tỷ lệ hợp lý
với trường hợp các nước đang phát triển nên ở mức dưới 50% GDP. Tuy nhiên, trên thực tế khơng có hạn mức an tồn chung cho các nền kinh tế; việc xác định “ngưỡng an toàn” chỉ là khái niệm tương đối, không phải tỷ lệ nợ công trên GDP thấp là trong ngưỡng an toàn và ngược lại. Mức độ an tồn của nợ cơng phụ thuộc vào tình trạng mạnh hay yếu của nền kinh tế thông qua hệ thống chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ như tốc độ tăng trưởng, tính bền vững trong phát triển, khả năng chống đỡ rủi ro.
Bảng 3.9: Các chỉ tiêu giám sát nợ nước ngoài của Việt Nam
Chỉ tiêu (%) 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng số dư nợ nước ngoài so với GDP 31.4 32.5 29.8 39 42.2 Nợ nước ngồi khu vực cơng so với
GDP 26.7 28.2 25.1 29.3 31.1
Nghĩa vụ trả nợ trung và dài hạn so với
xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ 4.0 3.8 3.3 4.2 3.4 Nghĩa vụ trả nợ nước ngồi của Chính
phủ so với thu NSNN 3.7 3.6 3.5 5.1 3.7 Dự trữ ngoại hối so với tổng dư nợ ngắn
hạn 6.380 10.177 2.808 290 187
Nghĩa vụ nợ dự phịng của Chính phủ so
với thu NSNN 4.5 4.6 4.7 4.3 5.8
Nguồn: Bản tin nước ngồi số 7-Bộ tài chính
Như vậy, trong thời điểm hiện tại, tỷ lệ nợ Chính phủ so với GDP, các chỉ tiêu nợ Chính phủ, nợ nước ngồi quốc gia đều trong giới hạn an toàn. Phần lớn các khoản vay nước ngồi của Chính phủ có kỳ hạn dài, lãi suất ưu đãi. Mức lãi suất vay trung bình nợ nước ngồi của Chính phủ năm 2009 là 1,9%/năm, năm 2010 là 2,1%/năm. Theo Bộ Tài chính, các chỉ số nợ của Việt Nam ở mức an toàn, nợ công được quản lý chặt chẽ theo quy định. Các khoản nợ trong nước và nước ngồi được thanh tốn đầy đủ, khơng có nợ xấu. Cụ thể, chỉ số nợ nước ngồi của Chính phủ trên GDP là 42,2%, vẫn dưới ngưỡng an toàn (50% GDP). Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ
khoảng 16% tổng thu ngân sách nhà nước (giới hạn an toàn 35%). Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung và dài hạn trong nhiều năm qua khoảng 3,3 - 4,8% kim ngạch xuất khẩu (giới hạn an toàn là 25%). Cơ cấu nợ nước ngoài đang giảm dần so với tổng dư nợ của Chính phủ nhằm giảm sự phụ thuộc vào vốn vay nước ngồi… So với các nước đang phát triển có cùng hệ số tín nhiệm, chỉ số nợ cơng và nợ nước ngồi của Việt Nam ở mức trung bình.
Vì vậy, để xác định, đánh giá đúng đắn mức độ an tồn của nợ cơng, không thể chỉ quan tâm đến tỷ lệ nợ trên GDP, mà cần phải xem xét nợ cơng một cách tồn diện trong mối liên hệ với hệ thống các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế quốc dân, nhất là tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động tổng hợp, hiệu quả sử dụng vốn (qua tiêu chí ICOR), tỷ lệ thâm hụt ngân sách, mức tiết kiệm nội địa và mức đầu tư tồn xã hội... Bên cạnh đó, những tiêu chí, như cơ cấu nợ cơng, tỷ trọng các loại nợ, cơ cấu lãi suất, thời gian trả nợ.... cũng cần được phân tích kỹ lưỡng khi đánh giá tính bền vững nợ cơng.
Đánh giá kết quả họat động vay, trả nợ và quản lý nợ cơng, nợ nước ngồi năm 2010, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cho rằng, Việt Nam đã huy động được khối lượng vốn lớn bổ sung cho đầu tư phát triển, cân đối ngân sách nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các chỉ tiêu về nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia nằm trong giới hạn an toàn, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Các hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng, linh họat, tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển đồng bộ thị trường tài chính...
3.3.3 Đánh giá tính ổn định của nợ theo sức mạnh thể chế và chất lượng chính sách quản lý nợ nước ngoài
đánh giá chất lượng quản lý nợ cơng đó là dựa vào chất lượng chính sách và thể chế. Các quốc gia có chính sách và thể chế tốt thì có thể chống đỡ được mức nợ cao hơn so với mức ổn định nợ cơ bản. Cách tiếp cận này đưa ra giá trị mức ngưỡng dựa vào tỷ lệ nợ truyền thống để làm cơ sở đánh giá thể chế và chính sách của quốc gia. Dựa vào giá trị ngưỡng, Ngân hàng Thế giới phân loại 3 mức thực hiện chính sách: kém, vừa và mạnh
Bảng 3.10: Mức ngưỡng phụ thuộc vào chính sách và thể chế theo tiêu chuẩn của HIPCs
Mức ngưỡng % Đánh giá sức mạnh thể chế và chất lượng chính sách Kém CPIA ≤ 3 Vừa 3 < CPIA < 3,9 Mạnh CPIA ≥ 3.9 NPV/GDP 30% 45% 60% NPV/X 100% 200% 300% NPV/DBR 200% 275% 350% Nguồn: WB Qua số liệu từ bảng 3.9 trên cho thấy, từ năm 2006 đến năm 2010, ba chỉ số hiện giá thuần nợ nước ngoài của Việt Nam: NPV/GDP ≤ 30%, NPV/X < 60% và NPV/DBR < 150%. Điều này cho thấy thể chế và chính sách quản lý nợ nước ngồi của Việt Nam xếp vào chỉ số CPIA ≤3, tức là ở mức kém.
Tóm lại, qua phân tích các chỉ tiêu đánh giá nợ nước ngoài, nghiên cứu nhận thấy mặc dù nợ nước ngồi của Việt Nam có gia tăng nhanh trong những năm gần đây nhưng vẫn nằm trong khả năng thanh toán, chưa rơi vào tình trạng nguy kịch như một số quốc gia Châu Âu.
4.ĐỊNH LƯỢNG MỐI QUAN HỆ GIỮA NỢ NƯỚC NGOÀI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 - 2012
Ước lượng ngưỡng nợ nước ngoài của Việt Nam theo mô phỏng đường cong Laffer nợ
Mặc dù các lí thuyết “debt overhang” khơng trực tiếp giải thích ảnh hưởng của nợ đến tăng trưởng nhưng ta có thể mở rộng và áp dụng đường cong Laffer nợ để mô tả đường cong Laffer về ảnh hưởng của nợ đến tăng trưởng. Do đỉnh đường cong Laffer nợ là điểm mà tại đó sự tăng lên trong tổng nợ bắt đầu tạo ra gánh nặng cho đầu tư, cải tổ kinh tế và các hoạt động khác, điểm này có thể liên quan đến điểm mà tại đó nợ bắt đầu ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng. Nó cũng chính là điểm chỉ ra mức độ nợ tối ưu mà một quốc gia có thể duy trì mà khơng phải lo ngại vấn đề “debt overhang”.
Nghiên cứu sử dụng hàm phi tuyến dạng đường cong phương trình bậc hai để mô phỏng đường cong Laffer nợ. Để vẽ được đường cong này nghiên cứu sử dụng phần mềm thống kê SPSS để vẽ đường cong theo các điểm phân tán của biến tỷ lệ tăng trưởng theo tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP (theo giá cố định năm 2000), ký hiệu GDP, số liệu từ năm 1986-2012. Đường cong được tìm thấy như Hình 4.1. Đỉnh của đường cong được xác định với giá trị bằng 65% đây chính là ngưỡng nợ nước ngồi trên GDP mà nghiên cứu cần tìm.
Tuy nhiên, để ngưỡng nợ nêu trên phản ánh đúng mức độ an toàn nợ của Việt Nam cần phải xem xét, đánh giá một cách toàn diện trong mối quan hệ tác động của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ, nhất là tỷ giá hối đối, lạm phát, tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, hiệu quả sử dụng vốn và khả năng chống đỡ rủi ro của nền kinh tế.
4.1 Mơ hình nghiên cứu
Nhằm đo lường tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, tác giả thực hiện mơ hình nghiên cứu với giả định là tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng bởi các biến kinh tế vĩ mô như: Nợ nước ngoài, đầu tư trong nước, dịch vụ nợ, độ mở của nền kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngồi, mơ hình dạng logarit (Log-log), mơ hình được tác giả sử dụng tương tự như mơ hình Frimpong, J. M.Oteng-Abayi, E. F sử dụng khi nghiên cứu các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế tại Ghana, 2006. Mơ hình này theo tác giả là phù hợp với hoàn cảnh nghiên cứu về nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay vì tình trạng nợ nước ngồi của Ghana cũng giống như các nước HIPCs, có thể tìm thấy số liệu thống kê của các biến trong mơ hình trong khi các mơ hình khác rất khó tìm được đủ số liệu thống kê. Mặt khác hệ số tuyến tính giữa biến tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP chỉ ở mức 20% cho nên mơ hình đa biến là lựa chọn phù hợp hơn. Mơ hình cụ thể như sau:
lnYt = α0 + α1 lnEDTt + α2 lnTDSt + α3 lnINVt + α4 lnFDIt + α5 lnEXPt + εt (1)
Trong đó:
- Biến Y (%) là biến phụ thuộc đại diện cho mức tăng trưởng kinh tế - Biến EDT là tỷ số giữa tổng số nợ nước ngoài trên GDP (%) - Biến TDS là tỷ lệ tổng dịch vụ nợ trên xuất khẩu (%)
- Biến INV là tỷ lệ đầu tư trong nước trên GDP (%)
- Biến FDI là tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP (%)
- Biến EXP là chỉ tiêu đại diện cho biến đo lường độ mở của nền kinh tế (%), được tính bằng cách lấy tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa dịch vụ chia cho tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa dịch vụ
Để phù hợp với mơ hình tăng trưởng kinh tế, quan điểm lý thuyết và phân tích phần trên đã trình bày, khi nợ nước ngoài của Việt Nam chưa vượt ngưỡng an toàn “threshold level” nên nghiên cứu kỳ vọng nợ nước ngồi tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu mong đợi α1 > 0, tỷ lệ tổng dịch vụ nợ trên xuất khẩu dự
kiến sẽ tác động tiêu cực do việc giảm chi phí đầu tư trong nước từ dịch vụ thanh toán nợ, nên nghiên cứu dự đoán α2 < 0, tỷ lệ đầu tư trong nước so với GDP dự kiến
sẽ có ảnh hưởng tích cực đáng kể vào tăng trưởng GDP, nên nghiên cứu mong đợi
α3 > 0, tương tự tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP bổ sung nguồn lực bên
ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mong đợi một tác động tích cực đến tăng