Tên biến Số quan sát Giá trị trung
bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất LA 133 0,2269877 0,1016999 0,033777 0,505874 SIZE 133 31,03752 1,34263 27,89338 33,74027 CAP 133 0,1266385 0,0919567 0,042556 0,614083 ROE 133 0,1056512 0,0639763 0,000753 0,284644 LLP 133 0,0071613 0,0037291 0,001442 0,0188 GDP 133 0,0576714 0,0042066 0,0525 0,0642
Theo bảng 4.1 ta thấy được giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của các biến trong mơ hình, cụ thể như sau:
- Tỷ lệ thanh khoản (LAi,t) của các ngân hàng thương mại Việt Nam khá cao, có giá
trị trung bình (0,2269877) nằm trong giới hạn giá trị lớn nhất (0,505874) và giá trị nhỏ nhất (0,033777) với độ lệch chuẩn là (0,1016999). Tỷ lệ này phản ánh đúng tình trạng nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2014 với những biến động lạm phát rất lớn và tình trạng này được chính phủ xử lý bằng hàng loạt các chính sách như: bán trái phiếu để giảm lượng cung tiền trong lưu thông; tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại. Cụ thể, năm 2008 ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam đạt tỷ lệ thanh khoản cao nhất (LA2008 = 0,505874), tỷ lệ thanh khoản thấp nhất là ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế
(LA2008 = 0,045544). Tuy nhiên, tỷ lệ thanh khoản thấp nhất của ngân hàng thương
mại cổ phần Quốc Tế vẫn lớn hơn giá trị tối thiểu (0,033777).
Trong bối cảnh kinh tế có những biến động lớn hàm chứa nhiều rủi ro từ thị trường, các ngân hàng thương mại đã chủ động tạo ra khả năng thanh khoản cao hơn để có thể đối phó với các biến động từ mơi trường kinh doanh.
- Trong giai đoạn này xảy ra một nghịch lý đó là các ngân hàng thương mại có quy
mô nhỏ lại hoạt động hiệu quả tức là mức độ thanh khoản cao hơn hẳn so với các ngân hàng quy mô lớn trong nước. Cụ thể, quy mô ngân hàng (SIZEi,t)_ Logarit (Tổng dư nợ ngân hàng i năm t) đạt giá trị trung bình là (31,03752), trong đó giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất lần lượt là (27,89338-33,74027), với độ lệch chuẩn là (1,34263). Cụ thể, ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam có tổng dư nợ năm 2014 là 450 ngàn tỷ đồng và tỷ lệ thanh khoản chỉ ở mức 0,120788 nhỏ hơn rất nhiều so với tỷ lệ thanh khoản trung bình là 0,2269877.
28
Trong khi đó, ngân hàng thương mại cổ phần Phát Triển Mê Kơng có tổng dư nợ thấp nhất vào năm 2008 là 1.300 tỷ đồng và tỷ lệ thanh khoản lại ở mức cao 0,287216. Đặc biệt ngân hàng thương mại cổ phần Phát Triển Mê Kơng trong giai đoạn 2008 – 2014 có tổng dư nợ dao động từ 1.300 tỷ đồng đến 3.900 tỷ đồng thấp nhất so với 18 ngân hàng cịn lại nhưng lại có tỷ lệ thanh khoản trong hai năm rất cao (LA2010 = 0,501551_tổng dư nợ 2010 là 2700 tỷ đồng, LA2011 = 0,418299_tổng dư nợ 2011 là 3.200 tỷ đồng). Hoặc những ngân hàng như ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải có tổng dư nợ chỉ đạt mức trung bình là 27.000 tỷ đồng cũng có tỷ lệ thanh khoản 0,245260 cao hơn tỷ lệ thanh khoản trung bình.
- Vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn (CAPi,t) có giá trị trung bình là (0,1266385),
trong đó giá trị nhỏ nhất (0,042556) và giá trị lớn nhất (0,614083), với độ lệch chuẩn (0,0919567). Cụ thể, ngân hàng thương mại cổ phần Phát Triển Mê Kông là ngân hàng có tỷ lệ vốn cao nhất là 0,614083 tuy nhiên tỷ lệ thanh khoản trong năm 2013 chỉ đạt 0,159959 thấp hơn tỷ lệ trung bình là 0,2269877. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu tỷ lệ vốn chỉ đạt 0,042556 thấp nhất so với các ngân hàng khác nhưng lại có tỷ lệ thanh khoản cao đạt 0,338268 vào năm 2011 so với tỷ lệ thanh khoản trung bình là 0,2269877. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cổ phần khác có tỷ lệ vốn dao động gần mức trung bình như: NHTMCP An Bình có tỷ lệ vốn là 0,293129 vào năm 2008 và giảm dần xuống cịn 0,084716 vào năm 2014 nhưng vẫn ln duy trì được tỷ lệ thanh khoản qua các năm dao động từ 0,222200 đến 0,349089 ở mức cao hơn tỷ lệ trung bình. Cụ thể, tỷ lệ thanh khoản năm 2008, 2014 lần lượt là 0,238093, 0,306923. Hoặc các ngân hàng khác như NHTMCP Kiên Long, Nam Á, Quốc Dân, Sài Gịn Cơng Thương, Sài Gịn Thương Tín, Xăng Dầu Petrolimex, Phương Đông là những ngân hàng có tỷ lệ vốn trong giai đoạn 2008 – 2014 có tỷ lệ vốn dao động ở mức trung bình nhưng lại ln có tỷ lệ thanh khoản cao hơn tỷ lệ thanh khoản trung bình là 0,2269877.
- Khả năng sinh lợi của ngân hàng (ROEi,t) khá cao có giá trị trung bình (ROE =
0,1056512) cụ thể, NHTMCP Á Châu có khả năng sinh lời cao nhất vào năm 2008 (ROE2008 = 0,284644) và tiếp tục duy trì khả năng sinh lời này với tỷ lệ rất cao qua
các năm 2009 – 2011 (ROE2009 = 0,217805, ROE2010 = 0,205225, ROE2011 =
0,268234). Vì vậy, trong giai đoạn này NHTMCP Á Châu ln duy trì một tỷ lệ thanh khoản cao (LA2008 = 0,357222, LA2009 = 0,269224, LA2010 = 0,232860, LA2011 = 0,338268). Bên cạnh đó, NHTMCP Quốc Dân có khả năng sinh lời thấp nhất ROE2012 = 0,000753 do vậy năm 2012 tỷ lệ thanh khoản của NHTMCP Quốc Dân là LA2012 = 0,086129 và khả năng sinh lời qua các năm sau cũng rất thấp cụ thể: ROE2013 =0,005761, ROE2014 = 0,002533.
- Rủi ro tín dụng (LLPi,t) của các ngân hàng thương mại có giá trị trung bình
(0,0071613), độ lệch chuẩn (0,0037291), với giá trị nhỏ nhất LLP2010 = 0,001442
của NHTMCP Mê Kông tương ứng với tỷ lệ thanh khoản rất cao của ngân hàng là LA2010 = 0,501551, giá trị lớn nhất LLP2008 = 0,0188 của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam có tỷ lệ thanh khoản ở mức trung bình là LA2008 = 0,290024. Với các chỉ tiêu đo lường về rủi ro tín dụng trong bài đã phản ánh được tác động ngược chiều
29
giữa rủi ro tín dụng với tỷ lệ thanh khoản của các ngân hàng thường mại được nghiên cứu. Tại mức giá trị lớn nhất tương đương 1,88% (nhỏ hơn rất nhiều so với tỷ lệ 3% do Ngân hàng Nhà nước quy định) cho thấy rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại luôn trong ngưỡng cho phép.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn này đạt giá trị trung bình
(0,0576714) với sự chênh lệch không đáng kể giữa mức cao nhất (0,0525) và thấp nhất (0,0642). Đây là tỷ lệ phản ánh tình hình kinh tế khá ổn định.
4.2. Phân tích tương quan