Biến Tác động Kết quả Mức ý nghĩa Giả thuyết
LLP - – 8,6454 5% Chấp nhận CAP - – 0,5849 5% Chấp nhận SIZE - -0.0363 5% Chấp nhận ROE + +0.3525 5% Chấp nhận GDP Chưa đủ cơ sở kết luận
- Biến LLPi,t =|– 8,6454| có giá trị lớn nhất so với các biến có ý nghĩa thống kê cịn
lại, vậy rủi ro tín dụng (giá trị trích lập dự phịng rủi ro tín dụng/tổng tài sản) là yếu tố tác động mạnh nhất và quan trọng nhất hiện nay trong quản lý thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (với mức ý nhĩa 5%).
- Tình hình chung của ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay yếu tố vốn chủ
sở hữu ngày càng quan trọng, biến CAPi,t = |– 0,5849| có sự tương quan ngược chiều khá mạnh đến tỷ lệ thanh khoản với mức ý nghĩa thống kê 5%.
- Biến quy mơ ngân hàng có mức tương quan -0,0362753 với tỷ lệ thanh khoản ngân
hàng, ở mức ý nghĩa 5%. Điều này cho thấy quy mơ ngân hàng có tác động ngược chiều lên tỷ lệ thanh khoản, nhưng mức tác động không cao. Mối tương quan này chỉ ra rằng, những ngân hàng có quy mơ nhỏ thường nắm giữ tỷ lệ thanh khoản cao hơn.
- Kết quả hồi quy cho thấy tỷ lệ lợi nhuận ROE có tương quan cùng chiều mạnh mẽ
với tỷ lệ thanh khoản với hệ số tương quan 0,352467, ở mức ý nghĩa 5%.
- Với mức ý nghĩa 5%, biến tỷ lệ tăng trưởng GDP năm hiện hành (∆GDPi,t) khơng
có ý nghĩa, nên chưa đủ cơ sở kết luận tỷ lệ tăng trưởng GDP có ảnh hưởng đến tỷ lệ thanh khoản của các NHTMCPVN giai đoạn 2008 - 2014
5.2. Một số kiến nghị
39
5.2.1 Đối với biến rủi ro tín dụng
- Để tăng tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam cần giảm giá trị
trích lập dự phịng rủi ro tín dụng vì là yếu tố quan trọng bậc nhất hiện nay vì các ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2008 – 2014 tỷ lệ thanh khoản giảm rõ rệt. Là yếu tố đảm bảo tính bền vững trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hầu hết các ngân hàng hiện nay đã và đang vượt qua tỷ lệ nợ xấu 3% do nhà nước quy định.
- Trong thực tế, khi các ngân hàng thương mại tăng trưởng tín dụng hay cho vay
nhiều hơn sẽ làm cho dự phịng rủi ro tín dụng tăng lên. Đây là mục tiêu kinh doanh và cũng là nguồn thu lớn nhất trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại hiện nay. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng hay cho vay ra thị trường lại làm gia tăng các khoản nợ xấu dẫn đến rủi ro cao, làm giảm tỷ lệ thanh khoản.
- Do vậy, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần quan tâm kiểm soát chặt chẽ
những rủi ro có thể gặp phải khi tăng trưởng tín dụng để khắc phục kịp thời việc tăng tỷ lệ trích lập dự phịng trong khi hoạt động kinh doanh của ngân hàng phụ thuộn phần lớn vào yếu tố này. Đây cũng chính là mục tiêu làm tăng tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2014.
- Mặt khác, khi tín dụng tăng trưởng mạnh trong thị trường nảy sinh hai vấn đề lớn:
Bản thân NHTM chấp nhận rủi ro để đạt mục tiêu tăng quy mơ cho vay, cịn người đi vay vì thấy dễ tiếp cận nguồn vốn sẽ có tâm lý sử dụng vốn vay bừa bãi, khơng hiệu quả. Vì vậy, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng kiểm sốt các khoản vay phải thật chặt chẽ bằng nhiều cách; thẩm định hồ sơ vay của khách hàng phải đảm bảo đúng quy trình, tiêu chuẩn vay; giáo dục đạo đức kinh doanh trong toàn hệ thống; đội ngũ cán bộ phải thường xuyên được đào tạo chuyên môn cao hơn để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong hoạt động ngân hàng;…từ đó, làm giảm tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn. Bên cạnh đó, các khoản nợ xấu và nợ quá hạn đưa vào dạng kiểm sốt đặc biệt để các NHTMC có thể kịp thời xử lý làm giảm các rủi ro, tổn thất cho ngân hàng.
5.2.2 Đối với biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng
- Những biến động lớn trong ngành ngân hàng trong giai đoạn 2008 – 2014 như sát
nhập giữa NHTMCP Tín Nghĩa, Đệ Nhất sát nhập vào NHTMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, hoạt động tái cơ cấu tại các ngân hàng thương mại khác,…các hoạt động này cũng làm tăng vốn tại các ngân hàng lên rất lớn.
- Có rất nhiều cách để ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu của mình như: phát hành thêm
cổ phiếu ra thị trường, bán cổ phần cho các đối tác chiến lược là các ngân hàng trong nước, các ngân hàng nước ngồi, các tổng cơng ty trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài, thực hiện chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, sử dụng thặng dư vốn cổ phần của năm trước để tăng vốn cho năm nay, trích lập các quỹ từ nguồn lợi nhuận năm trước. Với những phương án trên dùng để tăng vốn chủ sở hữu đồng thời tạo ra nhiều mối quan hệ đáp ứng được quá trình hội nhập của các ngân hàng thương mại hiện nay. Tuy nhiên, trong kết quả nghiên cứu vốn chủ sở hữu gia tăng lại nghịch biến với tỷ lệ thanh
40
khoản, lý giải tác động nghịch biến này dựa vào thực trạng của ngành ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2014 như sau; dưới sức ép của Basel III thì các ngân hàng có vốn chủ sở hữu nhỏ lại có tính thanh khoản cao ; trong khi thực tế các NHTMCPVN lại không ngừng gia tăng vốn chủ sở hữu.
- Thực tế tại Việt Nam, những ngân hàng nhỏ thường chịu sức ép lớn về thanh khoản
và rủi ro thanh khoản hơn những ngân hàng lớn, do đó những ngân hàng nhỏ thường chủ động duy trì một tỷ lệ thanh khoản cao để đáp ứng những yêu cầu thanh khoản từ ngân hàng nhà nước, và đối phó với những biến động từ thị trường. Những ngân hàng nhỏ, với mạng lưới giao dịch ít, thời gian thành lập sau và uy tín chưa cao, khó thu hút được lượng tiền gửi dồi dào. Do đó, nhóm những ngân hàng nhỏ này sẽ duy trì một tỷ lệ thanh khoản cao hơn. Ngược lại, những ngân hàng có quy mô lớn, mạng lưới chi nhánh rộng khắp, gia tăng tổng tài sản, phát triển quy mơ sẽ dễ bề đối phó với những diễn biến thanh khoản từ thị trường, đồng thời nhóm ngân hàng này có lợi thế hơn từ những ưu đãi của ngân hàng nhà nước.
- Mặt khác, nếu duy trì một tỷ lệ thanh khoản quá cao trong ngân hàng điều này gây
khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong quá trình kinh doanh, cạnh tranh.
- Kinh doanh hiệu quả, quản lý về nhân sự, tài chính, hệ thống chặt chẽ,…là điều
kiện tiên quyết trong việc gia tăng lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Vì điều nay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay dù quy mô lớn hay nhỏ vẫn chưa thực hiện được một cách đồng bộ.
- Bên cạnh đó, các hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại còn phụ
thuộc rất lớn vào các chính sách tài chính và tài khố của nhà nước. Vì vậy, các NHTMCP cần có những ứng biến linh hoạt cho phù hợp với các chính sách kinh tế vĩ mơ.
5.2.3 Đối với biến tỷ lệ lợi nhuận
- Tỷ lệ lợi nhuận có mối quan hệ đồng biến với tỷ lệ thanh khoản, do vậy muốn tăng
tỷ lệ thanh khoản phải gia tăng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Thực tế, lợi nhuận của các NHTMCP được mang lại từ hoạt động cho vay là phổ
biến đồng nghĩa với các hoạt động kinh doanh phải thật hiệu quả, cạnh tranh tốt nhất, sản phẩm đa dạng và rủi ro thấp nhất. Từ hoạt động kinh doanh hiệu quả và sinh lời từ đó làm tăng khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam. Cho vay nhiều cũng làm tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và cũng làm tăng tỷ lệ thanh khoản.
5.2.4 Một số giải pháp khác nâng cao tính thanh khoản của các NHTMCPVN
- Năng lực tài chính là điều kiện quan trọng để ngân hàng có thể duy trì một tỷ lệ
thanh khoản cao. Trong khi đó, về quy mơ vốn các ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ đạt 50% so với khung an toàn của Camel đưa ra. Số những ngân hàng đáp ứng được yêu cầu này là nhóm 4 ngân hàng BIDV, Agribank, Vietcombank, Vietinbank.
Comment [A1]: Viết kỹ hơn, 1 đoạn ít nhất phải
41
- Để nâng cao năng lực tài chính, các ngân hàng cần nhanh chóng tăng vốn điều lệ,
xử lý nợ tồn đọng để lành mạnh hóa tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, phòng ngừa được rủi ro thanh khoản.
- Nhà nước cần có những chính sách tạo điều kiện cho kinh tế phát triển bền vững,
ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát, thúc đẩy sản xuất. Việc tăng cường các biện pháp nhằm thu hút đầu tư trong nước, khuyến khích đầu tư nước ngồi, đẩy mạnh xuất khẩu sẽ giải quyết được vấn đề khó khăn cho doanh nghiệp, góp phần giảm nợ xấu của ngân hàng, giải quyết được vấn đề dư thừa thanh khoản mà các ngân hàng hiện nay đang phải đối mặt.
- Chính phủ cần đảm bảo tính ổn định của nền kinh tế để hỗ trợ các ngân hàng
thương mại nâng cao được khả năng thanh khoản thông qua các công tác cụ thể như sau:
+ Kiểm soát và khắc phục kịp thời, nhanh chóng các yếu tố tiềm ẩn có thể gây ra
mất ổn định kinh tế vĩ mô; theo dõi và thực hiện các biện pháp nhằm bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát, đảm bảo tăng trưởng kinh tế an toàn và ổn định.
+ Theo dõi và điều hành chặt chẽ cán cân thanh toán tổng thể, cân đối tiền - hàng,
kiểm soát và hạn chế nhập siêu cũng như bội chi ngân sách Nhà nước.
+ Ngân hàng Nhà nước cần có những quy định buộc các ngân hàng thương mại chú
trọng quản lý rủi ro và có biện pháp chế tài buộc các ngân hàng thương mại tuân thủ. Ngân hàng Nhà nước cần tiến hành đánh giá, xác định thực trạng hoạt động, chất lượng tài sản và rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại; Tiến hành đánh giá và phân loại các ngân hàng thương mại; Xây dựng và triển khai phương án cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém và các ngân hàng thương mại khác; Triển khai sáp nhập, hợp nhất và mua lại; Tăng vốn điều lệ và xử lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại; Cơ cấu lại hoạt động và hệ thống quản lý của các ngân hàng thương mại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như hiệu quả quản lý rủi ro tại các ngân hàng thương mại này.
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
- Dữ liệu thu thập để nghiên cứu, tác giả chỉ giới hạn trong giai đoạn 2008 – 2014 là
khoảng thời gian nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động; lạm phát cao, suy thoái, tăng trưởng,…do hạn chế về số liệu thu thập cho nên không phản ánh đầy đủ được trong đề tài nghiên cứu.
- Nghiên cứu chỉ tiến hành trong phạm vi các NHTMCPVN, mà chưa đề cập đến các
trung gian tài chính khác.
- Lịch sử ngành ngân hàng tại Việt Nam còn non trẻ so với thế giới, cũng như những
biến cố của quá trình phát triển đất nước là một trở ngại trong nghiên cứu của tác giả khi tiến hành thu thập số liệu.
- Chưa nghiên cứu sự khác biệt giữa các NHTM nhà nước, NHTM cổ phần; NHTM
nước ngồi,….như; văn hố kinh doanh, cơ chế pháp lý và luật pháp kinh doanh trong Comment [A2]: Em viết lại cho đủ ý câu này?
42
lĩnh vực ngân hàng, các chính sách kinh tế liên quan và tác động trực tiếp đến hoạt động của NHTM, sự khác biệt về thị phần kinh doanh giữa NHTM nhà nước và NHTM cổ phần,...đó là những yếu tố có khả năng tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại các NHTM tại Việt Nam.
Trên đây là một số hạn chế của đề tài và cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài sau này. Nếu bài nghiên cứu tiếp theo khắc phục được nhược điểm trên sẽ đưa ra được kết quả chính xác hơn về yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng.
43
TÓM TẮT CHƯƠNG 5
Đề tài nghiên cứu một số yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng thương mại tại Việt Nam, được xác định trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu cùng lĩnh vực trước đó ở một số nước, sau đó tiến hành tổng hợp, phân tích để tìm ra những yếu tố phù hợp nhất với thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, trả lời cho 03 câu hỏi đặt ra khi tiến hành nghiên cứu.
Sau kết quả phân tích hồi quy đã giúp tác giả đưa ra được những kiến nghị có ích cho hoạt động kinh doanh của NHTMCPVN hiện nay.
Tuy nhiên, nghiên cứu không tránh khỏi những yếu tố khách quan từ môi trường, thời gian, con người,…Vì vậy, những hạn chế này cũng chính là hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả.
44
KẾT LUẬN
Với mục tiêu nghiên cứu một số yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản ngân hàng, đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu và đạt được mục tiêu đề ra. Kết hợp với việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mơ tả mẫu nghiên cứu và phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tiếp đó, đề tài sử dụng phương pháp hồi quy theo dữ liệu bảng mà cụ thể là dùng phương pháp OLS để tiến hành kiểm định mơ hình có vi phạm các giả định hồi qui hay khơng, sau đó tiến hành dùng phương pháp GLS để khắc phục hiện tượng tự tương quan bậc nhất giữa các sai số và hiện tượng phương sai thay đổi để đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả, bài nghiên cứu lựa chọn được mơ hình cuối cùng gồm 04 biến tác động đến tỷ lệ thanh khoản ngân hàng: Rủi ro tín dụng LLP, Quy mơ ngân hàng, Tỷ lệ vốn, Tỷ lệ lợi nhuận. Từ kết quả thu được, đề tài sẽ giúp các cơ quan quản lý, các ngân hàng thương mại, các nhà đầu tư có cái nhìn tồn diện và chính xác hơn thanh khoản và đặc biệt là các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản ngân hàng hiện nay ở Việt Nam.
Những kết quả nghiên cứu trên đây vẫn còn gặp phải một số hạn chế, thiếu sót, chưa đạt được sự thấu đáo, đầy đủ. Tác giả mong nhận được sự góp ý, trao đổi, chỉ dẫn của các Thầy (Cô), các nhà khoa học và bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này để kết quả nghiên cứu ngày càng hoàn thiện hơn.
45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Đức Thành, Vũ Minh Long (2014), “Đánh giá hệ thống ngân hàng thương
mại Việt Nam thông qua các chỉ số lành mạnh tài chính”, Tạp chí Khoa Học Cơng Nghệ Việt Nam số 18 năm 2014.
2. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê.
3. Phạm Phú Nhân (2011), “Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng của NHTM”, Tạp
chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 10, trang 29-31.
4. Tơ Ngọc Hưng, Nguyễn Đức Trung (2011), “Hoạt động ngân hàng Việt Nam-
Nhìn lại năm 2011 và một số giải pháp cho năm 2012”, Học viện ngân hàng.
5. Trương Quang Thông (2013), “Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của
hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Phát Triển Kinh Tế 276 (10/2013) 50-62.