Kết quả Matlab mơ phỏng dị được đỉnh GP

Một phần của tài liệu Tối ưu công suất hệ thống tấm bin năng lượng mặt trời khi có hiện tượng bóng che (Trang 53 - 57)

3.3. Thuật toán P&O trong điều kiện dãy PV bị bóng che một phần

3.3.2.2 Kết quả Matlab mơ phỏng dị được đỉnh GP

Hình 3.17: Kết quả mơ phỏng thuật tốn P&O dưới điều kiện dãy PV bị bóng che một

phần

Giải thích tổng quan thuật tốn P&O dưới điều kiện dãy PV bị bóng che một phần như trong hình 3.17:

- Bình thường khi 90 module có cùng cường độ bức xạ G = 1 (khơng bị bóng che) thì đường cong P – V của dãy array như hình 3.18, điểm làm việc sẽ dao động quanh điểm MPP nhờ thuật toán P&O, cụ thể là ở chương trình chính gọi chương trình con P&Ọ Lúc này VMPP ≈ 170 V, PMPP ≈ 54,4 KW.

- Vì một lí do gì đó (ví dụ bị mây che), dãy PV bị bóng che một phần như trong minh họa trường hợp 2, đường cong P – V của dãy khơng cịn như hình 3.18 nữa, mà nó bị dịch chuyển như hình 3.19. Nhưng điểm làm việc vẫn ở gần Vref ≈ 170 V, nên thuật tốn P&O vẫn tìm được một điểm cực đại ở vùng lân cận, đó là điểm Ẹ

Hình 3.19: Đường cong P –V của dãy khi dãy PV bị bóng che một phần

Ta thấy cơng suất thay đổi rất lớn, từ 54,4 KW xuống chỉ còn khoảng 16 KW(điểm E). Nếu ta chấp nhận điểm E là điểm làm việc, thì ta đã phí tổn một lượng cơng suất khơng nhỏ, vì có một điểm có cơng suất lớn hơn điểm E khá nhiều, đó là điểm B (điểm B có cơng suất khoảng 24 KW). Nên lúc này chương trình chính sẽ gọi chương trình con dị tìm điểm GP .

- Đầu tiên chương trình con dị tìm điểm GP sẽ dị về phía bên trái điểm E một nhiễu loạn là ∆Vlarge, ∆Vlarge ≈ 65 % Voc_module tức là khoảng 0.65x21.06 ≈ 13.7 V. Vì theo kết luận quan trọng phía trên khoảng cách tối thiểu giữa 2 đỉnh kế tiếp nhau là gần 80 % Voc_module, nên khi nhiễu loạn ∆Vlarge ≈ 65 % Voc_module ta sẽ không bỏ qua bất cứ đỉnh nàọ Lúc này ∆Ptt sẽ được đo (∆Ptt là sự thay đổi công suất khi nhiễu loạn một lượng ∆Vlarge) và so sánh với ∆Ptol (∆Ptol khoảng 4% công suất dãy), xem khối 9 sơ đồ. Ý nghĩa của việc này là để biết đường cong P – V có nhiều đỉnh hay có một đỉnh (lưu ý khi dãy PV bị bóng che hồn tồn thì đường cong P – V chỉ có một đỉnh, tức là giống như trường hợp khơng bị bóng che , nhưng lúc này công suất của dãy nhỏ hơn).

 Nếu đường cong P – V chỉ có một đỉnh, thì thường độ dốc của nó lớn, nên khi nhiễu loạn một lượng ∆Vlarge thì theo thực tiễn sự thay đổi công suất ∆Ptt > ∆Ptol, lúc này chương trình con dị tìm điểm GP sẽ quay về chương trình chính, và thuật tốn P&O sẽ làm nhiệm vụ của nó.

 Nếu đường cong P – V có nhiều đỉnh, thì thường độ dốc của nó nhỏ, nên khi nhiễu loạn một lượng ∆Vlarge thì theo thực tiễn sự thay đổi công suất ∆Ptt < ∆Ptol, lúc này chương trình con dị tìm điểm GP sẽ tiếp tục.

- Chương trình con dị tìm điểm GP tiếp tục bằng cách tính tốn độ dốc dP/dV âm hay dương bằng một nhiễu loạn nhỏ (cứ sau một nhiễu loạn lớn ∆Vlarge, là một nhiễu loạn nhỏ).

 Nếu độ dốc khơng thay đổi thì nó tiếp tục dị cho đến khi có sự thay đổị

 Nếu độ dốc thay đổi thì nó nhận biết rằng có một điểm cực đại trong vùng lân cận, lúc này nó sẽ gọi chương trình con P&O để xác định điểm cực đại (điểm D). Sau đó, nó sẽ so sánh thấy cơng suất tại điểm D lớn hơn cơng suất tại điểm E, nó sẽ nhận cơng suất tại điểm D như là một công suất MPP tạm thời, và tương tự nó sẽ dị đến điểm B. Khi dò đến điểm A, nó nhận thấy rằng cơng suất tại điểm A nhỏ hơn công suất tại điểm B, lập tức nó xác định điểm B là điểm GP. Vì theo kết luận phía trên “ hai bên của đỉnh GP, thì độ lớn của các đỉnh cơng suất tiếp theo (tính từ đỉnh GP) sẽ liên tục giảm.

Một phần của tài liệu Tối ưu công suất hệ thống tấm bin năng lượng mặt trời khi có hiện tượng bóng che (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)