KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 4.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Ứng dụng truyền thông công nghiệp sử dụng PLC S7-400 (Trang 83 - 84)

MƠ HÌNH LÝ THUYẾT ỨNG DỤNG

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 4.1 Kết luận

4.1. Kết luận

Đề tài nghiên cứu khoa hoc đã trình bày khái quát một số phương pháp điều khiển và giám sát trong hệ thống SCADA. Làm nổi bật về mạng truyền thông công nghiệp và ứng dụng của phần mềm WinCC trong điều khiển và giám sát các hệ thống sản xuất tự động.

Với phương pháp đề xuất Ứng dụng truyền thông công nghiệp trong PLC S7400, đã liên kết được phần mềm WinCC V7.2 với PLC S7400 để điều khiển giám sát các hệ thống tự động hóa một cách thuận tiện và đa dạng trong nhiều lĩnh vực sản xuất.

Việc khai thác thiết bị điều khiển PLC S7400, trở nên có hiệu quả khi viết các chương trình điều khiển và giám sát trên phần mềm, nhằm đáp ứng được các yêu cầu công nghệ của các hệ thống sản xuất trong thực tế. Đồng thời kết hợp các ngõ vào, ngõ ra của PLC đã đưa các thiết bị điện – điện tử khác vào để ứng dụng trong hệ thống như các loại cảm biến, bộ đếm, van điện từ, cân điện tử, rơ le, contactor, động cơ điện,…

Dựa vào yêu cầu công nghệ của các hệ thống sản xuất tự động trong thực tiễn, thiết kế ra được các giao diện HMI trên phần mềm WinCC V7.2 nhằm điều khiển và giám sát rất tiện dụng, dễ dàng cho người vận hành đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật.

Việc phối hợp phần mềm WinCC và PLC S7400 đã thiết kế ra được các mơ hình lý thuyết ứng dụng có tính ứng dụng thực tế cao, rất trực quan, dễ vận hành, đó là các mơ hình: Điều khiển giám sát hệ thống chiết rót, đống nắp, dán nhãn, đóng gói sản phẩm; Điều khiển giám sát hệ thống xử lý nước thải; Điều khiển giám sát hệ thống trộn màu sơn tự động.

Qua việc thực hiện đề tài đã khai thác được sức mạnh của công nghệ thông tin trong việc tìm kiếm tài liệu nghiên cứu, cũng như sử dụng các phần mềm SCADA trong thiết kế và điều khiển một cách hiệu quả.

Ứng dụng các mơ hình lý thuyết vào trong giảng dạy trong học phần Điều khiển lập trình PLC nâng cao cho sinh viên ngành CNKT Đ-ĐT tại trường CĐCN Thủ Đức, nhằm nâng cao tính trực quan trong dạy và hoc, giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các dây chuyền sản xuất trong thực tế.

69

Khi thực hiện thiết kế các dự án, để thuận tiện ta làm theo theo trình tự: Cấu hình phần cứng cho PLC → Viết chương trình điều khiển trên phần mềm PLC→ Tạo kết nối giữa PLC và WinCC → Tạo các biến điều khiển liên kết với PLC trên Win CC → Thiết kế giao diện HMI trên WinCC → Chạy mô phỏng → Kết nối phần cứng với các thiết bị đầu cuối → Vận hành.

Một phần của tài liệu Ứng dụng truyền thông công nghiệp sử dụng PLC S7-400 (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)