Kinh nghiệm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của một số NHTM

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP đông á sở giao dịch TP HCM (Trang 35)

Hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngồi trên thị trường Việt Nam đang ngày càng mở rộng, nhất là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Trong khi các NHTM trong nước cạnh tranh khốc liệt để phát triển tín dụng, chạy đua lãi suất, thì các ngân hàng nước ngoài lại đi sâu phát triển các lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, kinh doanh vốn và thị trường ngoại hối, nghiệp vụ ngân hàng tồn cầu, thanh tốn quốc tế và tài trợ chuỗi cung ứng, dịch vụ lưu ký chứng khoán. Các ngân hàng nước ngồi có nhiều lợi thế hơn các NHTM Việt Nam về vốn, cơng nghệ, trình độ quản lý và đặc biệt là cung ứng những sản phẩm dịch vụ ngân hàng quốc tế hồn hảo. Do đó, khi tham gia hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài sẽ đi vào phát huy những sản phẩm dịch vụ này. Trong khi đó, mảng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, trong đó có hoạt động TTQT ở các NHTM Việt Nam ngoại trừ một số ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank, ACB, BIDV, Techcombank... thì hầu hết chưa được quan tâm chú trọng phát triển. Sau đây là những thành tựu và kinh nghiệm phát

triển hoạt động TTQT của một số ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

1.5.1 Ngân hàng HSBC

Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải là sáng lập viên của tập đồn HSBC. Hiện nay HSBC có khoảng 9500 văn phịng đại diện và chi nhánh tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tập đoàn HSBC là một trong những tổ chức tài chính và ngân hàng lớn nhất trên thế giới. HSBC hiện là Ngân hàng nước ngoài xét về vốn đầu tư, mạng lưới hoạt động, sản phẩm, số lượng nhân viên và khách hàng.

Tại Việt Nam, HSBC là một trong những ngân hàng nước ngoài hàng đầu về lĩnh vực TTQT, cung cấp từ sản phẩm truyền thống đến giải pháp kinh doanh chuyên biệt. HSBC là ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực giao dịch quyền chọn, hốn đổi lãi suất, sản phẩm phái sinh tín dụng. Năm 2008, HSBC tiếp tục là ngân hàng tiên phong trong việc cung cấp sản phẩm mang tính đột phá sáng tạo, đáp ứng nhu cầu khách hàng Việt Nam.

Năm 2010, HSBC được tạp chí Global Finance bình chọn là ngân hàng trực tuyến dành cho khách hàng cá nhân tốt nhất Việt Nam. Hàng loạt những giải thưởng HSBC đã dành được như: Ngân hàng nước ngoài tốt nhất Việt Nam do Finance Asia bình chọn, Ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2008, 2009 do Asset Tripped A bình chọn, Ngân hàng nước ngoài cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2006, 2007, 2009 do tạp chí AsiaMoney bình chọn…

1.5.2 Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

Tại Việt Nam, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam là ngân hàng đầu đàn, chiếm uy tín lớn trong lĩnh vực thanh toán đối ngoại. Tháng 4/1963, Ngân hàng Ngoại Thương chính thức khai trương, hoạt động như một ngân hàng đối ngoại độc quyền. Trong những năm qua, Ngân hàng Ngoại Thương ln đóng vai trị chủ đạo, duy trì vị trí số một, vững chắc trong thị phần thanh toán xuất nhập khẩu và bảo lãnh của cả nước với doanh số thanh tốn xuất nhập khẩu khơng ngừng tăng qua các năm. Với thế mạnh là một ngân hàng đối ngoại chủ lực của quốc gia, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã thiết lập

quan hệ đại lý với hơn 1.300 ngân hàng tại gần 90 quốc gia trên khắp các châu lục, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động thanh toán của ngân hàng. Năm 2009, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Ngân hàng Ngoại Thương đạt 25,62 tỷ USD. Dù sự cạnh tranh khốc liệt về tỷ giá, lãi suất chiết khấu, phí thanh tốn, thủ tục thanh tốn, dịch vụ chăm sóc khách hàng… đã làm cho thị phần TTQT của ngân hàng bị chia sẻ nhưng Ngân hàng Ngoại Thương vẫn giữ được 20,4% thị phần thanh toán xuất nhập khẩu cả nước trong năm 2009. Năm 2010, doanh số thanh toán XNK qua ngân hàng vẫn đạt thị phần 20% đạt gần 31 tỷ USD, tăng gần 21% so với năm 2009, khẳng định vị trí dẫn đầu trong hoạt động của NHTM Việt Nam về TTQT.

1.5.3 Ngân hàng Công Thương Việt Nam

Hoạt động TTQT tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam được thực hiện từ năm 1991. Sau 22 năm hoạt động, đặc biệt là trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền ngoại thương đất nước, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của NHCT cũng đạt những bước tiến đáng kể. Cùng với sự tăng trưởng về doanh số thanh toán, các sản phẩm của thanh toán XNK cũng ngày càng đa dạng từ chuyển tiền đến nhờ thu, tín dụng chứng từ đến bảo lãnh, tái bảo lãnh và một số sản phẩm khác. Năm 2010, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của NHCT đạt 15,96 tỷ USD, trong đó doanh số thanh tốn nhập khẩu đạt 10,29 tỷ USD tăng 28,8% so với 2009, doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 5,67 tỷ USD tăng 26% so với năm 2009.

Theo thống kê từ Ngân hàng Nhà Nước thì có khoảng 50% doanh số thanh tốn xuất nhập khẩu thuộc về các NHTM Nhà nước bao gồm: NH Ngoại Thương, NH Công Thương, NH Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, NH No&PTNT VN. Tuy nhiên thị phần thanh toán của các NHTM Nhà Nước đang giảm sút, ngay đến NH Ngoại Thương Việt Nam năm 2003 chiếm 27,5% doanh số thanh tốn XNK cả nước thì đến năm 2010 chỉ cịn chiếm 20%. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO thì sự cạnh tranh khơng chỉ diễn ra giữa các NHTM Nhà Nước lớn mà còn bị cạnh tranh rất lớn bởi hệ thống ngân hàng cổ phần và các ngân hàng nước ngoài.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 đã trình bày những lý luận cơ bản TTQT nói chung: Khái niệm, phương thức chủ yếu dùng trong TTQT. Đồng thời chương 1 cũng trình bày các tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động TTQT của NHTM. Qua đó chỉ ra được những nhân tố cũng như những rủi ro trong TTQT ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động TTQT của NHTM. Đó là những cơ sở lý luận cho những phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Đơng Á nói chung và của Sở giao dịch TP.HCM nói riêng. Và mục đích cuối cùng để tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TTQT tại DongA Bank – Sở giao dịch TP.HCM trong thời gian tới.

30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á –

SỞ GIAO DỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đơng Á

2.1.1. Q trình hình hình và cơ cấu tổ chức

Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) là ngân hàng thành lập mới đầu tiên theo Pháp lệnh Ngân hàng 1992 theo giấy phép kinh doanh số 0301442379 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 1/7/1992.

Tên doanh nghiệp: Ngân hàng TMCP Đông Á

Tên giao dịch: DONG A COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Tên viết tắt : DAB

Trụ sở chính: 130 Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM Điện thoại: (+84.8) 3995 1483 - 3995 1484 Fax: (+84.8) 3995 1603 - 3995 1614 Website: www.dongabank.com.vn Email: 1900545464@dongabank.com.vn Logo: Vốn điều lệ: 4.500.000.000.000 đồng

Giấy phép thành lập: số 135/GP-UB ngày 06/04/1992 của UBND TP. HCM

Giấy phép hoạt động: số 009/NH-GP ngày 27/03/1992 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0301442379 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp, đăng ký lần đầu số 059011 ngày 08/04/1992, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 17/06/2011

Tài khoản: 453 100 838 tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP. HCM

Qua hơn 21 năm hoạt động, DongA Bank đã khẳng định là một trong những ngân hàng cổ phần phát triển hàng đầu của Việt Nam, đặc biệt là ngân hàng đi đầu trong

việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đáp ứng nhu cầu thiết thực cho cuộc sống hàng ngày.

Những thành tựu vượt bậc của DongA Bank được thể hiện qua những con số ấn tượng như sau:

Vốn điều lệ tăng 225 lần, từ 20 tỷ đồng lên 4.500 tỷ đồng. Tổng tài sản đến cuối năm 2012 là 68.548 tỷ đồng.

Từ 03 phòng nghiệp vụ chính là Tín dụng, Ngân quỹ và Kinh doanh lên 32 phòng ban thuộc hội sở và các trung tâm cùng với 3 công ty thành viên và 240 chi nhánh, phòng giao dịch, trung tâm giao dịch 24h trên toàn quốc.

Nhân sự tăng 7,8%, từ 56 người lên 4.368 người.

Sở hữu gần 6 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Đối với DongA Bank, sau 21 năm hoạt động với những kết quả đạt được, vị thế của DongA Bank đã được khẳng định cả trong và ngoài nước. Với khả năng vượt trội về công nghệ, các sản phẩm dịch vụ của DongA Bank đã có những bước đi khá vững chắc với hàng loạt các sự kiện, trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần có uy tín mạnh mẽ đối với gần 6 triệu khách hàng Việt Nam.

Như đã nói ở trên, thương hiệu DongA Bank là một trong những thương hiệu mạnh được nhiều người biết đến. Thương hiệu DongA Bank xếp vị trí thứ 2 về mức độ nhận biết đầu tiên (Top of Mind) trên thị trường ngân hàng nói chung và vị trí thứ 1 tại khu vực TP.HCM. DongA Bank vinh dự được trao tăng nhiều giải thưởng về thương hiệu như “Thương hiệu mạnh Việt Nam”, “Thương hiệu nổi tiếng quốc gia và doanh nhân xuất sắc đất Việt 2010”, “Thương hiệu Việt u thích nhất 2010”… DongA Bank duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực kiều hối và là ngân hàng duy nhất ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nhận giải thưởng quốc tế của Hiệp hội chuyển tiền quốc tế vào tháng 11/2010.

Cùng với quá trình hội nhập, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng đang diễn ra ngày càng gay gắt với sự góp mặt của nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính trong nước và quốc tế, chiến lược "Hội nhập và Phát triển" của Ngân hàng Đơng Á xác định mơ hình hoạt động của Đông Á trong giai đoạn mới theo hướng một tập đồn tài chính

mạnh, gồm nhiều công ty cổ phần thành viên: công ty chứng khốn, cơng ty kiều hối, cơng ty tài chính, cơng ty chuyển mạch tài chính, cơng ty thẻ, cơng ty sản xuất máy ATM...

Mơ hình này sẽ phát huy được những thế mạnh của Ngân hàng Đông Á trong các dịch vụ tài chính chuyên biệt, đồng thời tranh thủ được nguồn lực và tính chuyên nghiệp của các đối tác khác nhau trong từng lĩnh vực. Ngân hàng Đơng Á sẽ đóng vai trị là nhà đầu tư trong các công ty trên, đồng thời tập trung vào thực hiện chức năng của một ngân hàng thương mại để trở thành một trong những ngân hàng tốt nhất Việt Nam.

Với phương châm: "Thành công của khách hàng là thành công của Ngân hàng", Ngân hàng Đông Á luôn cố gắng đáp ứng cao nhất các yêu cầu của khách hàng. Vì thế, ngày càng nhận được sự tin tưởng của khách hàng trong việc thực hiện các giao dịch tài chính, đặc biệt DAB đã được Ngân hàng Nhà Nước và các Tổ chức Quốc tế chọn làm đối tác trong việc thực hiện các dự án tài trợ tài chính tại Việt Nam (Tổ chức Hợp tác Phát triển Quốc tế của Thụy Ðiển - SIDA, Quỹ phát triển nông thôn - RDF, Ngân hàng Hợp Tác Quốc Tế của Nhật Bản – JBIC).

Nhìn chung, DAB được tổ chức với cơ cấu khá tinh gọn và hợp lý. Công tác quản lý, giám sát được tiến hành trực tiếp, xuyên suốt; phân định nhiệm vụ, trách nhiệm khá rõ ràng.

Điểm nổi bật trong hoạt động quản trị và điều hành của DongA Bank là Ban lãnh đạo rất chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực vì đây là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự thành công của Ngân hàng.

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐƠNG

Văn Phịng Hội

Đồng Quản Trị HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Ban Kiểm Soát Hội Đồng Thi Đua Khen Thưởng

Văn Phòng Ban Tổng Giám Đốc BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

P. Kiểm Sốt Nội Bộ

Hội Đồng Tín Dụng Hội Đồng Quản Lý Tài Sản Nợ - Tài Sản Có

Khối, Trung Tâm Chức Năng Chi Nhánh, Sở Giao Dịch

Phòng Giao Dịch Phịng, Ban

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của DAB (Nguồn: Báo cáo thường niên DAB năm 2012) Với số lượng hơn 56 người lúc mới khai trương hoạt động, đến nay (31/10/2012) tổng số nhân sự là 4.368 người. Cơ cấu nhân sự phân theo trình độ lao động như sau:

Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự tại Ngân hàng Đơng Á TIÊU CHÍ SỐ LƯỢNG TỶ LỆ Phân theo giới tính Nam 1.719 39,87% Nữ 2.592 60,13% Phân theo trình độ chun mơn Trình độ đại học và trên đại học 2.511 58,25% Trình độ cao đẳng và trung cấp 1.087 25,21% Trình độ phổ thơng và khác 713 16,54%

(Nguồn: Bảng cáo bạch của DAB năm 2012)

Với một đội ngũ nhân viên có trình độ đại học và sau đại học 60%, có thể thấy rằng DAB đang sở hữu một nguồn nhân lực đầy tiềm năng có trình độ cao. Đây là một điều kiện rất thuận lợi cho DAB phát triển mạnh hơn nữa và cạnh tranh hiệu quả trước các đối thủ khác.

2.1.2. Hoạt động huy động vốn

Tính đến 31/12/2012, tổng nguồn vốn huy động của DongA Bank đạt 61.691 tỷ đồng, tăng 13.570 tỷ đồng (tương ứng 28%) so với đầu năm. Cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng trưởng bền vững, nguồn vốn trung và dài hạn được cải thiện. Trong đó, huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 55.113 tỷ đồng, tăng 14.177 tỷ (tương ứng 34,6%) so với đầu năm trong khi toàn ngành tăng trưởng 20%. Huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư chiếm 89% trong tổng nguồn vốn huy động và chiếm 1,88% thị phần toàn ngành. Đây là một thành quả đáng kể của DongA Bank, xét trong bối cảnh NHNN đã liên tục giảm trần lãi suất huy động từ 14% xuống chỉ còn 8% vào cuối năm nhằm hạ mặt bằng lãi suất cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp. Đạt được kết quả trên là do DongA Bank đã có những sản phẩm mới và thực hiện các chương trình khuyến mãi đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, nguồn tiền gửi và vay của các tổ chức tín dụng khác đạt 5.874 tỷ đồng, tăng 140 tỷ đồng so đầu năm 2012 và nguồn vốn ủy thác đầu tư đạt 703 tỷ đồng, tăng 94 tỷ đồng (tương đương 15%) so với đầu năm.

2.1.3. Hoạt động sử dụng vốn

Kết thúc năm 2012, tổng dư nợ cho vay và đầu tư đạt 56.600 tỷ đồng, tăng trưởng 9.242 tỷ đồng (tương ứng 20%) so với đầu năm.

Về hoạt động tín dụng, năm 2012, hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng bị ảnh hưởng mạnh bởi những khó khăn chung của nền kinh tế, tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu năm 2012, đến cuối năm 2012 chỉ tăng 8,91%. Tính đến 31/12/2012, tổng dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân đạt 50.650 tỷ đồng, tăng 6.647 tỷ đồng(tương ứng tăng 15%) so với đầu năm 2012. Đây là kết quả đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào mục tiêu tăng trưởng tín dụng, kích thích tăng trưởng kinh tế của ngành ngân hàng.Tổng dư nợ cho vay khách hàng chiếm 73% tổng tài sản và chiếm 1,64% thị phần tồn ngành. Trong đó, dư nợ cho vay cá nhân đạt 13.103 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25,87% tổng dư nợ cho vay. Trong hoàn cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, DongA Bank đã giảm lãi suất cho vay theo định hướng của NHNN để hỗ trợ cho doanh nghiệp, về mức dưới 15% từ tháng 7 và tiếp tục giảm xuống 12% trong giai đoạn cuối năm. Ngoài ra, ngân hàng cũng điều hành hoạt động tín dụng theo hướng tăng cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, ưu tiên bốn lĩnh vực Chính phủ khuyến khích và giảm dư nợ cho vay đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, với tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, hàng tồn kho cao, thị trường bất động sản đi xuống, chi phí tài chính cao dẫn đến nhiều doanh nghiệp thua lỗ và phá sản, DongA Bank cũng khơng tránh khỏi vấn đề chung của tồn ngành là nợ xấu tăng cao. Để xử lý vấn đề nợ xấu, DongA Bank đã thành lập Ban xử lý nợ của Hội sở và các đội xử lý nợ đặt

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP đông á sở giao dịch TP HCM (Trang 35)