MƠ TẢ SỐ LIỆU VÀ THƠNG TIN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH, KINH TẾ
3.2.1 Xác định giá kinh tế cho đầu vào của dự án
Kết quả thẩm định kinh tế của dự án sẽ có độ tin cậy rất cao nếu được điều chỉnh một cách chính xác tất cả các chi phí đầu vào qua chi phí cơ hội của các nguồn lực đó. Tuy nhiên, việc làm này sẽ rất tốn kém (thậm chí khó có thể thực hiện được) trong khi việc điều chỉnh đó ảnh hưởng rất nhỏ đến kết quả thẩm định của dự án. Do đó, tác giả chỉ thực hiện điều chỉnh một số chi phí đầu vào quan trọng của dự án.
3.2.1.1. Chi phí cơ hội của đất
Dự án sử dụng 481,46 ha đất (ngồi diện tích để trồng cao su là 354 ha, phần còn lại sử dụng để dùng làm đường nội đồng, trồng đai rừng chắn gió..). Trước khi khu đất được giao cho dự án khai thác hoàn tồn là khu rừng nghèo kiệt (chưa có trữ lượng gỗ, chủ yếu là cây bụi, lâm sản là củi và một ít gỗ loại nhỏ). Để tính chi phí kinh tế của đất, tác giả phải lượng hố được lợi ích rịng bằng tiền mà khu rừng mang lại hàng năm trong vòng 27 năm tới. Tuy nhiên, theo ý kiến của đơn vị quản lý khu rừng, trong 20 đến 30 năm nữa khu rừng vẫn sẽ không thay đổi, không thể sinh trưởng thành rừng cấp cao hơn, thậm chí chỉ là rừng cây bụi và khơng thể cho thêm lợi ích kinh tế. Do đó, chi phí kinh tế của đất bằng khơng.
3.2.1.2. Chi phí kinh tế của lao động tham gia dự án
Chi phí nhân cơng kinh tế: Theo thơng tin tác giả điều tra một cách khơng chính
thức khi đi thực tế, công nhân ở quanh khu vực dự án có thu nhập bình qn khi thực hiện dự án tương tự là 4 triệu đồng/tháng. Lao động phổ thông ở vùng nơng thơn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nếu khơng tham gia vào dự án thì có thể tham gia lao động ở khu vực khác (ở các nhà máy thuỷ sản, công ty xây dựng) được trả lương từ 120.000 đến
200.000 đồng/người/ngày công tuỳ theo cơng việc và tay nghề (mức tiền cơng bình quân là 160.000 đồng/người/ ngày ). Tiền lương mà lao động phổ thông nhận được từ hoạt động kinh tế trước khi chuyển sang làm cho dự án là chi phí cơ hội của lao động và là cơ sở để tác giả dự tính chi phí kinh tế của lao động tham gia sản xuất. Như vậy, hệ số tiền lương kinh tế (SWRF) được tính bằng tiền lương kinh tế (SWR) chia cho tiền lương tài chính (wf)
SWRF= SWR/wf = 160.000/171.000 =0,94
Chi phí quản lý kinh tế: Lực lượng làm công tác hướng dẫn kỹ thuật, quản lý và điều hành là các sỹ quan và chiến sỹ của Đoàn KTQP 79. Việc quản lý trong thời kỳ đầu tư và khai thác được thực hiện bởi bộ máy quản lý gồm 57 người, gồm đồn trưởng, đồn phó, chính uỷ, nhân viên chiến sỹ ở các bộ phận kế tốn, kỹ thuật, ni qn, y sĩ, cô nuôi dạy trẻ... Ngân sách quốc phòng phải trả cho đội ngũ quản lý năm 2012 là 7.573,3 triệu đồng/năm, trong đó phần dự kiến phân bổ cho dự án trồng 354 ha là W = 5.048,9 triệu đồng/năm.
Tuy nhiên, với trình độ quản lý và kinh nghiệm đã có, khi tham gia quản lý dự án cao su của Binh đoàn 15 tức là các sỹ quan đã bỏ qua cơ hội gia nhập vào đội ngũ quản lý của các công ty trồng cao su khác, do đó chi phí quản lý kinh tế (We) của sỹ quan bằng chi phí quản lý của các cơng ty cao su . Chi tiết tại Phụ lục số 3.11.
3.2.2.3. Chi phí kinh tế của phân bón
Dự án sử dụng một lượng phân bón trong suốt thời gian kiến thiết cơ bản cũng như trong thời gian cạo mủ. Phân bón là loại hàng nhập khẩu.
Giá kinh tế của phân bón = Giá biên giới của phân bón nhập khẩu (giá CIF, DAF, CFR) * Tỷ giá hối đối chính thức * Hệ số tỷ giá hối đối kinh tế + Chi phí vận chuyển và bốc xếp đến cổng dự án * Hệ số chuyển đổi chi phí vận chuyển và bốc xếp. Bảng 3-4 dưới đây trình bày kết quả tính tốn giá phân bón sử dụng cho dự án.
Loại phân bón Đạm URE Phân lân NPK KALI Giá biên giới
(USD/tấn)
DAF cửa khẩu XínMần CFR cảng Khánh Hội CFR cảng Cát lái
323,6 510 527 Giá kinh tế (triệu đồng/tấn) 8,59 12,71 13,01 Giá tài chính (triệu đồng/tấn) 7,9 11,650 12,004
Nguồn: Tính tốn của tác giả
3.2.2.4. Chi phí cây giống, dụng cụ cạo mủ và chi phí khác
Cây giống và dụng cụ cạo mủ là hàng khơng có khả năng tham gia ngoại thương bởi những hàng hố này được sản xuất trong nước và thương mại quốc tế của hàng hố chưa tồn tại. Do đó, giá kinh tế của dụng cụ cạo mủ và cây giống bằng với giá tài chính.
Chi phí sản xuất khác bao gồm thuốc bảo vệ thực vật, thuốc chống mối, vôi bột, vơi nước, giá tài chính đưa vào dự án được đối chiếu với giá thị trường trên địa bàn tại thời điểm thẩm định. Giá kinh tế bằng giá tài chính trừ đi các khoản thuế phải nộp. Tuy nhiên, các loại chi phí sản xuất này chiếm tỷ lệ nhỏ (≈1%) trong chi phí vật tư thực hiện dự án do đó sẽ khơng có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả thẩm định. Vì vậy, tác giả giả định các loại chi phí sản xuất này có giá kinh tế bằng với giá tài chính.
3.2.2Xác định giá kinh tế cho đầu ra của dự án
3.2.2.1 Lợi ích kinh tế từ xuất khẩu mủ cao su
Dự án tương đối nhỏ nên tác giả giả định sản phẩm đầu ra của dự án tác động không đáng kể đến cung thị trường sản phẩm mủ cao su. Mủ cao su là mặt hàng xuất khẩu, toàn bộ sản lượng của dự án được dùng để xuất khẩu, lợi ích kinh tế của dự án bằng lợi ích xuất khẩu tăng thêm.
chính thức * Hệ số tỷ giá hối đối kinh tế - Chi phí vận chuyển và bốc xếp hàng xuất khẩu * Hệ số chuyển đổi chi phí vận chuyển và bốc xếp. Tác giả đã tính được giá cao su kinh tế là 61,6 triệu đồng/tấn. Lợi ích kinh tế hàng năm từ xuất khẩu cao su bằng (=) sản lượng cao su khai thác * với giá kinh tế của cao su. Chi tiết tính tốn tại Phụ lục số 4.2.
3.2.2.2 Lợi ích kinh tế từ bán gỗ rừng cao su
Cây cao su già là nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến gỗ, sản phẩm làm từ cây cao su có thể là hàng ngoại thương nhưng thương mại quốc tế về cây cao su già chưa phát triển. Do đó, luận văn xem lợi ích kinh tế của cây cao su già bằng với lợi ích tài chính.
Như vậy, Chương 3 đã trình bày số liệu được sử dụng để ước lượng lợi ích-chi phí tài chính cũng như lợi ích-chi phí kinh tế dựa vào khung phân tích và việc xác định ngân lưu ở đây. Chương 4 tiếp theo sẽ trình bày kết quả thẩm định dự án.
40 0