Quản lý danh mục tín dụng tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 87 - 88)

2.3.1 .1Về mặt định tính

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại AGRIBANK

3.3.9 Quản lý danh mục tín dụng tại chi nhánh

Quản lý danh mục tín dụng là một phần quan trọng trong công tác quản lý RRTD nhằm phát hiện và cảnh báo rủi ro sớm, giúp hỗ trợ tích cực trong việc nâng cao hiệu quả và an tồn của hoạt động tín dụng.

Việc xây dựng và điều chỉnh cơ cấu danh mục tín dụng của chi nhánh phải dựa trên cơ sở định hướng tín dụng và chỉ đạo tín dụng của AGRIBANK trong từng thời kỳ, trong khả năng quản lý, giám sát của chi nhánh, đồng thời phù hợp với đặc điểm và xu hướng phát triển kinh tế trên địa bàn kinh doanh.

Chi nhánh cần lập các kế hoạch tín dụng ngắn hạn và dài hạn, xây dựng cụ thể đối với cơ cấu danh mục tín dụng, xác định ngành hàng, KH/nhóm KH mục tiêu hoặc cần hạn chế cấp tín dụng; đưa ra các biện pháp thực hiện đảm bảo hoạt động tín dụng của chi nhánh phù hợp với diễn biến và khai thác tối đa thế mạnh kinh tế địa bàn.

Thường xuyên phân tích, đánh giá cơ cấu danh mục tín dụng, chất lượng nợ, kịp thời phát hiện những dấu hiệu rủi ro của danh mục tín dụng và đề xuất các biện pháp quản lý kịp thời, hiệu quả.

Để kiểm soát hiệu quả chất lượng dư nợ, cần phải theo dõi sát diễn biến thị trường, diễn biến tình hình kinh tế trên địa bàn kinh doanh, thực hiện phân tích các ngành và tác động của các biến đổi trong ngành đến hoạt động tín dụng của chi nhánh, đặc biệt chú trọng tới những ngành hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ chi nhánh, những ngành hàng chịu tác động lớn của biến động thị trường, những ngành hàng có tỷ trọng dư nợ khơng được bảo đảm bằng tài sản cao; đối với những ngành hàng có dấu hiệu suy giảm về chất lượng dư nợ, cần thận trọng trong việc thẩm định và cấp tín dụng mới, phải tăng cường ngay các biện pháp giám sát nhằm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra, triển khai phân tích nguyên nhân để rút kinh nghiệm kịp thời.

Cần đa dạng hóa cơ cấu danh mục tín dụng, hạn chế tối đa việc tập trung dư nợ vào một số ngành hàng, KH/nhóm KH; thường xuyên theo dõi diễn biến tăng truởng dư nợ các ngành hàng, KH/nhóm KH để phát hiện các xu hướng, dấu hiệu tập trung tín dụng cao; tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát các KH/nhóm KH/ngành hàng có dư nợ lớn ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng và tăng trưởng dư nợ của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w