BÀI 4 : CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNGCƠ
2. NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ VẼ SƠ ĐỒ DÂY QUẤN
2.2. Các bƣớc thực hiện vẽ sơ đồ trải dâyquấn stator độngcơ 3pha
- Bƣớc 1: Xác định các số liệu ban đầu. * Số rãnh Z của Stator.
* Số cực 2p (hoặc tốc độ định mức động cơ hoặc tốc độ đồng bộ). * Kiểu dây quấn.
- Bƣớc 2: Xác định các đại lƣợng cơ bản: * Bƣớc cực từ .
* Số rãnh 1 pha/ 1 bƣớc cực từ q. * Góc lệch điện giữa 2 rãnh liên tiếp.
59
- Bƣớc 3: Xác định các rãnh phân bố cho mỗi pha trên mỗi khoảng bƣớc cực từ.
* Đầu tiên ta vẽ các đoạn thẳng song song, bằng nhau và cách đều nhau, mỗi đoạn thẳng tƣợng trƣng cho 1 cạnh tác dụng chứa trong rãnh. Đánh số thứ tự cho các doạn thẳng này, tổng số đoạn thẳng cần vẽ bằng với tổng số rãnh Stator động cơ.
* Dựa vào trị số để phân ra các bƣớc cực từ trên Stator.
* Trên mỗi vùng cực từ, căn cứ trên giá trị q để xác định số rãnh phân bố cho mỗi pha trong mỗi bƣớc cực, nếu thứ tự 3 pha đƣợc kí hiệu là A, B, C thì tại mỗi bƣớc cực phân bố rãnh cho mỗi pha nên chọn sắp xếp theo thứ tự A, C, B.
- Bƣớc 4: Căn cứ vào giá trị q chẳn hay lẻ và kiểu dây quấn, ta xác định số nhóm bối dây có trong mỗi pha dây quấn. Sau cùng vẽ phần đầu nối cho từng bối và từng nhóm bối dây theo thứ tự từng pha để hoàn chỉnh sơ đồ dây quấn.
+ Dây quấn bố trí trên 1 mặt phẳng là loại dây quấn chỉ lồng theo thứ tự của các nhóm bối dây.
+ Dây quấn bố trí trên 2 mặt phẳng: là loại dây quấn đƣợc lồng lần lƣợt các nhóm 1, 3, 5 trƣớc rồi sau đó lồng các nhóm 2, 4, 6 sau.
+ Dây quấn bố trí trên 3 mặt phẳng: là hình thức lồng dây vào rãnh động cơ theo thứ tự A, B, C tức là lồng các nhóm (1, 4), (2, 5) và (3, 6) ta sẽ đƣợc 3 mặt phẳng bố trí trên bề mặt Stator.
* Phương pháp đấu nối tiếp các nhóm bối dây thuộc 1 pha:
Khi đấu nối tiếp các nhóm bối dây của 1 pha dây quấn ta thƣờng gặp 1 trong 2 phƣơng pháp đấu sau:
- Khi tổng số nhóm bối dây của 1 pha bằng với số đôi cực p, các nhóm bối dây được đấu nối tiếp nhau bằng cách đấu CỰC GIẢ.
- Khi tổng số nhóm bối dây của 1 pha bằng với số cực 2p, các nhóm bối dây được đấu nối tiếp nhau bằng cách đấu CỰC THẬT.
Để áp dụng ta chấp nhận các qui ƣớc sau đây:
Khi có 1 bối dây hay 1 nhóm bối dây thì ta qui ƣớc vị trí đầu ĐẦU và vị trí đầu CUỐI của bối dây hay nhóm bối dây đó. Thƣờng ta qui ƣớc đầu ĐẦU ở phía trái và đầu CUỐI ở phía phải khi nhìn vào.
60
Hình 5.1. Các nhóm bối dây đấu cực giả
Hình 5.2. Các nhóm bối dây đấu cực thật