Thí nghiệm về lăng kính

Một phần của tài liệu ứng dụng adobe flash cs5 thiết kế một số thí nghiệm mô phỏng trong trình vật lý lớp 12 (Trang 50 - 54)

* Mục đích thí nghiệm

+ Khảo sát hiện tượng tán sắc ánh sáng

+ Khảo sát hiện tượng ánh sáng đơn sắc khi đi qua lăng kính * Những hạn chế khi sử dụng thí nghiệm truyền thống

+ Hiện tượng tán sắc ánh sáng sảy ra không rõ ràng, học sinh khó phân biệt được màu sắc của các ánh sáng

+ Do ảnh hưởng của ánh sáng ở bên ngoài, nên khi làm thí nghiệm cần phải hạn chế ánh sáng từ bên ngoài để có thể quan sát được hiện tượng một cách rõ ràng * Ưu điểm của thí nghiệm flash

+ Trực quan, và dễ dàng sử dụng đối với giáo viên và học sinh

+ Hiện tượng tán sắc ánh sáng có thể quan sát được một cách rõ ràng

+ Có thể tùy chọn khảo sát hiện tượng tán sắc ánh sáng, hoặc kết hợp khảo sát cả hiện tượng khi có ánh sáng đơn sắc truyền qua lăng kính. Vì thế học sinh có thể quan sát, so sánh sự giống, khác nhau khi chiếu qua lăng kính hai loại ánh sáng khác nhau

+ Sau khi hoàn thành, giáo viên có thể đưa thí nghiệm này đến với từng học sinh, để học sinh có thể tự làm thí nghiệm, tự học và tự thực hành, hoặc có thể bổ sung câu hỏi vào thí nghiệm để giao cho học sinh giống như một bài tập về nhà

+ File flash có thể kết hợp dễ dàng với Violet hoặc Powerpoint để tạo thành một bài giảng hoàn chỉnh

* Các bước thiết kế thí nghiệm

Bước 1: Đổi màu nền Stage, chèn các layer và tạo các thành phần cần có của

thí nghiệm

+ layer đầu tiên chứa lăng kính, MC màn quan sát, MC kết quả trên màn quan sát (manchan)

+ layer thứ hai chứa ánh sáng

+ layer thứ ba chứa đèn chiếu ánh sáng trắng và nút công tắc trên đèn + layer thứ tư chứa mã lệnh action và các nút tùy chọn chức năng + layer thứ năm chứa tiêu đề của thí nghiệm

+ layer mặt nạ: nhấn chuột phải trên layer chứa ánh sáng và chèn một layer mới, sau đó chuyển layer này sang chức năng Mask (mặt nạ), vẽ hình chữ nhật đủ lớn và chuyển thành Movieclip (hình chữ nhật này chưa che ánh sáng)

Bước 2: Thực hiện Insert Keyframe tại frame thứ 30 đối với từng layer (layer

action để nguyên)

+ Đối với layer mặt nạ tại frame thứ 30, dịch chuyển tâm của MC sang bên và kéo rộng hình chữ nhật để che toàn bộ ánh sáng. Trên khoảng giữa từ frame 1 đến frame thứ 30 chọn Create Classic Tween

Bước 3: Thực hiện Insert Keyframe tại frame thứ 35 đối với từng layer (layer

action để nguyên), riêng đối với layer mặt nạ chọn Insert Blank Keyframe

+ Chọn toàn bộ các đối tượng có trên Stage và thu nhỏ lại để thiết kế thí nghiệm khi chiếu ánh sáng đơn sắc qua lăng kính

+ Tạo các thành phần cần có của thí nghiệm khi chiếu ánh sáng đơn sắc qua lăng kính, tạo MC màn quan sát thứ hai, MC kết quả trên màn quan sát thứ 2 (manchan2) trên layer đầu tiên

+ Tại frame thứ 35 của layer mặt nạ tạo mặt nạ: vẽ hình chữ nhật đủ lớn và chuyển thành Movieclip (hình chữ nhật này chưa che ánh sáng). Lưu ý mặt nạ mới xuất phát từ đèn chiếu ánh sáng trắng

Bước 4: Thực hiện Insert Keyframe tại frame thứ 65 đối với từng layer (layer

+ Đối với layer mặt nạ tại frame thứ 65, dịch chuyển tâm của MC sang bên và kéo rộng hình chữ nhật để che toàn bộ ánh sáng. Trên khoảng giữa từ frame 35 đến frame thứ 65 chọn Create Classic Tween

Bước 5: Chèn mã lệnh

+ Trên layer action

- Tại frame đầu tiên: stop (); // dừng tại Frame này

manchan._visible = false;//ẩn màn hiển thị kết quả trên màn quan sát thứ nhất manchan2._visible = false;//ẩn màn hiển thị kết quả trên màn quan sát thứ hai - Tại nút “thí nghiệm tán sắc ánh sáng”:

on(press){ gotoAndStop(1);}//khi bấm nút thì dừng tại Frame 1 - Tại nút “thí nghiệm về ánh sáng đơn sắc”:

on(press){ gotoAndPlay(31);}//khi bấm nút thì dừng tại Frame 31

- Tại frame thứ 30, 35, 65 chọn Insert Keyframe và chèn mã lệnh tại frame đó: stop (); //dừng tại Frame này

manchan._visible = false;//ẩn màn hiển thị kết quả trên màn quan sát thứ nhất manchan2._visible = false;//ẩn màn hiển thị kết quả trên màn quan sát thứ hai + Trong nút công tắc đèn

- Tại frame đầu tiên: on (press) { gotoAndPlay(1);}//chuyển đến Frame 1 và bắt đầu chạy từ Frame này

- Tại frame thứ 35: on (press) { gotoAndPlay(35);}//chuyển đến Frame 35 và bắt đầu chạy từ Frame này

+ Trên layer đầu tiên

- Tại frame 30, chèn mã lệnh vào trong màn quan sát

on (press){ manchan._visible = !manchan._visible;}//khi bấm vào màn quan sát thứ nhất thì hiển thị kết quả trên màn quan sát này

Tại frame 65, chèn mã lệnh vào trong màn quan sát thứ hai

on(press){ manchan2._visible = !manchan2._visible;} //khi bấm vào màn quan sát thứ hai thì hiển thị kết quả trên màn quan sát này

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu ứng dụng adobe flash cs5 thiết kế một số thí nghiệm mô phỏng trong trình vật lý lớp 12 (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)