7. Kết cấu luận văn
3.3. Kết quả nghiên cứu
3.3.1.4. Kiểm định đồng liên kết Johansen
Theo Engle và Granger (1987) cho rằng nếu kết hợp tuyến tính các chuỗi thời gian khơng dừng có thể là một chuỗi dừng và các chuỗi đó được gọi là đồng liên kết. Kết hợp tuyến tính hay cịn gọi là phương trình đồng liên kết được dùng giải thích mối quan hệ cân bằng trong dài hạn. Và nếu mô hình là đồng liên kết thì sẽ khơng xảy ra hồi quy giả mạo và khi đó các kiểm định dựa trên tiêu chuẩn thống kê t và F vẫn có ý nghĩa.
Trở lại với kết quả kiểm định tính dừng, ngoại trừ PUK và PRK là các quá trình dừng I(0), các chuỗi cịn lại mỗi q trình đều là I(2). Vì vậy, giả thiết về hồi quy giả mạo giữa các biến trên có thể tồn tại. Mặc dù vậy, sự kết hợp tuyến tính của các biến này có thể sẽ là dừng. Như vậy, nếu chuỗi ED là I(2) và các chuỗi LF, PCY, M2Y cũng là I(2) thì chúng có thể là đồng kết hợp. Nếu đúng như thế, thì hồi quy đối với các mức của hai biến đó sẽ là có ý nghĩa (tức là hồi quy không phải là không xác thực) và nghiên cứu sẽ khơng mất bất kỳ thơng tin dài hạn q giá nào - cái mà có thể bị mất đi nếu thay dữ liệu gốc bằng các sai phân bậc 2 của chúng. Khắc phục tình trạng trên, kiểm định đồng liên kết giữa các biến giải thích với biến tăng trưởng kinh tế ED được sử dụng.
63
Kết quả phân tích kiểm định đồng liên kết giữa các biến trong mơ hình A cho thấy tồn tại năm mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến ED, PUK, PRK, LF, PCY nên kết quả hồi quy các biến trên đảm bảo mối quan hệ cân bằng trong dài hạn. Tất nhiên trong bối cảnh ngắn hạn có thể có sự mất cân bằng.
Kết quả phân tích kiểm định đồng liên kết giữa các biến trong mơ hình B cho thấy tồn tại bốn mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến ED, PUK, PRK, LF, M2Y. Kết quả hồi quy các biến trên chỉ đảm bảo bốn mối quan hệ cân bằng trong dài hạn, mối quan hệ còn lại chưa đảm bảo.