7. Kết cấu luận văn
3.1. Tóm tắt sơ lược về nghiên cứu
Nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2012. Kết quả sử dụng kiểm định nhân quả (Granger test) và kiểm định mơ hình VAR (Vector Autoregression Model) cho thấy tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa vốn khu vực tư, vốn khu vực công, lực lượng lao động, tỷ lệ tín dụng khu vực tư nhân/GDP, tỷ lệ M2/GDP và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Bằng chứng thực nghiệm chứng minh rằng phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu tại Việt Nam có quan hệ tích cực với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn nhưng khơng có tác động trong ngắn hạn.
Mục tiêu nghiên cứu:
(i) Nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế thông qua việc xem xét các nhân tố thể hiện độ sâu phát triển của hệ thống tài chính ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế. (ii) Khảo sát thực nghiệm về ảnh hưởng của phát triển hệ thống tài chính theo chiều
sâu và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ đó khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu.
Đối tượng nghiên cứu: Độ sâu phát triển của hệ thống tài chính thể hiện qua các chỉ
tiêu như M2/GDP, tỷ lệ tín dụng khu vực tư nhân/GDP và các nhân tố khác như vốn khu vực công, vốn khu vực tư nhân và lao động tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế.
Nguồn dữ liệu: Số liệu nghiên cứu được lấy trong giai đoạn 1990-2012 của Việt Nam
từ Ngân hàng thế giới (World Bank), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Tổng cục thống kê.
Thiết kế mẫu: Mẫu được chọn là các mẫu đảm bảo có đủ nguồn số liệu để xây dựng
các biến của mơ hình. Các mẫu khơng đảm bảo yêu cầu trên bị loại để đảm bảo thu được một bảng cân bằng.
Giới hạn của đề tài: do không thu thập được dữ liệu M3/GDP nên không mở rộng
nghiên cứu độ sâu phát triển của hệ thống tài chính qua chỉ tiêu M3/GDP ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế, mẫu nghiên cứu hẹp chỉ có 23 quan sát của mỗi biến nên kết quả nghiên cứu chưa có tính khái qt cao. Với thời gian nghiên cứu ngắn nên mức độ giải thích và phù hợp của dữ liệu không cao. Do hạn chế về phương pháp kinh tế lượng nên bài nghiên cứu chỉ sử dụng mơ hình OLS thơng thường, mặc dù có ứng dụng mơ hình VAR nhưng mức độ giải thích nội sinh giữa các biến chưa thể hiện được, có nguy cơ bỏ sót các biến tác động khác trong phần dư. Mức độ giải thích của mơ hình VAR cịn thấp nên việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của mơ hình này rộng rãi là một hạn chế.