Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2010 (n = 2955)
3.3.2 Đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình
Các yếu tố nhân khẩu học của hộ được đề cập trong nghiên cứu bao gồm: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hơn nhân của chủ hộ, số trẻ đang theo học các bậc học còn lại, số trẻ nhỏ dưới 6 tuổi và sắc tộc của chủ hộ. Ngồi yếu tố tình trạng hơn nhân [phụ lục 3.11] và yếu tố số trẻ nhỏ 6 tuổi [phụ lục 3.12] khơng có mối quan hệ rõ ràng đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình, các yếu tố còn lại đều mối quan hệ với mức chi tiêu này.
Đầu tiên, các hộ gia đình thuộc dân tộc Kinh và Hoa có mức chi cho giáo dục trung học cao hơn đáng kể so với các hộ gia đình thuộc các dân tộc khác. Mức chi này ở các hộ gia đình thuộc dân tộc Kinh và Hoa là 2,16 triệu đồng/trẻ/năm, rất cao so với số 682 nghìn đồng ở các hộ gia đình thuộc dân tộc khác. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức 5% [Bảng 3.4]. ng hì n đồ ng /n ăm /t rẻ
Bảng 3.4: Chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ gia đình theo sắc tộc của chủ hộ (đơn vị: nghìn đồng/trẻ/năm) (đơn vị: nghìn đồng/trẻ/năm)
Kinh và Hoa 2164,5
Dân tộc khác 682,0
Cả nước 1902,6
Chênh lệch (Dân tộc khác - Kinh và Hoa) -1482,5
Mức ý nghĩa 5% Có
Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2010 (n = 2955)
Theo giới tính của chủ hộ, kết quả phân tích sự chênh lệch mức chi tiêu trung bình cho giáo dục trung học của hai nhóm chủ hộ là nam và chủ hộ là nữ cho thấy ở nhóm chủ hộ là nữ có mức chi tiêu này là nhiều hơn tương đối so với nhóm chủ hộ là nam (có ý nghĩa thống kê ở mức 5%). Mức chi tiêu một năm cho giáo dục trung học ở hai nhóm chủ hộ này lần lượt là 2,3 triệu và 1,8 triệu. Chênh lệch về chi tiêu giáo dục trung học của hai nhóm chủ hộ này khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% [Bảng 3.5].
Bảng 3.5: Chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ gia đình theo giới tính của chủ hộ (đơn vị: nghìn đồng/trẻ/năm) hộ (đơn vị: nghìn đồng/trẻ/năm) Nữ 2294,2 Nam 1808,8 Cả nước 1902,6 Chênh lệch (Nữ - Nam) 485,5 Mức ý nghĩa 5% Có
Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2010 (n = 2955)
Số trẻ đang theo học ở các bậc học cịn lại có mối quan hệ với chi tiêu giáo dục trung học. Tuy nhiên, mối quan hệ này chưa rõ ràng và thiếu ý nghĩa thống kê. Kết quả phân tích phương sai giữa các nhóm trẻ đang theo học ở các cấp còn lại này chưa cho thấy việc gia tăng số trẻ đi học ở các cấp khác sẽ làm giảm mức chi tiêu cho nhóm trẻ học trung học [phụ lục 3.13].
Tuổi của chủ hộ có mối quan hệ thuận chiều với mức chi tiêu cho giáo dục trung học của hộ gia đình. Các hộ có chủ hộ thuộc nhóm tuổi càng cao thì mức chi cho giáo dục trung học càng nhiều. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng ở các nhóm tuổi dưới 52,
2408.6 2500.0 2079.12006.0 1836.31902.6 2000.0 1374.2 1500.0 1000.0 500.0 0.0 Nhóm 1Nhóm 2Nhóm 3Nhóm 4Nhóm 5Cả nước
Nhóm 1: nhóm tuổi nhỏ nhất; nhóm 5: nhóm tuổi cao nhất