Bản chất công việc
1. Công việc giúp Anh/Chị phát huy tốt năng lực cá nhân BC1
2. Cơng việc Anh/Chị có nhiều tiềm năng BC2
3. Cơng việc tạo cơ hội cho Anh/Chị khẳng định mình BC3
Cơ hội đào tạo thăng tiến
1. Anh/Chị được công ty đào tạo đầy đủ kỹ năng để làm tốt cơng việc
DT1
2. Các chương trình đào tạo của công ty tương đối tốt DT2
3. Anh/Chị được Công ty tạo cơ hội thăng tiến DT3
Lãnh đạo
1. Cấp trên hiểu rõ khó khăn trong cơng việc của Anh/Chị CT1
2. Cấp trên hỗ trợ Anh/Chị trong công việc CT2
3. Cấp trên ghi nhận sự đóng góp của Anh/Chị CT3
4. Cấp trên trao quyền chủ động giải quyết công việc cho Anh/Chị CT4
Đồng nghiệp
1. Đồng nghiệp quan tâm và giúp đỡ Anh/Chị trong công việc DN1
2. Đồng nghiệp của Anh/Chị thân thiện, hòa đồng DN2
3. Đồng nghiệp Anh/Chị là người đáng tin cậy DN3
4. Anh/Chị và đồng nghiệp tương đồng trong quan điểm làm việc DN4
Thu nhập
1. Mức thu nhập của Anh/Chị nhận được tương xứng với năng lực và đóng góp của mình
TN1
2. Thu nhập ở công ty Anh/Chị được phân phối khá công bằng TN2
3. Anh/Chị nhận được phần thưởng thỏa đáng từ hiệu quả làm việc của mình
TN3
Điều kiện làm việc
1. Anh/Chị được cung cấp thiết bị, công cụ làm việc đầy đủ DK1
2. Anh/Chị được chủ động thời gian làm việc DK2
3. Môi trường và không gian làm việc thoải mái DK3
1. Các chương trình phúc lợi của Cơng ty rất hấp dẫn PL1 2. Các chương trình phúc lợi của cơng ty thể hiện rõ ràng sự quan tâm
của công ty đối với các Anh/Chị
PL2
3. Công ty đưa ra nhiều chế độ đãi ngộ đa dạng PL3
Niềm đam mê công việc
1. Anh/ Chị thật sự đam mê cơng việc Phóng viên DM1
2. Phóng viên là nghề thách thức chỉ dành cho những người có bản lĩnh
DM2
3. Đạo đức nghề nghiệp là yếu tố quan trọng của phóng viên DM3
4. Anh/chị sẽ tiếp tục theo đuổi cơng việc phóng viên DM4
Lợi ích cá nhân
1. Lợi ích cá nhân mà cơng việc mang lại rất lớn LI1
2. Phóng viên là cơng việc được mọi người săn đón và nể trọng LI2
3. Cơng việc phóng viên mang lại những mối quan hệ xã hội rộng rãi cho Anh/Chị
LI3 4. Cơng việc phóng viên giúp Anh/Chị nắm trong tay sức mạnh của
công luận
LI4 5. Công việc mang lại những tiềm năng nghề nghiệp, phát triển bản
thân cho Anh/Chị
LI5
3.2.1.2Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha
Kiểm định độ tin cậy của các thang đo: Về độ tin cậy của công cụ đo lường, hệ số alpha của Cronbach sẽ được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của các biến (câu hỏi) được sử dụng trong bảng câu hỏi. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại các biến không phù hợp. Các thang đo trong nghiên cứu bao gồm: thang đo mức độ thỏa mãn với 9 thành phần công việc được đưa vào kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach’s Alpha. Theo Nunnally và Burnstein, (1994) hệ số Cronbach’s Alpha ít
nhất là 0.6 tốt hơn là lớn hơn 0.7 và tương quan tổng (Corrected Item-Total Correlation ) lớn hơn hoặc từ 0.3. Trong nghiên cứu này, đánh giá sơ bộ sẽ loại bỏ các biến quan sát có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0.6 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
3.2.1.3 Kiểm định thang đo bằng hệ số tương quan biến tổng (item- total correclation)
Hệ số tương quan biển tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally & Burnstein (1994), các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.4 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo.
3.2.1.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy tuyến tính
Phân tích nhân tố khám phá EFA cũng được tiến hành để kiểm định tính đơn khía cạnh của các câu hỏi trong nhóm thuộc từng khía cạnh nhân tố và để xác định lại các nhóm biến trong mơ hình nghiên cứu. Theo Othman & Owen (2002), hoặc theo Hair và các cộng sự (2006) các biến quan sát có hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại bỏ.
Trong kiểm định KMO and Bartlett’s Test (để kiểm định giả thuyết H0 là các biến khơng có tự tương quan với nhau trong tổng thể): có KMO > 0.5 và sig. ≤ 0.05 (Hair và các cộng sự, 2006) thì có ý nghĩa là bác bỏ giải thuyết H0 của nghiên cứu, hay sử dụng phân tích nhân tố là phù hợp.
Phương pháp trích hệ số được sử dụng là phương pháp trích nhân tố, phép quay Varimax Procedure và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue là 1. Thang đo chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 50%. Phương pháp trích hệ số sử dụng thang đo: Mục đích kiểm định các thang đo nhằm điều chỉnh để phục vụ cho việc chạy hồi quy mơ hình tiếp theo nên phương pháp trích yếu tố Principal Axis
Factoring với phép quay Varimax sẽ được sử dụng cho phân tích EFA trong nghiên cứu vì phương pháp này sẽ giúp kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các yếu tố của mơ hình (nếu có).
3.2.2 Chọn mẫu3.2.2.1 Tổng thể 3.2.2.1 Tổng thể
Tổng thể của khảo sát này là tồn bộ phóng viên làm việc tại TP.HCM. Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu này sẽ bao gồm tồn bộ phóng viên báo chí, khơng phân biệt là phóng viên báo giấy, tạp chí, hay báo điện tử, báo hình, báo nói..v.v. làm việc tại TP.HCM. Như vậy, tổng thể của khảo sát này là tất cả những người thỏa đủ hai đặc điểm là phóng viên và nơi làm việc là TP.HCM.
3.2.2.2 Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu trong đề tài này là hình thức chọn mẫu phi xác suất thuận tiện. Đây là hình thức được xem là hợp lý để tiến hành nghiên cứu. Lý do để lựa chọn phương pháp chọn mẫu này vì người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thơng tin cần nghiên cứu.
Theo Cooper và Schindler (1998), phương pháp chọn mẫu phi xác suất đảm bảo tính tiết kiệm về chi phí và thời gian. Về mặt này thì phương pháp chọn mẫu phi xác suất vượt trội so với chọn mẫu xác suất. Ngoài ra, hai tác giả cũng nhắc nhở rằng chọn mẫu xác suất không phải lúc nào cũng đảm bảo tính chính xác và trong một số trường hợp chọn mẫu xác suất là không thể thực hiện được. Tuy nhiên, hai tác giả này cũng khẳng định nhược điểm lớn nhất của phương pháp chọn mẫu phi xác suất là sự chủ quan thiên vị trong quá trình chọn mẫu và sẽ làm méo mó biến dạng kết quả nghiên cứu.
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Cành (2007) cho rằng chọn mẫu phi xác suất là dễ phác thảo và thực hiện nhưng nó có thể cho kết quả sai lệch bất chấp sự phán đoán của chúng ta, do ngẫu nhiên nên có thể chúng không đại diện cho tổng thể. Vì đây là nghiên cứu khám phá cùng với phân tích như trên, phương pháp chọn mẫu phi xác suất
40
với hình thức chọn mẫu thuận tiện là phù hợp nhất. Bảng câu hỏi sau khi được xây dựng hoàn chỉnh sẽ gửi đến các phóng viên hiện đang làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, thơng qua internet và gửi trực tiếp đến từng người.
3.2.2.3 Kích thước mẫu
Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, trong nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) mà theo Gorsuch (1983) được trích bởi MacClall (1999) cho rằng số lượng mẫu cần gấp 5 lần số biến quan sát trở lên; theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cũng cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5 lần. Mặt khác, kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào việc ta muốn gì từ những dữ liệu thu thập được và mối quan hệ ta muốn thiết lập là gì (Kumar, 2005). Vấn đề nghiên cứu càng đa dạng phức tạp thì mẫu nghiên cứu càng lớn và mẫu càng lớn thì độ chính xác của các kết quả nghiên cứu càng cao. Tuy nhiên trên thực tế thì việc lựa chọn kích thước mẫu cịn phụ thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng là năng lực tài chính và thời gian mà nhà nghiên cứu đó có thể có được. Đồng thời, nghiên cứu được thực hiện với 33 biến quan sát (33 x 5 = 165 mẫu) thì kích thước mẫu phải ít nhất là 165. Theo Tabachnick & Fidell (2007), để phân tích hồi quy đạt được kết quả tốt nhất thì kích cỡ mẫu cần thỏa mãn: n ≥ 8k + 50 (với n là kích thước mẫu, và k là số biến độc lập). Trong bài có 9 biến độc lập, kích cỡ mẫu tối thiểu: 8*9 + 50 = 122 quan sát. Như vậy kích cỡ ít nhất cần đạt được để nghiên cứu đạt ý nghĩa là: 165 quan sát. Theo Leedy và Ormrod (2005), kích thước mẫu càng lớn càng tốt, để đảm bảo tính đại diện và dự trù cho những người khác không trả lời hoặc trả lời không đầy đủ, nghiên cứu này có khoảng 200 mẫu trả lời được thu về nên số mẫu phát đi dự kiến khoảng 250 mẫu
Đối với đề tài này, do các giới hạn về tài chính và thời gian, kích thước mẫu sẽ được xác định ở mức tối thiểu cần thiết nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của cuộc nghiên cứu. Kích thước mẫu dự kiến ban đầu là 200 mẫu quan sát.
41
3.2.3 Công cụ thu thập thông tin - Bảng câu hỏi
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin cần nghiên cứu.
Theo Ranjit Kumar, (2005), việc sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thơng tin cần nghiên cứu có những lợi ích sau:
- Tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn nhân lực.
- Đảm bảo được tính ẩn danh cao vì người nghiên cứu và đối tượng khảo sát không cần phải gặp mặt nhau.
- Có được những thơng tin cần thiết từ số lượng lớn người trả lời một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Tuy nhiên theo Bless và đồng tác giả (2006) thì bảng câu hỏi tự trả lời có một số hạn chế như sau:
- Trình độ học vấn và sự hiểu biết của người trả lời đối với các thuật ngữ sử dụng trong bảng câu hỏi là không biết trước được.
- Tỉ lệ trả lời đối với các bảng câu hỏi là khá thấp;
Sau khi xem xét nhu cầu thu thập thông tin, những điểm mạnh và điểm yếu của công cụ này cũng như công cụ thu thập thông tin mà các nghiên cứu liên quan đã sử dụng, bảng câu hỏi tự trả lời đã được thiết kế và sử dụng để thu thập thông tin cần thiết. Bảng câu hỏi này chứa đựng một số thông tin cần thiết cho nghiên cứu như sau:
- Thông tin phân loại người trả lời như giới tính, nhóm tuổi, thời gian bắt đầu cơng tác tại cơ quan báo chí hiện tại, trình độ học vấn, loại hình báo chí đang cơng tác.
- Thông tin về sự thỏa mãn công việc ở các khía cạnh cụ thể được biểu hiện dưới dạng các câu hỏi phản ánh chỉ số đánh giá từng nhân tố của sự thỏa mãn công việc gồm bản chất công việc, đào tạo và thăng tiến, cấp trên, đồng nghiệp, thu nhập, phúc lợi, niềm đam mê cơng việc, lợi ích cá nhân.
Các giai đoạn thiết kế bảng câu hỏi.
- Bước 1: Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trước đây để tạo nên bảng câu hỏi ban đầu.
- Bước 2: Bảng câu hỏi ban đầu được tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và một số chuyên gia có tuổi đời, tuổi nghề trong lĩnh vực báo chí, một số đối tượng khảo sát để điều chỉnh lại cho phù hợp và dễ hiểu.
- Bước 3: Bảng câu hỏi được hoàn chỉnh và khảo sát thử trước khi gửi đi khảo sát chính thức.
3.2.4 Q trình thu thập thơng tin
Q trình thu thập thông tin được sử dụng bằng internet và file cứng gửi trực tiếp tận tay đối tượng khảo sát thông qua bạn bè, các mối quan hệ cá nhân và thơng qua việc liên hệ với tịa soạn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Phần mềm Forms – Google Driver đã được sử dụng để thiết kế bảng câu hỏi trên mạng internet. Bảng câu hỏi này đã được gửi trực tiếp hoặc gián tiếp qua bạn bè đến đối tượng khảo sát. Người trả lời sau khi hoàn tất phần trả lời bảng câu hỏi trên Forms – Google Driver chỉ cần nhấn nút “Gửi” là thông tin trả lời sẽ được lưu trữ trên mạng.
Nhằm đảm bảo đối tượng khảo sát là phù hợp đối với nghiên cứu này, trên các bảng câu hỏi được gửi đi đều có nhấn mạnh đến các đặc điểm của đối tượng khảo sát để loại các đối tượng khơng phù hợp. Đồng thời, để bảo tính bảo mật của người trả lời, trên bảng câu hỏi đã thể hiện cam kết chỉ sử dụng thông tin cho mục đích nghiên cứu của đề tài cùng với cam kết bảo mật thơng tin cho người trả lời.
Ngồi ra, đề cương nghiên cứu giới thiệu về đề tài cũng được đính kèm theo bảng câu hỏi để phục vụ cho những người có nhu cầu hiểu rõ hơn về đề tài cũng như cái khái niệm được sử dụng trong bảng câu hỏi.
Bảng câu hỏi có thể tìm thấy ở phần Phụ lục của luận văn này.
Cuối cùng, dữ liệu thông tin thu thập được được lưu vào tập tin và phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS 20.0 được sử dụng để xử lý và phân tích số liệu.
3.2.5 Kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê
Để thực hiện công việc thống kê và phân tích các dữ liệu thu thập được, phần mềm SPSS 20.0 đã được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của thang đo lẫn thực hiện các thống kê suy diễn.
3.2.5.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Như đã trình bày ở phần Thang đo, để kiểm định độ tin cậy của thang đo, ta sử dụng hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng.
3.2.5.2 Kiểm định sự bằng nhau của giá trị trung bình của các tổng thể con
Trong đề tài này các thống kê suy diễn sau đây sẽ được sử dụng:
- Kiểm định xem giá trị giá trung bình của mẫu về sự thỏa mãn cơng việc chung có thể suy rộng ra tổng thể hay không.
- Kiểm định sự giống nhau về trung bình của các tổng thể con: Có hay khơng sự khác nhau về sự thỏa mãn cơng việc giữa các nhóm phóng viên chia theo giới tính, độ tuổi, trình độ, thời gian cơng tác, vị trí cơng việc và loại hình doanh nghiệp.
Để kiểm định sự bằng nhau của sự thỏa mãn công việc của các tổng thể con chia theo đặc điểm nhất định các kiểm định tham số và phi tham số đã được sử dụng. Cụ thể để kiểm định sự bằng nhau về sự thỏa mãn công việc giữa nam và nữ phương pháp kiểm định Independent samples T-Test đã được sử dụng. Tương tự, để kiểm định sự bằng nhau về sự thỏa mãn công việc giữa các tổng thể con chia theo độ tuổi, thời gian cơng tác, trình độ và loại hình doanh nghiệp, phương pháp kiểm định ANOVA. Ngoài ra, Levene Test cũng được thực hiện trước đó nhằm kiểm định tính phân phối chuẩn của phương sai của các tổng thể con trước khi tiến hành kiểm định sự bằng nhau của giá trị trung bình.
3.2.5.3 Hệ số tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính
Trước hết hệ số tương quan giữa sự thỏa mãn công việc chung với các nhân tố của sự thỏa mãn sẽ được xem xét. Tiếp đến, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến và kiểm định với mức ý nghĩa 5% bằng phương pháp Enter cũng được thực hiện, trong đó biến phụ