1. Chính sách tỷ giá
- Từ 26/02/1999, thay cho việc cơng bố tỷ giá chính thức, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Theo cơ chế này, các NHTM được niêm yết giá trong một biên độ do NHNN quy định. Đây có thể xem như là tỷ giá trung tâm và tỷ giá thực tế giao động xung quanh biên độ khá hẹp là ±0, 1%. Với dải băng hẹp và quy định biến động như vậy, tỷ giá VND/USD có biến động rất ít và ln theo xu hướng đi lên làm cho tiền đồng luôn bị áp lực giảm giá (nhất là với USD) trong thời gian khá dài.
Để khắc phục các hạn chế này, ngày 1/7/2002, NHNN mở rộng biên độ tỷ giá lên ±0, 25%, tỷ giá biến động theo. Biên độ tỷ giá ±0, 25%, được NHNN giữ khá lâu và đến ngày 31/12/2006, NHNN đã mở rộng biên độ từ ±0, 25% lên ±0, 5%. Như vậy, trong vịng 5 năm từ sau 1/7/2002 đến 31/12/2006 chỉ có duy nhất một lần điều chỉnh biên độ tỷ
giá. Ngày 24/12/2007, NHNN đã mở rộng biên độ tỷ giá USD/VND từ ±0, 5% lên ± 0, 75%. Đến ngày 10/3/2008, nâng biên độ lên ±1%; tiếp đó, ngày 27/6/2008 NHNN nới biên độ lên ±2%; ngày 7/11/2008, chỉ hơn bốn tháng sau đó, NHNN đã tiếp tục nâng biên độ lên ±3%.
Tỷ giá chính thức giữa USD và VND trong năm 2009 đã trải qua hai lần điều chỉnh, một lần vào tháng 3 (+2%) do tăng biên độ giao dịch từ 3%lên 5% và lần gần nhất là vào tháng 11 (+3, 4%). Mặc dù sau mỗi lần điều chỉnh, tỷ giá chính thức đều lên kịch trần nhưng tỷ giá trên thịtrường khơng chính thức (tỷ giá thị trường tự do) vẫn ln nằm ngoài biên độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Trên thực tế, điều này đã xảy ra từ đầu năm tới nay, cho thấy thị trường ngoại hối ln căngthẳng
=> Hình thành cơ chế điều hành mới, tỷ giá đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở giao dịch trên thị trường và đã phản ánh tương đối khách quan sức mua của đồng Việt Nam so với ngoại tệ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh, đồng thời vẫn đảm bảo được vai trị kiểm sốt của Nhà nước.
Trong những năm gần đây, tỷ giá và điều hành chính sách tỷ giá ln là một vấn đề được Chính phủ cũng như NHNN đặc biệt quan tâm do những biến động lớn của nó đã gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới sự ổn định kinh tế vĩ mô. Thực tế những năm gần đây cho thấy, trong khi tỷ giá thường có xu hướng khá ổn định vào dịp đầu năm do nguồn cung ngoại tệ dồi dào từ kiều hối, thì nó xu hướng biến động lớn bất thường bắt đầu từ tháng 8 và đặc biệt vào các tháng cuối năm do nhu cầu thanh toán nhập khẩu, tất toán các khoản vay ngoại tệ đến hạn, và sự tăng lên của giá vàng thế giới. Tuy nhiên, diễn biến tỷ giá năm 2011 dường như khơng theo quy luật đó khi tỷ giá biến động khá mạnh vào dịp đầu năm, đặc biệt sau khi NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng vào ngày 11/2. Trong khi đó tỷ giá lại dường như khơng có dấu hiệu q căng thẳng khi mà chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và tự do chỉ vào khoảng 300-400VND trong quý 4 năm 2010 (khá thấp so với chênh lệch khoảng 1. 500-2. 000VND của các năm trước) trong
quý 4/2011. Diễn biến tỷ giá VND trong năm 2011 có thể được chia thành 4 giai đoạn với các sắc thái diễn biến khác nhau của tỷ giá trên thị trường tự do (Hình 1):
- Giai đoạn 1- Tháng 1/2011: Tỷ giá tự do ổn định quanh mốc 21. 000, trong khi NHNN cố gắng kiềm giữ tỷ giá chính thức ở mức 18. 932.
- Giai đoạn 2- Thời điểm sát Tết nguyên đán đến đầu tháng 3/2011: Tỷ giá tự do tăng mạnh lên trên 22. 300 sau khi NHNN phá giá.
- Giai đoạn 3- Trung tuần tháng 3 đến đầu tháng 8/2011: Tỷ giá tự do giảm mạnh, xuống sát với tỷ giá của NHTM sau khi NHNN thi hành nhiều biện pháp điều hành chính sách tỷ giá.
- Giai đoạn 4- Tỷ giá tự do bắt đầu tăng mạnh vượt trên giá trần quy định của NHNN và tiếp tục dao động quanh mức 21. 300-21. 400 cho đến cuối năm 2011.