III- Những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất
2. Những khó khăn
Cho dù cơ hội xuất khẩu sang thị trường EU của các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn, tuy nhiên vẫn có những khó khăn thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp của Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường này và phải tìm được những biện pháp hữu hiệu nhất để vượt qua.
*Mặc dù EU được coi là một thực thể đồng nhất, có các chính sách cũng như các quy tắc điều tiết chung đối với các mối quan hệ trong nội khối cũng như với bên ngoài. Tuy nhiên, các chính sách, quy tắc này trên thực tế vẫn chưa có hiệu lực hồn tồn. Bên cạnh đó, mỗi thành viên trong EU vẫn có những khác biệt nhất định về văn hố, ngơn ngữ, cũng như về các hệ thống pháp lý.Trong thực tế, Liên Minh Châu Âu khơng phải là một thực thể văn hóa có những mẫu hình đồng nhất về suy nghĩ, thái độ và cách ứng xử. Những quyết định mua hàng chịu ảnh hưởng bởi các mơ hình văn hóa của thái độ ứng xử, điều đó đáng được chú ý đối với các công ty nước ngoài khi làm Marketing ở EU. Chính vì vậy nhiều cơng ty nước ngồi đã hoạt động với sự hiểu nhầm rằng thị trường EU có nhiều điểm đồng nhất và đã phải gánh chịu nhiều thất bại.Qua đó, chúng ta có thể nhận thấy thị trường EU chỉ thống nhất về mặt kỹ thuật, cịn trong thực tế là nhóm thị trường Quốc gia và khu vực, mỗi nước có một bản sắc và đặc trưng riêng mà các nhà xuất khẩu tại các nước đang phát triển thường không hay để ý tới. Mỗi nước thành viên tạo ra các cơ hội khác nhau và yêu cầu của họ cũng khác.
*EU là một thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) có chế độ quản lý nhập khẩu chủ yếu dựa trên các nguyên tắc của Tổ chức này. Các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch không nhiều, nhưng lại sử dụng khá nhiều biện pháp phi quan thuế. Mặc dù thuế quan của EU thấp hơn so với các cường quốc kinh tế lớn và có xu hướng giảm, nhưng EU vẫn là một thị trường bảo hộ rất chặt chẽ vì hàng rào phi quan thuế (rào cản kỹ thuật) rất nghiêm ngặt. Do vậy, hàng xuất khẩu của ta muốn vào được thị trường này thì phải vượt qua được rào cản kỹ thuật của EU. Rào cản kỹ thuật chính là qui chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU, được cụ thể hoá ở 5 tiêu chuẩn của sản phẩm: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động. Vì vậy để thâm nhập được vào thị trường EU, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn
quản lý môi trường ISO14000, Hệ thống HACCP đối với các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản muốn xuất khẩu vào thị trường EU, việc kẻ ký mã hiệu,…
Qui chế nhập khẩu và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU rất chặt chẽ. Vì thế mà một số nông sản và thực phẩm Việt Nam không đáp ứng được các yêu cầu chặt chẽ khi xuất khẩu vào EU. Điển hình là qui định của EU về giám sát lượng độc tố trong nhóm hàng động vật và thực phẩm. Do ta chưa đáp ứng được yêu cầu này, từ trước đến nay thịt chưa xuất khẩu được vào EU.
EU sử dụng “rào cản kỹ thuật” là biện pháp chủ yếu để bảo hộ sản xuất và tiêu dùng nội địa hiện nay vì thuế nhập khẩu vào EU đang giảm dần. Hơn nữa, các nước đang phát triển được EU cho hưởng thuế quan ưu đãi GSP. Bởi vậy, yếu tố có tính quyết định việc hàng của các nước này có thâm nhập được vào thị trường EU hay khơng? Chính là hàng hố đó có vượt qua được rào cản kỹ thuật của EU hay khơng?
* Việc tự do hố về thương mại và đầu tư trên thế giới cũng như những cải cách về chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu của EU đang có xu hướng ngày càng được nới lỏng, các nhà xuất khẩu Việt Nam trong những năm tới chắc chắn sẽ phải đương đầu với những thử thách và cạnh tranh quyết liệt trên thị trường này. Trung Quốc khi trở thành thành viên chính thức của WTO, hàng xuất khẩu của họ sẽ được hưởng nhiều ưu đãi hơn so với hiện nay và khi thâm nhập vào thị trường EU sẽ trở thành một nhân tố cạnh tranh rất tiềm tàng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Do đó, cạnh tranh trên thị trường này sẽ ngày càng gay gắt. Thị trường EU có đặc tính cạnh tranh mạnh mẽ như vậy nên bắt buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tạo ra lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác. Có nghĩa là chất lượng sản phẩm phải liên tục được cải thiện; mẫu mã và kiểu dáng phải được đổi mới nhanh hơn trước đây;giá sản phẩm rẻ hơn và phương thức dịch vụ phải tốt hơn.
* Việc tiếp cận các Kênh phân phối phức tạp của EU là việc làm rất khó khăn. Muốn tiếp cận được kênh phân phối EU, các doanh nghiệp phải nắm được
đặc điểm của kênh phân phối để từ đó có những biện pháp cụ thể xâm nhập vào. Nhiều khi hàng xuất khẩu Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU tiếp cận được ít kênh phân phối của EU hay thường phải qua trung gian, việc này đã hạn chế khả năng đẩy mạnh xuất khẩu, đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao giá bán của các doanh nghiệp.
*Chính sách thương mại và đầu tư của EU bấy lâu nay chủ yếu nhằm vào các thị trường truyền thống có tính chiến lược là Châu Âu và Châu Mỹ. Đối với Châu á, trong đó có Việt Nam, chính sách thương mại của EU mới hình thành gần đây, đang trong quá trình xem xét, thử nghiệm và khai thác. Hơn nữa, chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam thời gian qua chủ yếu dựa trên cơ sở xếp Việt Nam vào danh sách những nước thực hiện chế độ độc quyền ngoại thương ngồi GATT (EU coi Việt Nam khơng phải là nền kinh tế thị trường), gần như không được hưởng các ưu đãi của EU dành cho các nước đang phát triển.
* Các doanh nghiệp Việt Nam cịn ít hiểu biết về đối tác, đa số các doanh nghiệp Việt Nam có quy mơ vừa và nhỏ, tiềm lực về vố rất hạn chế do đó việc tiến hành đầu tư để thâm nhập thị trường EU là một khó khăn to lớn, đồng thời cũng làm hạn chế khả năng đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng cáo sản phẩm.
Chương iii
Khả năng thâm nhập hàng hoá của Việt Nam vào thị trường eu
Quan hệ thương mại Việt Nam - EU không ngừng phát triển cùng với tiến trình hợp tác của phía EU và đà lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam do chính sách "Đổi mới" mang lại. Hiện nay EU là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Qui mô thương mại ngày càng được mở rộng. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU phát triển mạnh, triển vọng sẽ còn tiến xa hơn nữa khi Việt Nam hồn thành sự nghiệp cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và EU thực hiện chương trình mở rộng hàng hoá.