Bằng chứng về quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu được trợ cấp và thiệt hạ

Một phần của tài liệu TRỢ cấp và các BIỆN PHÁP đối KHÁNG (Trang 25 - 28)

trì hỗn thực sự cho việc hình thành một ngành sản xuất.. Điều 3(a) Hiệp định về Thực hiện Điều VI GATT năm 1967 giải thích thêm ý này như sau: .Trong trường hợp làm trì hỗn việc hình thành một ngành sản xuất mới tại nước nhập khẩu, cơ quan điều tra phải xác định được bằng chứng thuyết phục về sự hình thành ngành ngay trong thời gian tới (forthcoming establishment), ví dụ như các đề án, kế hoạch về một ngành sản xuất mới tại nước nhập khẩu đã bước vào giai đoạn khá cụ thể, có nhà máy đang được xây dựng hoặc máy móc đã được đặt mua8.

Như vậy, trong trường hợp nước nhập khẩu thậm chí chưa thể xây dựng được một ngành sản xuất trong nước cho dù đã có những sự chuẩn bị cần thiết và những tiền đề hợp lý để nó có thể ra đời, nếu nguyên nhân của sự chậm trễ đó được chứng tỏ là do những khó khăn thơng thường khi bắt đầu xây dựng một ngành mới thì ngành này sẽ khơng thể được Hiệp định SCM bảo vệ. Ngược lại, nếu chứng tỏ được sự chậm trễ này có nguyên nhân phát sinh do hàng nhập khẩu được nước ngồi trợ cấp thì ngành đó sẽ được bảo hộ bằng thuế chống trợ cấp theo Hiệp định này.

Kết luận: muốn chứng tỏ thiệt hại của một ngành trong nước, ta có thể chứng tỏ thiệt hại đó tồn tại dưới dạng (i) thiệt hại vật chất thực tế, (ii) đe doạ gây ra thiệt hại vật chất, hoặc (iii) gây chậm trễ việc hình thành ngành. Với qui định như vậy của Hiệp định, đơi khi việc tìm kiếm bằng chứng của thiệt hại lại chính là đi tìm bằng chứng cho ngun nhân đã hoặc sẽ có thể gây ra thiệt hại. Có thể khẳng định rằng, khi chứng tỏ một ngành bị thiệt hại, không thể tách rời bằng chứng của các thiệt hại với việc nêu nguyên nhân trực hay gián tiếp đã gây ra các thiệt hại đó.

1.3. Bằng chứng về quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu được trợ cấp và thiệt hại thiệt hại

Hiệp định SCM quy định chỉ được đánh thuế chống trợ cấp trong trường hợp hàng nhập khẩu được trợ cấp là nguyên nhân gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước. Điều 15.5 Hiệp định SCM quy định rằng cơ quan điều tra của nước nhập khẩu phải chứng minh được rằng hàng nhập khẩu được trợ cấp đang gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước dưới một trong ba dạng thiệt hại đã được phân tích ở phần trên. Việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu được trợ cấp và thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước phải căn cứ trên tất cả các bằng chứng mà cơ quan điều tra có được. Ngồi ra, cơ quan điều tra cũng phải xem xét đến các yếu tố khác hiện thời đang gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất đó để xác định mức thiệt hại thực sự do hàng nhập khẩu được trợ cấp gây ra.

Khi xem xét quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu được trợ cấp với thiệt hạicủa ngành sản xuất trong nước, cơ quan điều tra phải đánh giá về:

(i) Khối lượng hàng nhập khẩu được trợ cấp: mức độ tăng tuyệt đối và tỷ lệ tăng tương đối so với sản lượng sản xuất hoặc lượng tiêu thụ của sản phẩm tương tự tại thị trường nước nhập khẩu; và

8

(ii) Tác động về giá của hàng nhập khẩu được trợ cấp: mức độ chênh lệch về giá giữa hàng nhập khẩu được trợ cấp so với giá của sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu, ảnh hưởng của hàng nhập khẩu được trợ cấp làm giá hàng hóa đó trên thị trường nước nhập khẩu giảm mạnh hoặc kìm hãm khơng cho giá hàng hóa này tăng lên.

Ngồi ra, cơ quan điều tra của nước nhập khẩu còn phải xem xét đến các yếu tố liên quan khác như khối lượng và giá cả sản phẩm tương tự nhập khẩu từ các nguồn khác khơng được trợ cấp, tình trạng thu hẹp nhu cầu đối với sản phẩm lien quan hoặc các thay đổi về phương thức tiêu thụ, các hành vi hạn chế thương mại của các nhà sản xuất trong và ngoài nước nhập khẩu, cạnh tranh giữa các nhà sản xuất trong và ngoài nước nhập khẩu, các thành tựu phát triển của công nghệ, kết quả xuất khẩu và năng suất của ngành sản xuất trong nước.

Khi đánh giá tác động của hàng nhập khẩu được trợ cấp đến sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu, thường cơ quan điều tra sẽ cố gắng căn cứ trên các số liệu sẵn có và các tiêu chí như quy trình sản xuất, doanh số bán và lợi nhuận của các nhà sản xuất để phân tách ngành sản xuất sản phẩm tương tự với các ngành khác của nước nhập khẩu. Nếu không thể phân tách như vậy, cơ quan điều tra của nước nhập khẩu sẽ phải đánh giá các tác động của hàng nhập khẩu được trợ cấp thông qua việc xem xét tình trạng sản xuất trong nước đối với nhóm sản phẩm hẹp nhất có bao gồm sản phẩm trong nước tương tự.

1.3.1. Tác động về khối lượng của hàng nhập khẩu được trợ cấp

Mức độ tăng trưởng tuyệt đối và tương đối về khối lượng của hàng nhập khẩu được trợ cấp thường được thu thập và xác nhận qua các nguồn số liệu thống kê chính thức của cơ quan thống kê hoặc hải quan nước nhập khẩu. Qua các số liệu này, cơ quan điều tra nước nhập khẩu có thể đánh giá được tương quan giữa khối lượng hàng nhập khẩu được trợ cấp với tổng khối lượng nhập khẩu sản phẩm liên quan từ tất cả các nguồn, với sản lượng sản xuất và tiêu dùng trong nước theo thời gian. Thậm chí, các số liệu này cịn có thể giúp cơ quan điều tra ước định được tác động tiềm tàng về khối lượng của hàng nhập khẩu được trợ cấp để đánh giá nguy cơ thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất trong nước.

Cần lưu ý rằng theo Điều 11.9 Hiệp định SCM, nước nhập khẩu sẽ chấm dứt tiến trình điều tra để đánh thuế chống trợ cấp nếu lượng hàng nhập khẩu được trợ cấp thực tế hay tiềm tàng ở mức không đáng kể9

. Trong Báo cáo về vụ .New Zealand đánh thuế chống trợ cấp với biến thế điện nhập khẩu từ Phần lan., Ban Hội thẩm đã thẩm tra liệu thiệt hại vật chất mà ngành biến thế của New Zealand phải gánh chịu có phải là hậu quả của biến thế nhập khẩu từ Phần lan hay không. Ban Hội thẩm ghi nhận rằng lượng biến thế nhập khẩu từ Phần lan chỉ chiếm 2,4% tổng lượng biến thế nhập khẩu vào New Zealand. Ban Hội thẩm cũng xét thấy rằng tổng lượng nhập khẩu biến thế vào New Zealand năm 1982/83 tăng gấp rất nhiều lần so với lượng nhập khẩu năm 1981/82, nhưng lượng nhập khẩu từ riêng Phần lan chỉ chiếm 3,4% của mức tăng tổng lượng nhập khẩu

9

Hiệp định SCM không định nghĩa thế nào là không đáng kể.. Tuy nhiên, theo Điều 27.10 Hiệp định này,lượng hàng nhập khẩu được một nước thành viên đang phát triển trợ cấp sẽ được coi là không đáng kể nếu dưới mức 4% tổng lượng nhập khẩu sản phẩm tương tự vào nước nhập khẩu; hoặc nếu tỷ trọng cộng gộp của hàng nhập khẩu từ tất cả các nước thành viên đang phát triển thấp hơn mức 9% tổng lượng nhập khẩu sản phẩm đó vào nước nhập khẩu nhưng trong đó tỷ trọng đơn lẻ của hàng nhập khẩu từ mỗi nước thành viên

này. Căn cứ trên các dữ kiện này, Ban Hội thẩm kết luận rằng mặc dù ngành biến thế của New Zealand có thể đã bị thiệt hại do nhập khẩu tăng lên nhưng nguyên nhân của thiệt hại không thể quy cho biến thế nhập khẩu từ Phần lan do nguồn nhập khẩu này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng doanh số biến thế bán ra tại New Zealand trong thời kỳ điều tra. Vì vậy, việc New Zealand đánh thuế chống trợ cấp đối với biến thế nhập khẩu từ Phần lan là không phù hợp với các quy định của Điều VI:6(a) của GATT 1947.

1.3.2. Tác động về giá của hàng nhập khẩu được trợ cấp

Bên cạnh tác động về khối lượng, tác động của hàng nhập khẩu được trợ cấp đối với giá sản phẩm tương tự sản xuất tại nước nhập khẩu cũng là một căn cứ quan trọng chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu được trợ cấp với thiệt hại của ngành sản xuất nội địa. Khi xem xét tác động về giá, cơ quan điều tra phải phân tích mức độ chênh lệch giữa giá hàng nhập khẩu được trợ cấp với giá phổ biến trên thị trường của sản phẩm không được trợ cấp (thể hiện qua giá sản phẩm tương tự do nước nhập khẩu sản xuất và giá sản phẩm nhập khẩu từ các nước thứ ba khác không được trợ cấp); hiệu ứng và mức độ giảm giá phổ biến của sản phẩm trên thị trường nước nhập khẩu do sức ép cạnh tranh của hàng nhập khẩu được trợ cấp với mức giá thấp; tác động ép giá hay ngăn cản không cho giá sản phẩm trên thị trường nước nhập khẩu tăng theo dự kiến hay theo chiều hướng thơng thường nếu khơng có sự cạnh tranh bất bình đẳng của hàng nhập khẩu được trợ cấp.

Trong trường hợp muốn xác định hàng nhập khẩu được trợ cấp là nguyên nhân gây giảm giá hoặc ép giá thị trường của sản phẩm liên quan, cơ quan điều tra phải chứng minh được rằng các sản phẩm nhập khẩu được trợ cấp đã góp phần tạo nên các xu hướng tiêu cực đối với giá cả của những sản phẩm tương tự trên thị trường trong nước. Chẳng hạn, cơ quan điều tra, trên cơ sở các số liệu thống kê khách quan và nguồn thông tin do ngành sản xuất trong nước cung cấp, phải chứng tỏ được rằng giá cả của sản phẩm liên quan lẽ ra đã có thể tăng cao hơn.

Trong Báo cáo về vụ Canada đánh thuế chống trợ cấp đối với ngô nhập khẩu từ Hoa kỳ., Ban Hội thẩm nhận thấy rằng yếu tố suy thoái giá trên thị trường thế giới chủ yếu bắt nguồn do một chương trình trợ cấp của Hoa kỳ theo Luật Nông nghiệp 1985. Rõ ràng là nếu sự giảm giá mạnh trên thị trường thế giới diễn ra phổ biến thì tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến các nông dân trồng ngô của Canada. Các nông dân trồng ngô của Canada sẽ chịu tác động của tình trạng này ngay cả khi Canada khơng hề nhập khẩu ngô từ Hoa kỳ mà chỉ nhập khẩu từ các nước thứ ba, hoặc khi Canada là nước không nhập khẩu ngơ từ nước ngồi, hoặc khi Canada là nước xuất khẩu chứ không nhập khẩu ngô.

Trong mỗi trường hợp kể trên, giá ngô tại thị trường Canada vẫn sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự suy thối giá ngơ thế giới. Như vậy, tình trạng giá ngơ tại thị trường Canada bị ép giảm xảy ra trong mọi trường hợp. Do đó, việc đánh thuế chống trợ cấp sẽ trái với Điều 6.4 GATT 1947 vốn quy định rằng việc giá bị ép giảm hoặc ngăn cản không cho tăng do các nguyên nhân khác sẽ khơng được quy cho hàng nhập khẩu được nước ngồi trợ cấp. Do cơ quan điều tra của Canada không đưa ra được bằng chứng nào cho thấy ngô nhập khẩu được trợ cấp từ Hoa kỳ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụt giá ngô tiêu thụ tại Canada nên Ban Hội thẩm kết luận rằng quyết định đánh thuế chống trợ cấp của Canada là không phù hợp. Ngồi ra, mục đích của việc đánh thuế chống trợ cấp theo quan điểm của Ban Hội thẩm là nhằm cho phép nước nhập khẩu đối phó với

thiệt hại do hàng nhập khẩu được trợ cấp gây ra chứ không phải thiệt hại do một sự sụt giảm chung của giá trên thị trường thế giới. Khi giá thế giới của sản phẩm liên quan giảm trên diện rộng, chỉ có biện pháp thuế nhập khẩu áp dụng chung cho mọi nguồn hàng nhập khẩu, chứ không phải là thuế chống trợ cấp đối với hàng nhập khẩu từ một nước cụ thể, mới có thể chứng tỏ tính hiệu quả trong việc kéo giá trong nước lên.

Một phần của tài liệu TRỢ cấp và các BIỆN PHÁP đối KHÁNG (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)