IV. Quan hệ thương mại thuỷ sản với Việt Nam
1. Tình hình xuất nhập khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU
Từ những năm 1980, sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã xuất hiện
trên thị trường EU dưới một nhàn hiệu chung là Seaprodex. Ngay từ những năm đầu thâm nhập thị trường EU, sản phẩm thủy sản được xuất khẩu chung với các sản phẩm nông sản khác với số lượng ít nhưng đã gây được cảm tình của người tiêu dùng châu Âu.
Từ tháng 11/1999, Việt Nam được công nhận vào danh sách 1 (List A) các nước xuất khẩu thuỷ sản vào EU, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã chính thức được cơng nhận về pháp lý để khẳng định được chỗ đứng tại 15 nước EU. Đến 01/01/2006, Việt Nam có 171 doanh nghiệp (trong tổng số 394 doanh nghiệp chế biến thủy sản lớn của cả nước) đủ tiêu chuẩn được cấp phép (code) xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU.
Từ năm 1996 – 1999, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU tăng rất nhanh với tốc độ trung bình hàng năm 54,92%. Theo số liệu thống kê của EU, năm 1996 kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản từ Việt Nam đạt 26,9 triệu USD, năm 1997 - 65,0 triệu USD, năm 1998 tăng lên 92,5 triệu USD. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Tin học Bộ Thuỷ sản, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU năm 1999 đạt 89,1 triệu. Trong những năm 2000 – 2002, hoạt động xuất khẩu bị chững lại và có xu hướng giảm sút, sau khi EU tăng cường kiểm tra dư lượng các chất kháng sinh và hạ thấp ngưỡng phát hiện dư lượng các chất này trong sản phẩm. Nhờ những nỗ lực khắc phục của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và nông ngư dân Việt Nam, từ năm 2003, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng trở lại. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang EU đạt 116, 7 triệu đôla, năm 2004 - 231,5 triệu đôla, năm 2005 - 367,3 triệu đôla. Hàng thủy sản hiện là mặt hàng có kim ngạch đứng
thứ tư trong số các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU. Tuy nhiên, cho đến nay, tỷ trọng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam hàng năm chỉ bằng 0,3- 0,4% trị giá nhập khẩu thủy sản của toàn EU. Khối lượng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam vào EU năm 2005 mới đạt gần 120 nghìn tấn, trị giá 367,3 triệu USD, chiếm 7% kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước.
Bảng 18: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Kim ngạch (triệu USD) 71,8 90,7 73,7 116,7 231,5 367,3 Khối lượng (tấn) 20.290,8 26.659,1 28.612,8 38.186,8 73.459,2 110.911,2 (Nguồn: Trung tâm Tin học, Bộ Thuỷ sản) Trong giai đoạn từ 2000-2001, mặt hàng có khối lượng nhập khẩu lớn nhất của EU từ Việt Nam là tôm đông lạnh. Kim ngạch xuất khẩu tôm đông lạnh năm 2000 đạt 38,6 triệu đôla, năm 2001 - 43,6 triệu đôla. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu tơm của Việt Nam có giảm sút, chỉ cịn 15,7 triệu đơla. Từ năm 2002, thương mại tơm giữa Việt Nam và EU đã có những dấu hiệu phục hồi và có sự gia tăng cả về giá trị và khối lượng tôm xuất sang thị trường này trong năm 2003 và 2004. Năm 2003, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 5316 tấn tôm sang EU, tăng 28% so với 4000 tấn năm 2002. Năm 2004, tôm Việt Nam đã thâm nhập mạnh hơn vào các thị trường mới tại khu vực EU, khi các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam chuyển hướng từ Bỉ, thị trường truyền thống số một tại EU, sang các thị trường khác như Anh, Đức, Italy. Đối với mặt hàng tôm của Việt Nam, vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm, ngồi ra khơng bị cản trở bởi các biện pháp phi quan thuế nào khác.
Bảng 19: Xuất khẩu thuỷ sản đông lạnh của Việt Nam theo thị trường Thị trường 2001 2002 2003 Khối lượng (Tấn) Giá trị (1000USD) Khối lượng (Tấn) Giá trị (1000USD) Khối lượng (Tấn) Giá trị (1000USD) Eu-15 Ai Xơ Len 63.4 314.7 9.1 35.4 53.8 234.5 Bỉ 4 064.2 18 516.6 5 902.9 18 573.6 8 738.8 31 934.6 Bồ Đào Nha 173.3 324.8 115 244.3 384.5 675.6 Italy 6 841.9 13 074.7 10 048.9 17 490.8 11 589.4 23 043.2 Đức 4 896.5 20 707.6 3 834.0 11 750.0 5 383.5 18 244.8 Anh 3 028.3 14 796.2 2 519.2 6 288.1 2 653.1 14 975.9 Pháp 5 273.0 15 372.1 3 445.9 12 281.8 4 308.2 14 599.3
Tây Ban Nha 1 858.2 4 802.5 2 042.0 5 122.0 3 739.5 8 261.6
Đan Mạch 284.7 1 254.6 465 1 258.3 569.1 1 880.4 Thuỵ Điển 146.1 1 534.6 86.5 299.4 255.7 1 346.2 Các thành viên mới của EU Séc - Czech 963.2 973 1 147.3 1 345.7 1 337.4 1 217.1 Ba Lan - Poland 50.6 130.5 157.7 335.9 568.2 1 101.5 EU-25
(Nguồn: Trung tâm Tin học) 2. Chính sách của EU đối với Việt Nam
Những khó khăn và thách thức của ngành thủy sản Việt Nam khi gia nhập thị trường EU
EU là thành viên của WTO nên có chế độ quản lý nhập khẩu chủ yếu dựa trên nguyên tắc của tổ chức này. Các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch không nhiều nhưng biện pháp thuế quan lại được sử dụng khá nhiều. Mặc dù thuế quan của EU thấp hơn so với các cường quốc kinh tế lớn và có xu hướng giảm nhưng EU vẫn là một thị trường được bảo trợ chặt chẽ với hàng rào phi thuế quan (rào cản kỹ thuật) nghiêm ngặt. Rào cản kỹ thuật chính là quy chế nhập khẩu chung và
các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU được cụ thể hoá ở 5 tiêu chuẩn của sản phâm, đó là: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn an tồn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ mơi trường và tiêu chuẩn về lao động.
Việc tự do hoá về thương mại và đầu tư trên thế giới cũng như cải cách về chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu của EU ngày càng được nới lỏng nên cạnh tranh trên thị trường này sẽ ngày càng gay gắt do lượng hàng nhập khẩu rất nhiều. Chu kỳ sống của một sản phẩm sẽ phải ngắn hơn và phương thức dịch vụ tốt hơn.
Qua số liệu thống kê, tuy kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU tăng trưởng cao trong những năm vừa qua, nhưng hàng thủy sản của ta chiếm thị phần rất nhỏ trên thị trường này, còn cách xa tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản hàng năm của EU rất lớn, nhưng yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh thực phẩm đối với mặt hàng này lại rất cao. Một vài lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU vẫn chưa an toàn (nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn, bị phát hiện có dư lượng hố chất, kháng sinh,...) và chất lượng chưa được ổn định. Đã xảy ra một số trường hợp doanh nghiệp Việt Nam làm giả chất lượng hàng thủy sản. Do vậy, EU chỉ nhập khẩu những sản phẩm từ những doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Việt Nam đã được cấp chứng chỉ đủ tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh. Nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản khác của Việt Nam chưa tiếp cận được thị trường này
Quy định về môi trường của EU rất nghiêm ngặt, bao gổm các quy định liên quan trực tiếp đến môi trường và các quy định liên quan gián tiếp đến môi trường và liên quan trực tiếp đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi xuất khẩu hàng thủy sản sang EU, ngồi việc xuất trình các chứng chỉ về vệ sinh dịch tễ, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật là yêu cầu bắt buộc, doanh nghiệp Việt Nam cịn phải tn thủ các quy định về mơi trường của EU.
Quy định riêng đối với Việt Nam về mặt hàng thuỷ sản:
Quyết định 2000/332/EC ngày 25/4/2000 Quyết định này quy định các điều kiện đặc biệt đối với việc nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ, loài da gai, giáp xác và chân bụng ở bất kể dạng nào được phép sử dụng cho người, có nguồn gốc từ Việt Nam.
Quyết định 97/296/EC ngày 22-4-1997 thành lập danh sách các nước thứ Ba được phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm vào Cộng đồng châu Âu. Danh sách này được chia làm hai nhóm nước: (1) Nhóm I – Những nước thứ Ba được nói đến trong Quyết định đặc biệt của Hội đồng dựa trên cơ sở Chỉ thị 91/493/EEC (28 nước, ở châu Á có: Nhật Bản, Inđơnêxia, Malaixia, Philippin,
Xingapo, Thái Lan, Hàn Quốc); (2) Nhóm II – Những nước thứ Ba đáp ứng được yêu cầu tại điều 2 (2) Quyết định của Hội đồng số 95/408/EEC (27 nước châu Á, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam).
Quyết định của Ủy ban châu Âu ngày 16-11-1999, ban hành các điều kiện đặc biệt cho việc nhập khẩu các sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ Việt Nam. Theo Quyết định này, kể từ ngày 16-11-1999 EU áp dụng chế độ kiểm tra thông thường đối với Việt Nam (kiểm tra ngẫu nhiên 5% các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào EU).
Quyết định 2002/863/EC ngày 29-10-2002 sửa ban hành danh sách những nước thứ Ba được phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm vào Cộng đồng châu Âu. Danh sách này chia làm hai nhóm nước:
Nhóm Điều kiện Chế độ kiểm tra
I Các nước và vùng lãnh thổ được nói đến trong một Quyết định đặc biệt của Hội đồng trên cơ sở Chỉ thị 91/493/EEC (72 nước
và vùng lãnh thổ ở châu Á, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Inđônêxia, Ấn Độ, Malaixia, Thái Lan, Việt Nam);
Kiểm tra thông thường
II Các nước và vùng lãnh thổ đáp ứng yêu cầu của điều 2 (2) trong
Quyết định của Hội đồng số 95/408/EEC (35 nước và vùng lãnh
thổ, ở châu Á có: Hồng Kơng, Mianma).
Kiểm tra 100% lô hàng
Tuy nhiên, nếu các nước thuộc Nhóm I vi phạm Quy định kiểm tra thú y ở mức độ nhất định (gây ảnh hưởng tới thị trường EU), EU sẽ áp dụng biện pháp kiểm tra 100% các lô hàng thủy sản nhập khẩu, thời hạn áp dụng biện pháp này dài hay ngắn tùy thuộc vào việc chấp hành Quy định kiểm tra thú y của các doanh nghiệp thủy sản nước đó. Nếu vi phạm nặng, EU sẽ đưa nước đó trả lại Nhóm II và áp dụng trở lại chế độ kiểm tra 100% các lô hàng thủy sản nhập khẩu.
Quá trình tiêu thụ sản phẩm cuối cùng, đặc biệt là tiêu thụ với giá trị gia tăng thông qua xuất khẩu, là động lực bảo đảm cho sự tăng trưởng và phát triển của các hoạt động sản xuất khai thác và nuôi trồng, bên cạnh việc giữ vững các thị trường truyền thống, ngành thuỷ sản đã chủ trương tích cực đa dạng hố thị trường xuất khẩu, trong đó EU là một trong những lựa chọn hàng đầu. Do đây là một thị trường lớn, ổn định, giá tốt nhưng có địi hỏi rất cao về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là sau những vụ ngộ độc thực phẩm, nên để thu được thành công ở thị trường này, ngành đã xác định không ngừng nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn sản phẩm là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược xúc tiến thâm nhập thị trường. Ngành đã hướng dẫn các doanh nghiệp phấn đầu liên tục nhiền năm để tạo nên những bước chuyển biến tích cực theo hướng này. Từ Bộ Thuỷ sản đến các doanh nghiệp đã thực hiện hàng loạt biện pháp, từ cải thiện hệ thống thể chế, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao năng lực các cơ quan thẩm quyền, đổi mới cách tiếp cận trong quản lý chất lượng, an toàn sản phẩm, cho đến đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cấp điều kiện sản xuất nhằm thoả mãn các điều tương đồng với các nước nhập khẩu về hệ thống pháp lý, năng lực của cơ quan thực thi pháp lý và điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp. Việt Nam đã thực hiện các chương trình giám sát dư lượng các hố chất độc hại có trong thủy sản ni từ vùng ni đến nhà máy chế biến, giám sát vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ và được EU đánh giá cao.
Kết luận
EU là một khối liên kết kinh tế chặt chẽ và sâu sắc nhất thế giới hiện nay và cũng là một khu vực phát triển kinh tế ổn định và có đồng tiền riêng khá vững chắc. Mặt khác, thị trường EU có nhu cầu lớn, đa dạng và phong phú về sản phẩm. Đây là thị trường liên kết chặt chẽ thành một khối mậu dịch thống nhất mạnh hạng nhất thế giới, có sức mua lớn, ổn định và cũng là một thị trường khó tính nhất về tiêu dùng thủy sản. Thị trường này, với sở thích tiêu dùng sản phẩm tôm, cá, nghêu,… kích thước nhỏ, chất lượng vừa phải có thể bổ sung cho thị trường Nhật và Mỹ về cơ cấu hàng hoá, tạo thế cân bằng cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Do vậy, tăng cường xuất khẩu sang EU chính là một trong những giải pháp giúp các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đảm bảo ổn định sản xuất
Kênh nhập khẩu và phân phối hàng trong khối EU khá phức tạp và có nhiều đầu mối có phương thức ứng xử khác nhau. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ những đặc điểm của kênh phân phối đó và các đầu mối nhập khẩu để có những biện pháp xâm nhập cụ thể. Với sản lượng xuất nhập khẩu hàng năm lớn, là một bản hàng ổn định, các doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam đang dần chuyển mình để tạo được những dấu ấn trong hoạt động xuất nhập khẩu .
Có thể nói hệ thống các quy định và tiêu chuẩn của EU đối với hàng hố là hồn chỉnh hơn cả, rất chặt chẽ, và không dễ thoả mãn.Nhưng với nguồn nguyên liệu nhiệt đới phong phú về chủng loại và khối lượng, chất lượng cao, cùng với việc nâng caovà hồn thiện qua từng quy trình sản xuất, thủy sản Việt Nam đã hội tụ đầy đủ những điều kiện cần thiết để trở thành một đối tác lớn xuất khẩu thủy sản cho bạn hàng EU.