Quy định của EU liên quan đến bình đẳng thương mạ

Một phần của tài liệu Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế (Trang 25 - 30)

Công ước Paris áp dụng cho sở hữu công nghiệp bao gồm: sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng cơng nghiệp, mẫu hữu ích, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý (chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ) và chống cạnh tranh không lành mạnh.

Các quy định của Công ước Pari đề cập đến 4 vấn đề lớn: (1) Nguyên tắc đối xử quốc gia

Công ước Pari quy định đối với việc bảo hộ sở hữu công nghiệp, mỗi nước thành viên khác phải được sự bảo hộ tương tự như sự bảo hộ dành cho cơng dân mình. Chế độ đối xử quốc gia tương đương cũng phải được dành cho công dân của những nước không phải là thành viên của Công ước Pari nếu họ cư trú tại những nước thành viên hoặc nếu họ có cơ sở kinh doanh tại một nước thành viên.

(2) Quyền ưu tiên

Công ước Pari quy định quyền ưu tiên đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu và kiểu dáng cơng nghiệp. Cụ thể là trên cơ sở một đơn hợp lệ đầu tiên đã được nộp tại một trong số các nước thành viên, trong một thời hạn nhất định (12 tháng đối với sáng chế và giải pháp hữu ích, 6 tháng đối với nhãn hiệu và kiểu dáng cơng nghiệp) người nộp đơn có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ tại bất cứ nước thành viên nào khác và các đơn nộp sau sẽ được coi như đã nộp đơn vào cùng ngày với ngày nộp đơn đầu tiên. Ngoài ra những đơn nộp sau dựa trên cơ sở đơn nộp đầu tiên sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất cứ sự kiện nào có thể xảy ra trong khoảng thời gian ưu tiên, chẳng hạn như công bố sáng chế hoặc bán sản phẩm mang nhãn hiệu hoặc kiểu dáng công nghiệp. Một số nguyên tắc chung đối với hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà các nước thành viên phải tuân thủ như Patent, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại…

+ Nhãn hiệu

Một khi nhãn hiệu đã được đăng ký tại một nước thành viên, đăng ký đó sẽ độc lập với đăng ký có thể có tại một nước thành viên nào khác, kể cả nước xuất xứ. Do đó, nếu đăng ký bị mất hiệu lực tại một nước thành viên thì cũng sẽ khơng ảnh hưởng đến hiệu lực của đăng ký nhãn hiệu đó tại các nước thành viên khác.

Nhãn hiệu tập thể cũng phải được bảo hộ.

Bản chất của hàng hóa mang nhãn hiệu sẽ khơng ảnh hưởng đến khả năng đăng ký nhãn hiệu.

Nhãn hiệu hàng hóa được sử dụng trên hàng hóa trưng bày tại các triển lãm chính thức hoặc được cơng nhận là chính thức nếu có khả năng được bảo hộ sẽ được hưởng sự bảo hộ tạm thời.

+ Tên thương mại

Các nước thành viên phải bảo hộ tên thương mại mà không được đặt ra yêu cầu về việc nộp đơn yêu cầu bảo hộ hoặc đăng ký. Các nước có quyền tự do đưa ra định nghĩa tên thương mại và cách thức bảo hộ tên thương mại trong luật của mình.

+ Chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ hàng hóa

Các thành viên phải có các biện pháp pháp lý để chống lại việc sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp các chỉ dẫn nguồn gốc mang tính chất lừa dối đối với các hàng hóa hoặc đặc điểm phân biệt của nhà sản xuất hoặc kinh doanh thương mại khác.

Các nước phải tịch thu hàng hóa mang chỉ dẫn lừa dối hoặc cấm nhập khẩu những hàng hóa đó hoặc áp dụng bất cứ biện pháp nào khác để ngăn ngừa hoặc chấm dứt việc sử dụng những chỉ dẫn như vậy. Tuy nhiên, nghĩa vụ tịch thu hàng hóa khi nhập khẩu chỉ áp dụng khi biện pháp đó được quy định trong luật quốc gia.

+ Cạnh tranh không lành mạnh

Mỗi nước thành viên phải dành sự bảo hộ có hiệu quả nhằm chống cạnh tranh không lành mạnh mà các quốc gia có quyền tự do quy định trong luật của mình. Điều 10bis quy định nguyên tắc xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh và một danh mục không đầy đủ các hàng vi cạnh tranh không lành mạnh.

Tranh chấp giữa hai hoặc nhiều nước thành viên của Liên minh có liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Cơng ước Paris, nếu không giải quyết được bằng con đường đàm phán đều có thể được giải quyết tại Tòa án Quốc tế.

2.3.2. Luật nhãn hiệu hàng hóa (Trademark Law Treaty)

Mục đích của Hiệp ước là làm đơn giản hóa, hài hịa hóa các quy định về thủ tục và yêu cầu hành chính của các hệ thống đăng ký nhãn hiệu hàng hóa quốc gia và khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp đơn và chủ sở hữu nhãn hiệu.

Các quy tắc của Hiệp ước làm rõ những yêu cầu về thủ tục mà cơ quan nhãn hiệu hàng hóa được phép hay khơng được phép đòi hỏi người nộp đơn hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu. Hiệp ước không điều chỉnh những quy định nội dung về đăng ký nhãn hiệu của Luật Nhãn hiệu hàng hóa.

2.3.3. Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs)

Với mục đích chống hàng giả nhãn hiệu hàng hóa, Hiệp định TRIPs quy định các nguyên tắc tổng quát về thủ tục bảo hộ một cách thỏa đáng và hiệu quả quyền sở hữu công nghiệp tại các nước thành viên. Nhằm ngăn chặn hàng giả, Hiệp định TRIPs quy định luật nhãn hiệu hàng hóa quốc gia của các nước thành viên phải quy định một số thủ tục và các thủ tục này phải được công khai đối với chủ sở hữu quyền, trong số đó, có cơ chế thực thi, chẳng hạn như các thủ tục dân sự, hình sự và hành chính bao gồm các biện pháp tạm thời, bồi thường thiệt hại, tiêu hủy tang vật vi phạm. Hiệp định TRIPs cũng quy định các thủ tục kiểm soát hàng giả tại biên giới.

2.3.4. Hệ thống đăng ký tại EU: Nhãn hiệu Cộng đồng (Community Trade Mark - CTM)

Cộng đồng châu Âu đã thông qua quy định về nhãn hiệu thương mại đem lại sự bảo hộ sở hữu trí tuệ trên khắp quốc gia thành viên. EU thành lập hệ thống đăng ký nhãn hiệu hàng hóa riêng, độc lập vào các nước trong cộng đồng, gọi tắt là CTM (Community Trade Mark). Để được đăng ký CTM, nhãn hiệu phải được cả

25 nước trong Cộng đồng đồng ý. Sau khi đăng ký tại cơ quan này, nhãn hiệu đó sẽ có hiệu lực ở tất cả các nước thành viên Cộng đồng châu Âu. Ngược lại nếu nhãn hiệu bị hủy bỏ hay mất hiệu lực ở một nước thành viên thì đương nhiên bị mất hiệu lực trong cả Cộng đồng.

2.3.5. Chống bán phá giá

Định nghĩa bán phá giá (dumping) được trình bày trong các văn kiện GATT như sau: bán phá giá và việc bán những hàng hóa xuất khẩu ở một giá thấp hơn “giá trị bình thường” (giá trị bình thường nghĩa là giá bán sản phẩm ở nước xuất khẩu).

GATT cũng xác định:

Mức phá giá = Giá bán hàng tại thị trường trong nước – Giá xuất khẩu.

EU áp dụng luật chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu từ nước thứ ba, kể cả các đối tác thương mại được hưởng ưu đãi, trừ các thành viên của khu vực kinh tế châu Âu (EEA) trong một số lĩnh vực chịu sự chi phối trong khn khổ chính sách cạnh tranh của EU.

Khi một mặt hàng nào đó được xác định là bán phá giá vào thị trường EU và có đơn kiện của người sản xuất của Liên minh thì Ủy ban châu Âu sẽ xem xét việc bán phá giá đó có ảnh hưởng đến lợi ích chung của EU hay khơng. Trên cơ sở đó sẽ đưa ra biện pháp xử lý cụ thể.

“Trốn thuế bán phá giá” là cụm từ chỉ những nỗ lực của các bên đáng lẽ phải đóng thuế chống bán phá giá nhưng lại trốn tránh để khơng phải đóng loại thuế này bằng cách tìm mọi cách để hoạt động “chính thức” ở bên ngồi phạm vi thuế chống bán phá giá, trong khi đó lại vẫn tham gia lâu dài vào các hoạt động thương mại tương tự như trước đây.

Ba loại trốn thuế chống bán phá giá là: Trốn thuế của các nước nhập khẩu, trốn đóng thuế của các nước thứ ba, và trốn đóng thuế của các nước “đang phát triển”. Các nguyên tắc về các biện pháp để ngăn chặn tình trạng trên đã được thảo luận nhưng vẫn chưa đi đến cách giải quyết thống nhất. ủy ban chống bán phá giá của WTO đã bắt đầu tiến hành cuộc thảo luận, xem xét các biện pháp để có được giải pháp cho vấn đề này, và đã đạt được sự thoả thuận về phạm vi xem xét trong tương lai (gồm các quá trình và các chương trình nghị sự). Những cuộc thảo luận khơng chính thức và lâu dài về yếu tố nào gây nên tình trạng trốn thuế bán phá giá, đã được tổ chức. Đây là vấn đề đầu tiên được nêu lên trong chương trình nghị sự . Những quy định về chống bán phá giá của EU bao gồm các biện pháp chống trốn thuế bán phá giá (khác với các biện pháp của Mỹ). Những quy định trước đây

chỉ là các quy định về chống trốn thuế đối với các nước nhập khẩu và các nước thứ ba. Tuy nhiên, những quy định mới về các biện pháp chống trốn thuế được phác thảo dựa trên kết luận của hội thảo (được rút ra trong các trường hợp bán phá giá ) và dựa trên các quan điểm được đưa ra tại các cuộc đàm phán Vòng Uruguay. Những quy định mới quy định hai biện pháp, đó là :

Biện pháp thứ nhất, những thay đổi trong mơ hình hoạt động kinh doanh

không thể được giải thích bằng những lý do pháp lý hay những suy đoán kinh tế .

Biện pháp thứ hai, suy yếu hiệu lực về giảm thuế chống bán phá giá và đây là

dấu hiệu của bán phá giá khi so sánh với giá thông thường .

EU cũng bổ sung thêm các tiêu chí trong tiêu chuẩn xác định các biện pháp chống trốn thuế, EU cũng từng bước tiến hành các biện pháp hành chính để hồn thiện các biện pháp chống bán phá giá từ việc đăng ký hàng nhập khẩu đến việc cấp các giấy chứng nhận đã đóng thuế. Phạm vi của các biện pháp này khơng chỉ rộng mà cịn phải tính đến các cuộc điều tra mới về bán phá giá và mức độ thiệt hại do bán phá giá gây ra .

Dưới đây là các trường hợp trốn thuế chống bán phá giá được hầu hết các nước quan tâm :

(1) Khai báo sai thuế hải quan và những hành động bất hợp pháp khác ;

(2) Chuyển sang xuất khẩu hàng hố có mức độ chênh lệch nhỏ so với hàng hố phải đóng thuế chống bán phá giá ( những sản phẩm có ít sự điều chỉnh );

(3) Xuất khẩu các linh kiện sản phẩm phải đóng thuế chống bán phá giá và lắp ráp các linh kiện tại nước nhập khẩu ( trốn thuế của nước nhập khẩu);

(4) Xuất khẩu các linh kiện sản phẩm phải đóng thuế chống bán phá giá sang nước thứ ba và lắp ráp các linh kiện tại đó ( trốn thuế của nước thứ ba);

(5) Xuất khẩu sản phẩm phải đóng thuế chống bán phá giá từ nước thứ ba .

Một phần của tài liệu Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)