III. Chính sách đầu tư quốc tế của Singapore
d) Chính sách miễn thuế bản quyền và thu nhập đối với các công ty đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu.
lĩnh vực nghiên cứu.
Thời kỳ 1985-1986, là thời kỳ suy thoái đầu tiên của Singapore kể từ sau chiến tranh, đã làm thay đổi các quan hệ lao động và thúc đẩy việc hình thành các kế hoạch liên kết các công ty Singapore với các TNC (Trans National Corporations – Cơng ty xun quốc gia). Singapore chỉ có thể giải quyết được tình trạng tiền lương gia tăng nếu các công ty bản địa phát triển được năng lực (các nguồn lực kỹ thuật và con người) và chính phủ khuyến khích bằng cách tài trợ nghiên cứu và phát triển (R&D) để nâng cấp các TNC, thiết lập các cơ sở có kỹ năng cao và các viện nghiên cứu chung).
EDB đã nỗ lực nâng cấp sản xuất trong nước bằng Chương trình Nâng cấp Cơng nghiệp Bản địa (LIUP) năm 1986. Theo Chương trình này, các TNC được khuyến khích ký kết các hợp đồng cung ứng dài hạn với các công ty bản địa. Các công ty bản địa đã được hưởng lợi nhiều nhất trong ngành điện tử qua việc cung ứng các dịch vụ bảo hành, các linh kiện và thiết bị cho các TNC sản xuất sản phẩm bán dẫn. Những sáng kiến như LIUP cũng có tác dụng gắn kết FDI nhiều hơn với nền kinh tế Singapore bằng các lợi ích chung và sự phụ thuộc lẫn nhau.
2.1.2. Đầu tư ra nước ngồi
Trước tình hình nền kinh tế trong nước đã bão hịa, tích lũy cho đầu tư trong nước cao hơn nhu cầu đầu tư, Singapore bắt đầu đầu tư ra nước ngoài: chủ yêu là vào Trung Quốc, Malaixia và Indonexia. Hướng đầu tư ban đầu tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến cần nhiều lao động như sản xuất đồ điện, đồ điện tử, công nghiệp nặng sử dụng nhiều vốn như hóa chất, cao su, lọc dầu; ngày nay các nhà đầu tư chú trọng hơn vào dịch vụ tài chính, du lịch và xuất nhập khẩu.
2.2. Giai đoạn từ 1991 đến nay
Mơ hình chính sách thời kì này là: kết hợp giữa khuyến khích đầu tư ra nước ngồi và đầu tư ra nước ngoài.
2.2.1. Thu hút đầu tư nước ngoài