Ưu điểm – Nhược điểm

Một phần của tài liệu Thực trạng về đánh giá trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại một số công ty kiểm toán độc lập ở việt nam (Trang 25 - 28)

toán độc lập Việt Nam

3.1.1. Ưu điểm – Nhược điểm

Về ưu điểm,

Thứ nhất, các cơng ty kiểm tốn độc lập Việt Nam đã có những văn bản chỉ đạo hướng dẫn cụ thể các kiểm tốn viên của mình trong q trình tiến hành đánh giá trọng yếu một cách đầy đủ và tin cậy. Việc vận dụng khái niệm trọng yếu ở phạm vi tổng thể, khoản mục đến khi tổng hợp để đưa ra bút tốn điều chỉnh. Vì vậy trong một khoản thời gian ngắn nhưng nhờ sự vận dụng quy trình một cách linh hoạt nên cơng ty vẫn đảm bảo ý kiến đưa ra là phù hợp. Điều này đã chứng tỏ tính chun nghiệp của cơng ty khi tiến hành kiểm tốn báo cáo tài chính và giúp cho việc lập kế hoạch đồng thời kiểm sốt chất lượng được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Thứ hai, đối với việc phân công cơng việc trong đánh giá trọng yếu. Trong q trình kiểm tốn nói chung và giai đoạn lập kế hoạch kiểm tốn nói riêng, đánh giá trọng yếu là cơng việc yêu cầu nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp, các sự xét đoán nghề nghiệp cần thiết. Do vậy công việc này hầu như được đảm nhận bởi các trưởng nhóm kiểm tốn giàu kinh nghiệm. Đây cũng là một biện pháp làm giảm rủi ro kinh doanh của các cơng ty kiểm tốn ở mức thấp nhất. Sau khi các trưởng nhóm kiểm tốn đánh giá trọng yếu kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán sẽ thực hiện sốt xét lại cơng việc đánh giá này và trước khi phát hành báo cáo kiểm tốn, cơng việc này được soát xét lại một lần nữa bởi Ban giám đốc các cơng ty kiểm tốn. Nhờ vậy, quá trình đánh giá trọng yếu trở nên đáng tin cậy và đạt hiệu quả cao, góp phần tạo nên sự đáng tin cậy cho báo cáo kiểm toán được phát hành.

Thứ ba, các cơng ty kiểm tốn độc lập Việt Nam đã vận dụng các chuẩn mực kiểm toán việt nam và các chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận rộng rãi vào đánh

giá trọng yếu báo cáo tài chính. Như vậy, một mặt các cơng ty này đã đảm bảo việc tuân thủ pháp luật Việt Nam trong tiến hành đánh giá trọng yếu, mặt khác, từ sự tương đồng nhất quán trong tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam sẽ tạo tiền đề phát triển cho sự nhất qn trong các báo cáo kiểm tốn, góp phần tạo ra các ưu điểm cho người sử dụng thông tin trên báo cáo kiểm toán được phát hành.

Thứ tư, việc đánh giá mức trọng yếu không chỉ được tiến hành một lần, mà mức trọng yếu luôn được cập nhật thường xuyên và sẽ được thay đổi nếu cần thiết. Trong suốt cuộc kiểm toán, nếu như kiểm toán viên nhận thấy mức trọng yếu được thiết lập ban đầu không phù hợp thì sẽ tiến hành điều chỉnh lại khi xuất hiện thêm các thông tin mới, những thay đổi về hồn cảnh, thay đổi sự hiểu biết của kiểm tốn viên về doanh nghiệp. Ví dụ như khi doanh nghiệp bị thua kiện trong giai đoạn kiểm tốn viên đang thực hiện kiểm tốn thì việc giảm mức trọng yếu xuống thấp hơn là cần thiết vì điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp do doanh nghiệp phải bồi thường và vị thế của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Thứ năm, đánh giá trọng yếu được trình bày trên giấy tờ làm việc của kiểm tốn viên. Việc trình bày các kết luận về đánh giá trọng yếu được kiểm toán viên của các cơng ty thực hiện khoa học và trình bày trên giấy tờ làm việc. Nhiều cơng ty có quy định về các mẫu bảng biểu để kiểm toán viên dựa vào các dữ liệu để tính tốn như tạo ra sự thống nhất, rõ ràng trên các hồ sơ kiểm tốn của cơng ty.

Về nhược điểm,

Thứ nhất, trong việc phân bổ mức ước lượng trọng yếu ban đầu cho các khoản mục trên báo cáo tài chính. Mỗi cơng ty kiểm tốn độc lập Việt Nam có cách phân bổ mức ước lượng trọng yếu ban đầu cho các khoản mục trên báo cáo tài chính theo các tiêu thức khác nhau. Chính vì vậy nên khơng có sự thống nhất giữa các cơng ty kiểm tốn trong việc phân bổ này. Nếu không thực hiện phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trên báo cáo tài chính thì khi tổng hợp các sai phạm không được điều chỉnh trong từng khoản mục sẽ gây khó khăn cho kiểm tốn viên trong việc quyết định xem tổng sai phạm đối với khoản mục đó có được coi là trọng yếu hay khơng, có cần phải điều chỉnh ý kiến của kiểm toán viên về báo cáo

Tuy nhiên tại một số cơng ty kiểm tốn độc lập Việt Nam lại tiến hành phân bổ trọng yếu theo các tỷ lệ cố định cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính. Cách làm như vậy là không hợp lý bởi, việc phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục phụ thuộc vào trước hết là bản chất của khoản mục, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm sốt của các khoản mục đó xuất phát từ bản chất hoạt động kinh doanh của khách thể kiểm toán; đồng thời cịn phụ thuộc vào kinh nghiệm, sự xét đốn của kiểm toán viên trong từng trường hợp cụ thể. Trong thực tế có rất nhiều trường hợp có thể xảy ra, nếu chỉ sử dụng những tỷ lệ phân bổ cố định thì tất yếu khả năng xảy ra rủi ro là lớn hơn rất nhiều, đồng thời cuộc kiểm tốn sẽ tiến hành khơng hiệu quả.

Thứ hai, trong quá trình tổng hợp các sai lệch, các cơng ty thường bỏ qua việc tổng hợp với các sai lệch không điều chỉnh của năm trước (trong trường hợp khách hàng cũ). Điều này có thể ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm tốn viên vì sai lệch của năm trước tích lũy với sai lệch năm nay có khả năng gây ảnh hưởng trọng yếu. Ví dụ, mức trọng yếu ước lượng cho khoản mục phải thu nội bộ là 10 triệu, năm trước đơn vị cấp vốn cho đơn vị trực thuộc bằng tài sản cố định có giá trị 50 triệu, nhưng hạch tốn thành 45 triệu, do đó, sai lệch là 5 triệu và nó khơng vượt quá mức sai lệch đã phân bổ cho khoản mục này là 10 triệu. Năm nay, doanh nghiệp tiếp tục cấp vốn cho đơn vị trực thuộc trên bằng tiền gửi nhân hàng là 60 triệu, và đơn vị lại hạch tốn thành 53 triệu, do đó sai lệch của năm nay là 7 triệu, bằng với mức trọng yếu được phân bổ. Tuy nhiên nếu tổng hợp cả 2 sai lệch trên thì sẽ sai lệch lũy kế sẽ là 12 triệu, vượt quá mức trọng yếu đã được phân bổ cho khoản mục này. Vậy sai lệch trên đã ảnh hưởng trọng yếu đến khỏn mục phải thu nội bộ của doanh nghiệp, do vậy cần phải được điều chỉnh kịp thời. Công việc này không mất nhiều thời gian đồng thời có thể giúp kiểm tốn viên giảm thiểu được rủi ro đồng thời có thể giúp khách hàng hồn thiện sổ sách kế tốn.

Một phần của tài liệu Thực trạng về đánh giá trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại một số công ty kiểm toán độc lập ở việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)