II) CÁC NỘI DUNG CỦA ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG
4. Điều kiện lao động sản xuất ngành chế biến thủy sản
4.4. Chính sách xã hội
4.4.1. Chính sách tiền lương thu nhập
Lương bình qn của cơng nhân ngành chế biến thủy sản từ 1,3 - 1,5 triệu đồng/tháng. Mức lương này chưa tương xứng với công sức người lao động bỏ ra khiến cho họ không mặn mà với công việc. Một công nhân ngành chế biến thủy sản cho biết, sau gần 3 năm vào làm, thu nhập của chị mỗi tháng xấp xỉ 2,5 triệu đồng. Bạn bè cùng quê với chị làm cơng nhân ngành may thu nhập cịn thấp hơn. Hầu hết các công nhân trong ngành chế biến thủy sản đều là những lao động phổ thông chưa được qua đào tạo bài bản nên mức lương doanh nghiệp trả cho họ còn thấp.
Ở nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản, công nhân phải làm việc từ 6h sáng đến 6h tối, có khi tăng ca đến 10h đêm nhưng lương cũng chỉ ở mức 2,5 đến 3 triệu một tháng.
Đời sống của người lao động trong ngành chế biến thủy sản chưa được đảm bảo và chưa được quan tâm đúng mức.
4.4.2. Chế độ bảo hiểm xã hội
Sở LĐ-TB-XH tỉnh Cà Mau đã tiến hành kiểm tra các công ty chế biến và xuất khẩu thủy hải sản chỉ có 10,19% cơng nhân được tham gia BHXH, BHYT (67/656 công nhân), tại Cty TNHH Nhật Đức chỉ có 13,42% cơng nhân được tham gia BHXH, BHYT (47/350 công nhân).
Công nhân tham gia BHXH, BHYT lại với mức lương tối thiểu, thấp hơn thực tế. Với mức lương tham gia BHXH, BHYT rất thấp sẽ dẫn đến các chế độ chi trả cho công nhân sau này khơng đáng kể. Đã xuất hiện tình trạng cơng
SV: Tạ Thị Kim Oanh Lớp: QTKD TH 50B
nhân nghỉ việc, mất sức lao động, bệnh tật…không được hỗ trợ để họ ổn định cuộc sống lúc tuổi cao, sức yếu”.
4.4.3. Đánh giá chung về điều kiện lao động trong ngành chế biến thủy sản sản
+ Vi phạm các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về điều kiện lao động. Đây là tình trạng khá phổ biến ở các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Việt Nam hiện nay.
+ Môi trường làm việc và điều kiện lao động khơng đảm bảo các quy trình của nhà nước chiếm 16%, nhiều máy móc thiết bị khơng đảm bảo an tồn, khơng đăng kí, khơng cấp phép sử dụng nhưng vẫn sử dụng nhiều vị trí việc làm có yếu tố nguy hiểm, độc hại nhưng khơng có thiết bị. phương tiện bảo vệ chung, người lao động khơng có các điều kiện bảo vệ con người…
+ Người sử dụng lao động và người lao động khơng được huấn luyện cấp thẻ về an tồn lao động theo quy định của nhà nước đăc biệt là số lao động tự do, lao động làm việc theo mùa vụ, ngắn hạn.
Ta thấy các công nhân lao động trong ngành chế biến thủy sản vẫn phải làm việc ở mức độ độc hại, nguy hiểm, các yếu tố về ô nhiễm môi trường như bụi, tiếng ồn, hơi khí độc vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Cường độ lao động thì tương đối cao, thời gian thường xuyên có mặt ở vị trí làm việc dài là những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tật, tai nạn lao động và giảm khả năng làm việc của người lao động cũng như năng suất lao động.
Cải thiện điều kiện lao động là điều kiện để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Việt Nam. Vì vậy hồn thiện điều kiện lao động là địi hỏi hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
CHƢƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN