II) CÁC NỘI DUNG CỦA ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG
4. Điều kiện lao động sản xuất ngành chế biến thủy sản
4.3. Bảo hộ lao động
Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp xảy ra ngày càng nhiều với mức độ ngày càng nghiêm trọng đang trở thành mối lo ngại của không chỉ người lao động mà cịn của tồn xã hội.
Theo thống kê của Trung tâm Bảo vệ sức khỏe Lao động mơi trường Cần Thơ thì khoảng 30% cơng nhân chế biến thủy hải sản bị bệnh viêm mũi xoang do phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất khử trùng chloramine B.
Tại TP.Cần Thơ, ngành chế biến thủy hải sản có 29 cơng ty và có khoảng 38.000 lao động. Tất cả các công nhân đều được trang bị đồng phục như quần áo, khẩu trang, nón, ủng, găng tay. Tuy nhiên, khẩu trang vải khơng có tác dụng ngăn mùi hóa Khảo sát nghiên cứu nhóm cơng nhân làm việc tại Công ty chế biến thủy hải sản Nam Hải trong mơi trường có sự hiện diện của chất chlor B và nhóm cơng nhân Cơng ty chế biến thủy hải sản đóng hộp Pataya trong mơi trường khơng có chất chlor B, kết quả cho thấy: tỷ suất mới mắc bệnh viêm mũi xoang ở nhóm cơng nhân Cơng ty Nam Hải là 71%; cịn ở nhóm cơng nhân Pataya là 22%. Tỷ lệ nhóm cơng nhân thường xuyên tiếp xúc chất chlor B bị viêm mũi xoang cao hơn gấp 3,24 lần so với nhóm cơng nhân khơng tiếp xúc. Người lao động có tiếp xúc thường xuyên chất chlor B tuổi càng trẻ càng có nguy cơ mắc bệnh hơn.
85% cơng nhân thuỷ sản mắc bệnh viêm loét da tay, do thường xuyên phải ngâm trong nước có nhiều tạp chất để bóc, xử lý tơm, cua, mực…, bàn tay của cơng nhân thuỷ sản thường bợt trắng, lớp sừng bảo vệ da gần như bị mất, khơng cịn khả năng bảo vệ chống lại sự xâm nhập của các chất bẩn gây nhiễm trùng, viêm da
SV: Tạ Thị Kim Oanh Lớp: QTKD TH 50B
Căn bệnh phổ biến và thường gặp nhất của nhiều người trong số họ là nấm kẽ tay, kẽ chân hay bệnh ngoài da, bệnh viêm xoang và thấp khớp do tiếp xúc nhiều với mơi trường lạnh, nước ngâm tơm... khi bóc vỏ tơm.
Nguyên nhân là môi trường làm việc lạnh, ẩm, nhiều hóa chất, đặc biệt cơng nhân phải thường xuyên tăng ca và thu nhập thấp, ít có điều kiện bảo vệ sức khỏe.
Đặc thù của nghề chế biến hàng thủy sản là luôn phải đứng để thao tác trong các phân xưởng kín và nhiệt độ thường duy trì ở mức 150C, mặc dù đã mang khẩu trang nhưng mùi thuốc sát trùng vẫn luôn xộc vào mũi. Nếu không quen, chỉ cần vào xưởng khoảng một giờ, khi bước ra ngồi người cứ như có cảm giác bị sốt.
Nhiều cơng nhân có sức khỏe tốt nhưng mới vào làm hơn một tuần ở khâu tẩm bột của Xí nghiệp chế biến thủy sản TS đã hắt xì hơi, đau đầu. Các cơng nhân cho biết: “ Mới một tuần đã bị chảy nước mũi lại cịn gót chân cứ đau âm ỉ như bị kim đâm”. Đối với nhiều công nhân làm lâu năm, bệnh viêm mũi như là thứ bệnh kinh niên không thể trị dứt.
Nhiều cơng nhân trong ngành cịn bị dị ứng khi ngửi mùi khử trùng, nhiều cơng nhân bị chóng mặt, chống váng và xỉu vì mùi khử trùng
Đáng lo nhất của công nhân là bệnh thấp khớp và viêm xoang. Mơi trường làm việc ln có nhiệt độ thấp, lại phải đứng liên tục là những nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến những bệnh nghề nghiệp này. Ngoài ra bệnh nấm kẽ tay, chân thì cũng nhiều nhưng chủ yếu do công nhân nhiều khi không mang găng tay nên mới bị nấm ăn.
Nhiều công nhân chủ quan không mang găng tay khi làm việc dẫn đến các bệnh về da liễu, bàn tay sần sùi do bị nước ăn và bị đuôi tôm đâm phải. Và vô số các bệnh về da liễu mà công nhân ngành chế biến thủy sản có thể mắc phải.
Các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đã quan tâm đến vấn đề bảo hộ lao động cho công nhân, tuy nhiên các thiết bị bảo hộ lao động còn thiếu, sơ sài và chưa đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, các thiết bị bảo hộ lao động hầu như chỉ mang tính hình thức.