Các ví dụ minh họa

Một phần của tài liệu tổ chức hoạt động khám phá trong dạy học các quy luật di truyền (sinh học 12 cb) (Trang 32 - 49)

8. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

2.2.3.Các ví dụ minh họa

1/ Ví dụ 1

DẠY HỌC KHÁM PHÁ “QUY LUẬT PHÂN LY ĐỘC LẬP” 1. Mục tiêu:

Phát triển ở HS khả năng quan sát, phân tích, tự khám phá ra quy luật tổ hợp tự do của hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. GV thu được thông tin về hiệu quả hoạt động của HS theo nhóm.

2. Hoạt động GV:

- GV quy ước gen và tính trạng tương ứng, gắn lên bảng dính kiểu gen của P:

+ Gen A qui định hạt vàng . + Gen a qui định hạt xanh . + Gen B qui địnhvỏ trơn . + Gen b qui định vỏ nhăn. - GV viết kiểu gen của bố mẹ:

+ Hạt vàng vỏ trơn có kiểu gen là AABB. + Hạt xanh vỏ nhăn có kiểu gen là aabb.

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Ðiền các gen tương ứng trên nhiễm sắc thể trong sơ đồ lai từP đến F2.

3. Tổ chức HS:

- GV phát bài cho các nhóm HS, mỗi nhóm gồm 2 HS ngồi cùng bàn, thời gian trao đổi và thực hiện nội dung công việc trong 3 phút; yêu cầu HS theo dõi GV giải thích bằng phương tiện bảng dính, tự phát hiện lỗi sai và khoanh tròn lại.

- GV thu lại bài đã phát và đánh giá về hiệu quả hoạt động của HS theo nhóm so với bài giảng trước đó.

Bài tập phát cho HS: Viết các gen trên nhiễm sắc thể và bảng tổ hợp. + Viết các gen trên nhiễm sắc thể

4. Kết quả khám phá:

+ Các gen trên nhiễm sắc thể

+ Bảng tổ hợp

2/ Ví dụ 2

DẠY HỌC KHÁM PHÁ “CÔNG THỨC TỔNG QUÁT KHI LAI NHIỀU TÍNH TRẠNG ”

1. Mục tiêu:

Rèn luyện cho HS kỹ năng khái quát hóa và suy lý quy nạp, chuẩn xác các khái niệm.

2. Hoạt động GV:

- GV yêu cầu HS phân tích kết quả di truyền của lai một cặp tính trạng tương phản so với kết quả di truyền của lai hai cặp tính trạng tương phản.

- Từ kết quả trên GV yêu cầu HS rút ra nhận xét khái quát về quy tắc tính kết quả di truyền ở F2 khi lai n cặp tính trạng tương phản.

F1 mang n cặp gen dị hợp X F1

Kết quả di truyền Lai 1 tính

trạng Lai 2 tính trạng Lai n tính trạng - Số loại giao tử F1 - Số loại KH ở F2 - Tỉ lệ KH ở F2 - Số loại KG ở F2 - Tỉ lệ KG ở F2 - Số tổ hợp ở F2 2 2 (3:1) 3 (1:2:1) 4 4= ( ) ( ) 4= ( ) ( ) 9:3:3:1= ( )( ) 9= ( )( ) 1:2:1:2:4:2:1:2:1= ( ) ( ) 16= ( )( ) ( ) ( ) (: ) ( ) ( ::) ( ) 3. Tổ chức HS:

- GV ghi nội dung của bảng lên trên bảng (hoặc chuẩn bị bảng ra giấy để phát cho HS.

- GV yêu cầu mỗi nhóm gồm 2 HS trao đổi trong 2 phút để điền các giá trị thích hợp trong ngoặc đơn.

-GV yêu cầu 2 hoặc 3 nhóm thông báo kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.

4. Kết quả khám phá:

Kết quả di truyền Lai 1 tính

trạng Lai 2 tính trạng Lai n tính trạng - Số loại giao tử F1 - Số loại KH ở F2 - Tỉ lệ KH ở F2 - Số loại KG ở F2 - Tỉ lệ KG ở F2 - Số tổ hợp ở F2 2 2 (3:1) 3 (1:2:1) 4 4= (2 ) ( 2) 4= (2) (2) 9:3:3:1= (3:1)(3:1) 9= (3)(3) 1:2:1:2:4:2:1:2:1= (1:2:1) (1:2:1) 16= (4)(4) (2)n (2)n (3:1)n (3)n (1:2:1)n (4)n (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phát biểu quy tắc tính kết quả chung của n cặp gen, n cặp tính trạng là quy tắc nhân (hay là tổ hợp tự do ngẫu nhiên) giữa kết quả từng nhóm.

3/ Ví dụ 3

DẠY HỌC KHÁM PHÁ “DI TRUYỀN LIÊN KẾT” 1. Mục tiêu:

Phát triển ở HS khả năng quan sát, phân tích, suy luận lí thuyết, tự khám phá ra qui luật di truyền liên kết của hai cặp gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. GV thu được thông tin về hiệu quả hoạt động của HS theo nhóm.

2. Hoạt động GV:

Trong dạy học bài toán di truyền của T. Moorgan: “Tiến hành phép lai ruồi giấm thuần chủng thân đen, cánh cụt với thân xám, cánh dài, ở thế hệ F1

ta thu được toàn bộ các con ruồi giấm thân đen, cánh cụt. Cho các con ruồi giấm F1 lai trở lại với ruồi giấm thân xám, cánh dài, ta thu được 50% ruồi giấm thân đen, cánh cụt và 50% ruồi giấm thân xám, cánh dài. Hãy xác định quy luật di truyền của các cặp tính trạng của phép lai”. GV có thể thiết kế các hoạt động khám phá cho HS bằng các câu hỏi đàm thoại – ơrixtic như sau:

+ Câu hỏi 1:Hãy nhận xét đề bài toán có những điểm nào giống với bài toán đã học ở phần trước “Phép lai hai cặp tính trạng tương phản”(Các quy luật di truyền của Menđen)?

+ Câu hỏi 2:Từ những điểm giống nhau trên, hãy suy ra cómấy cặp gen quy định các cặp tính trạng trên ?

+ Câu hỏi 3:Hãy nhận xét đề bài toán có những điểm nào khác với bài toán đã học ở phần trước “Phép lai hai cặp tính trạng tương phản”(Các quy luật di truyền của Menđen)?

+ Câu hỏi 4:Từ những điểm khác nhau trên, hãy suy ra các cặp gen quy định các cặp tính trạng trên ở trạng thái nào: độc lập hay liên kết với nhau ?

+ Câu hỏi 5: Hãy rút ra quy luật di truyền của các cặp tính trạng từ dữ kiện trên.

3. Tổ chức HS:

- GV yêu cầu các nhóm HS, mỗi nhóm gồm 2 HS ngồi cùng bàn, thời gian trao đổi và thực hiện nội dung công việc trong 15 phút.

- GV tổ chức cho đại diện 2 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.

- GV chốt kiến thức.

4. Kết quả khám phá:

- Đề bài toán có những điểm giống với bài toán đã học ở phần trước “Phép lai hai cặp tính trạng tương phản”(Các quy luật di truyền của Menđen):

+ Phép lai hai cặp tính trạng tương phản (thân đen, cánh cụt x thân xám, cánh dài)

+ PT/C

+ F1 đồng nhất về một loại kiểu hình (100% thân xám, cánh dài).

- Từ những điểm giống nhau trên, suy ra có 2 cặp gen quy định các cặp tính trạng trên.

- Đề bài toán có những điểm khác với bài toán đã học ở phần trước “Phép lai hai cặp tính trạng tương phản”(Các quy luật di truyền của Menđen):

+ Đối tượng nghiên cứu (Ruồi giấm)

+ Kết quả lai phân tích (FB : 50% ruồi giấm thân đen, cánh cụt và 50% ruồi giấm thân xám, cánh dài).

- Từ những điểm khác nhau trên, suy ra 2 cặp gen quy định các cặp tính trạng trên cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng).

- Quy luật di truyền của các cặp tính trạng trên: Di truyền liên kết.

4/ Ví dụ 4

DẠY HỌC KHÁM PHÁ “HIỆN TƢỢNG LIÊN KẾT GEN”

Cũng trong dạy học bài toán di truyền nói trên, GV có thể thiết kế các hoạt động khám phá cho HS bằng cách giải quyết tình huống có vấn đề như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bước 1: GV đưa ra bài toán và cho HS tự giải (HS dựa vào cách giải bài toán toán đã học ở phần trước “Phép lai hai cặp tính trạng tương phản”(Các quy luật di truyền của Menđen)?

+ Bước 2: GV đưa ra kết quả của phép lai trở lại => HS gặp khó khăn (không tìm được lời giải).

+ Bước 3: GV gợi ý HS theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng(HS nhận thấy các tính trạng luôn luôn di truyền cùng nhau từ thế hệ P -> F1 -> FB) + Bước 4: HS tự rút ra kết luận: các gen quy định các tính trạng cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể và di truyền cùng nhau (di truyền liên kết).

5/ Ví dụ 5

DẠY HỌC KHÁM PHÁ “HIỆN TƢỢNG HOÁN VỊ GEN” 1. Mục tiêu:

Phát triển ở HS khả năng quan sát, phân tích, suy luận lí thuyết, tự khám phá ra hiện tượng liên kết gen của hai cặp gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. GV thu được thông tin về hiệu quả hoạt động của HS theo nhóm.

2. Hoạt động GV:

Trong dạy học bài toán di truyền của T. Moorgan: “Tiến hành phép lai ruồi giấm thuần chủng thân đen, cánh cụt với thân xám, cánh dài, ở thế hệ F1

ta thu được toàn bộ các con ruồi giấm thân đen, cánh cụt. Cho các con ruồi giấm F1 lai trở lại với ruồi giấm thân xám, cánh dài, ta thu được 41% ruồi giấm thân đen, cánh cụt và 41% ruồi giấm thân xám, cánh dài; 9% ruồi giấm thân đen, cánh dài và 9% ruồi giấm thân xám, cánh cụt. Hãy xác định quy luật di truyền của các cặp tính trạng của phép lai”. GV có thể thiết kế các hoạt động khám phá cho HS bằng các câu hỏi đàm thoại – ơrixtic như sau:

+ Câu hỏi 1:Hãy nhận xét đề bài toán có những điểm nào giống với bài toán đã học ở phần trước (quy luật di truyền liên kết hoàn toàn)?

+ Câu hỏi 2:Từ những điểm giống nhau trên, hãy suy ra các cặp gen quy định các cặp tính trạng trên tồn tại ở trạng thái nào: riêng rẽ hay liên kết với nhau ? + Câu hỏi 3:Hãy nhận xét đề bài toán có những điểm nào khác với bài toán đã học ở phần trước ?

+ Câu hỏi 4:Từ những điểm khác nhau trên, hãy suy ra các cặp gen quy định các cặp tính trạng trên ở trạng thái nào: liên kết chặt chẽ với nhau hay không?

+ Câu hỏi 5: Hãy rút ra quy luật di truyền của các cặp tính trạng từ dữ kiện trên.

3. Tổ chức HS:

- GV yêu cầu các nhóm HS, mỗi nhóm gồm 2 HS ngồi cùng bàn, thời gian trao đổi và thực hiện nội dung công việc trong 15 phút.

- GV tổ chức cho đại diện 2 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.

- GV chốt kiến thức.

4. Kết quả khám phá:

- Đề bài toán có những điểm giống với bài toán đã học ở phần trước + Phép lai hai cặp tính trạng tương phản (thân đen, cánh cụt x thân xám, cánh dài)

+ PT/C

+ F1 đồng nhất về một loại kiểu hình (100% thân xám, cánh dài).

- Từ những điểm giống nhau trên, suy ra có 2 cặp gen quy định các cặp tính trạng trên.

- Đề bài toán có những điểm khác với bài toán đã học ở phần trước (quy luật di truyền liên kết hoàn toàn).

+ Kết quả lai phân tích (FB : 41% ruồi giấm thân đen, cánh cụt và 41% ruồi giấm thân xám, cánh dài; 9% ruồi giấm thân đen, cánh dài và 9% ruồi giấm thân xám, cánh cụt).

- Từ những điểm khác nhau trên, suy ra 2 cặp gen quy định các cặp tính trạng trên cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng nhưng liên kết không chặt chẽ với nhau.

6/ Ví dụ 6

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ CHO HỌC SINH VẬN DỤNG CÁC VẤN ÐỀ HỌC TẬP

1. Mục tiêu:

Rèn luyện cho HS các thao tác tư duy so sánh và hệ thống hóa các vấn đề học tập, kỹ năng làm việc với SGK trong quá trình học tập.

2. Hoạt động GV: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng bảng hệ thống nội dung các quy luật di truyền và hướng dẫn hoạt động của HS.

HỆ THỐNG KẾT QUẢ PHÉP LAI PHÂN TÍCH

Phép lai Kết quả QL PLĐL 1 B F AaBb X aabb F  QL liên kết gen 1 B AB Ab ab F hoÆc X ab aB ab F  QL hoán vị gen 1 B AB Ab ab F hoÆc X ab aB ab F  - F1 có số loại giao tử, tỷ lệ các loại giao tử - FB có số loại KH, tỷ lệ các loại KH 3. Tổ chức HS:

Mỗi nhóm gồm 2 HS thảo luận, công việc là cho ví dụ và viết 3 sơ đồ lai trong 3 quy luật. Từ đó rút ra nhận xét kết quả điền vào bảng hệ thống.

Thời gian thảo luận là 3 phút kiểm tra của bài giảng tiết sau (GV yêu cầu mỗi HS có chuẩn bị ở nhà trước khi tổ chức thảo luận).

4. Kết quả khám phá: Phép lai Kết quả QL PLĐL 1 B F AaBb X aabb F  QL liên kết gen 1 B AB Ab ab F hoÆc X ab aB ab F  QL hoán vị gen 1 B AB Ab ab F hoÆc X ab aB ab F  - F1 có số loại giao tử, tỷ lệ các loại giao tử - FB có số loại KH, tỷ lệ các loại KH - 4 loại giao tử 1:1:1:1 - 4 loại KH 1:1:1:1 - 2 loại giao tử 1:1 - 2 loại KH 1:1 - 4 loại giao tử Tỷ lệ khác nhau - 4 loại KH Tỷ lệ khác nhau. 7/ Ví dụ 7

DẠY HỌC KHÁM PHÁ VỀ GEN ÐA HIỆU 1. Mục đích:

Rèn luyện cho HS khả năng tư duy phân tích, so sánh và khái quát hóa các dấu hiệu bản chất của các hiện tượng di truyền khác nhau. Từ đó HS có thể rút ra kết luận 1 gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tihs trạng khác nhau (gen đa hiệu), kỹ năng vận dụng các vấn đề đã học để độc lập giải quyết một vấn đề mới.

2. Hoạt động GV:

Câu hỏi có vấn đề: Sự di truyền của hai tính trạng do hai cặp gen quy định và hai tính trạng do một cặp gen quy định như thế nào? Tại sao ?

Vấn đề 1: Lai hai tính trạng về màu sắc thân và độ dài cánh ở

ruồi giấm

PT/c Thân xám, cánh dài X Thân đen, cánh cụt

F1 đồng loạt thân xám, cánh dài

F1XF1  F2 xuất hiện thân xám, cánh dài:thân đen, cánh cụt:thân xám, cánh cụt:thân đen, cánh dài.

Vấn đề 2: Lai 2 tính trạng về độ dài cánh và màu sắc lông ở

ruồi giấm

PT/c Cánh dài, lông mềm X Cánh cụt, lông cứng

F1 đồng loạt cánh dài, lông mềm F1XF1  F2 luôn luôn chỉ có cánh dài, lông mềm: cánh cụt, lông cứng.

3. Tổ chức HS:

Mỗi nhóm gồm 2 đến 3 học sinh, thời gian thảo luận 2 phút, một vài nhóm nêu kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét và bổ sung, giáo viên kết luận nội dung của vấn đề.

4. Kết quả khám phá:

+ Hai tính trạng màu sắc thân và độ dài cánh ở TN1 do hai cặp gen quy định vì F2 xuất hiện tổ hợp thân xám, cánh cụt và thân đen, cánh dài là do hiện tượng hoán vị gen.

+ Hai tính trạng độ dài cánh và màu sắc lông ở TN 2 do một cặp gen quy định vì F2 luôn luôn chỉ có 2 loại kiểu hình, không xuất hiện biến dị tổ hợp.

Quy ước:GenA: cánh dài, lông mềm Gen a: Cánh cụt, lông cứng

Pt/c: cánh dài, lông mềm X cánh cụt, lông cứng AA aa

F1 AaXAa

F2:1AA: 2Aa: 1aa

3 cánh dài, lông mềm: 1 cánh cụt, lông cứng. 8/ Ví dụ 8

DẠY HỌC KHÁM PHÁ “ DI TRUYỀN GIỚI TÍNH” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Mục đích:

Rèn luyện cho HS kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn đời sống, rèn luyện khả năng làm việc với SGK và tài liệu tham khảo.

2. Hoạt động GV:

Ðưa ra nội dung của vấn đề dưới dạng câu hỏi để tổ chức hoạt động khám phá của HS:

+ Vấn đề 1: Trong xã hội thường có quan niệm sinh ra con trai hay con gái là do phụ nữ. Quan niệm này có đúng hay không ? Tại sao ?

+ Vấn đề 2: Một cặp vợ chồng đã có 4 người con gái, họ nghĩ rằng sinh đứa con thứ 5 thì rất nhiều hi vọng là con trai. Hãy giải thích điều suy nghĩcủa cặp vợ chồng đó có hoàn toàn đúng không?

+ Vấn đề 3: Trong y học ngày nay, phương pháp chuyển đổi giới tính cho người bệnhđược tiến hành như thế nào ?

3. Tổ chức HS:

+ Mỗi HS tìm tòi ngoài giờ học

+ HS thảo luận theo nhóm hoặc là một số HS nêu ra câu hỏi đã chuẩnbị trước lớp trong thời gian 5 phút đầu giờ của tiết học.

+ Các nhóm / HS khác nhận xét, bổ sung.

+ Vấn đề 1: Quan niệm cho rằng sinh con trai hay con gái là do phụ nữ là không đúng. Bởi vì, người mẹ chỉ có một loại trứng là X, người bố có hai loại tinh trùng là X và Y.

Hợp tử XX phát triển thành con gái là do nhận X từ bố

Một phần của tài liệu tổ chức hoạt động khám phá trong dạy học các quy luật di truyền (sinh học 12 cb) (Trang 32 - 49)