2. Những thuận lợi của Việt Nam khi xuất khẩu cà phê sang thị trường thế giới.
CHƯƠNG III LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÂY CÀPHÊ ĐỨNG VỮNG? 1 Triển vọng cà phê Việt Nam và thế giới.
Triển vọng cà phê Việt Nam.
Theo tổ chức cà phê thế giới, vụ 2005/2006 sản lượng cà phê của Braxin- nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới sẽ suy giảm do cây cà phê chuyển sang giai đoạn suy giảm chu kỳ 2 năm/ lần. Vì thế, cà phê xuất khẩu của Việt Nam có điều kiện cải thiện nhời cơ hội này.
Giá cà phê thế giới có xu hướng nhích lên đã bắt đầu có tác động đối với thị trường trong nước. Giá mua gom cà phê hiện vào khoảng 8.100-8200 đồng/kg, tăng 200-250đồng/kg so với đầu tháng 11/2004. Theo Hiệp hội cà phê cacao Việt Nam , giá cà phê xuất khẩu bình quân năm 2004 đạt 660 USD/ tấn, thấp hơn 674USD/ tấn so với năm 2003. Giá xuất khẩu giảm trong khi giá thành sản xuất tăng do giá phân bón,xăng dầu ,điện tăng cao đã làm nhiều người trồng cà phê thua lỗ và nhiều doanh nghiệp tạm ngừng mua hàng.Vơi những diênx biến khá tích cực trên thị trường thế giới trong thời
gian gần đây,nhiều hi vọng mới cho xuât khẩu cà phê Việtnam đang đươc đặt ra.Tại thị trường cà phê kif hạnNew York,các quỹ hàng hoá đẩy mạnh mua vào trong khi lượng cung từ ấc nhà sản xuất có phần hạn chế,giá cà phê arbica giao có kì hạn co xu hướng tăng lên.Ngồi nhu cầu mua mạnh của các quỹ đầu cơ,lượng mua của các nhà rang xay cung khá lớn trong khi thiếu vắng nhà cung cấp.
Cà phê Việt Nam có tốc độ tăng trưởng rất nhanh và hiện có mặt ở trên 60 nước, trong 20 năm qua, năng suất cây cà phê tăng lên 2 lần, sản lượng cà phê tăng trên 47 lần, từ 19.000 tấn năm 1986 lên 900.000 tấn năm 2004. Giá trị xuất khẩu cũng tăng không ngừng từ 61,5 triệu USD năm 1986 lên 641 triệu USD năm 2004 và là nước xuất khẩu càphê lớn thứ hai trên thế giới. Định hướng phát triển cây cà phê của Việt Nam trong 5 năm từ 2006- 2010: Đảng và Nhà nước đã xác định, cà phê là loại cây cơng nghiệp có giá trị cao do đóvấn đề phát triển vùng sản xuất, chuyên canh lớn gắn với công nghệ khoa học kỹ thuật,từng bước cơng nghiệp hố, hiện đaịi hố nơng nghiệp nông thôn là điều nên làm đầu tiên kể từ khi đất nwocs bắt đầu chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vàp sản xuất, chế biến cà phê có chất lượng cao, có những biện pháp đảm bảo cung cấp giốngcó giá cả hộ lý cho vùng sâu, vùng xa. Giảm diện tích cây cà phê ở những vùng khó tưới, đất khơng phù hợpvà năng suất thấp.
Triển vọng thị trường cà phê thế giới.
Cơ quan tình báo kinh tế (EIU) cho biết, xu hướng giảm giá cà phê còn tiếp tục do sản lượng cà phê sản xuất tại các nước sản xuất chính vẫn cịn tiếp tục tăng , EIU cho rằng: “toàn cảnh thị trường cà phê thế giới sẽ còn tồi tệ trong bối cảnh cung vượt cầu. Khi nguồn cung đồ uống tăng lên trong năm 2006, sự phục hồi giá trong năm nay sẽ khơng cịn và xu hướng giảm giá sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2007 do cung vượt cầu.
Theo tổ chức cà phê- cacao thế giới, sản xuất loại mặt hàng này trong 10 năm gần đây tăng trung bình 3,6%. Tuy nhiên vào cuối thập kỷ này sẽ xuất hiện tình trạng thiếu hụt cà phê do nhu cầu tăng nhanh hơn mức sản xuất. Tỷ lệ dự trữ và tiêu thụ cà phê thế giới đã tăng lên trong hai vụ gần đây. Điều này dẫn đến tăng giá, mặc dù tăng không đáng kể.Thực tiễn cho thấy, giá đã tăng vọt vào thời điểm khi tỷ lệ dự trữ giảm xuống dưới 30%. Một trong những nhân tố chính gây ra ảnh hưởng đến thị trường là một số công ty quốc tế đang tăng cường vị trí của mình trong sản xuất, vận chuyển và chế biến cà phê. Trong sản xuất cà phê thì nước dẫn đầu thế giới vẫn là Braxin, Việt Nam, Indonexia, Colombia…Với việc tăng sản xuất cà phê, nhiều nước cũng sẽ tăng chế biến các sản phẩm từ cà phê vì nhà nước có chính sách khuyến khích sản xuất sản phẩm có giá trị cao. Tỷ phần các sdản phẩm sản xuất từ cà phê chế biến của cac nước đã tăng 29% vào đầu những năm 1990 lên 36% năm 2003/2004.
Xuất phát từ những tiêu chí trên, chúng ta có thể kết luận rằng tương quan giữa cung cầu cà phê trên thế giới trong tương lai là không ổn định, tạo tiền đề cho giao động giá. Khả năng tăng vọt giá cũng có thể liên quan đến những điều kiện thời tiết khơng thuận lợi, tình hình chính trị phức tạp ở các nước sản xuất, những thay đổi trong chính sách thương mại của những nước sản xuất và tiêu dùng cà phê và một số những nhân tố khác.