4. Các giai đoạn của Chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia
4.1 Giai đoạn 1: Chuẩn bị
Trước khi đưa ra một Chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia, điều quan trọng là thiết lập những biện pháp mang tính giới hạn để có thể tiến hành đo lường/xác định những thành công của chiến lược. Việc này liên quan tới khâu lựa chọn những biện pháp thích hợp để xác định được những thành công. Dưới đây là một số ví dụ:
- Sự gia tăng số lượng những nhà xuất khẩu dịch vụ,
- Sự gia tăng số lượng những nhà xuất khẩu dịch vụ quy mô nhỏ. - Sự gia tăng về tổng khối lượng xuất khẩu dịch vụ.
- Sự gia tăng về khối lượng xuất khẩu những dịch vụ trọng điểm. - Sự tăng lên về số lượng thị trường xuất khẩu.
- Sự tăng lên về tỉ lệ xuất khẩu dịch vụ trong tổng khối lượng xuất khẩu. - Sự tăng lên về tỉ lệ của xuất khẩu dịch vụ Việt Nam trong xuất khẩu dịch
vụ thế giới.
- Số lượng các khoá đào tạo được tổ chức cho đối tượng học mục tiêu.
- Số lượng hiệp hội ngành dịch vụ có chương trình hỗ trợ xuất khẩu có hiệu quả.
- Số lượng hiệp hội ngành dịch vụ có những bộ quy tắc ứng xử chuyên ngành được thực hiện.
- Số lượng hiệp hội ngành hàng dịch vụ có những thoả thuận hợp tác có hiệu quả.
- Số lượng những hoạt động thành công của dịch vụ Việt Nam đã được công bố.
- Số lượng những hoạt động quảng bá dịch vụ Việt Nam xuất khẩu qua những bài trình bầy chính thức ở nước ngồi.
Cần có sự phối hợp với Tổng cục Thống kê nhằm xác định rõ những ranh giới và đảm bảo chắc chắn về những số liệu cần thiết sẽ được sử dụng trong các cuộc khảo sát hàng năm.
Cần tổ chức những cuộc thảo luận với sự tham gia của nhiều hiệp hội ngành hàng để có thể hiểu rõ ngành nào quan tâm và sẵn sàng tham gia vào chiến lược xuất khẩu. Song song với hoạt động đó, cần xác định rõ những nguồn lực về đào tạo, tập trung vào đào tạo các giảng viên (train-the-trainer) (thông qua Ban Thương mại dịch vụ, Trung tâm Thương mại dịch vụ quốc tế UNCTAD/WTO) để sau này họ có thể tổ chức các khố đào tạo về chất lượng dịch vụ, quản lý và tiếp thị, về xuất khẩu dịch vụ cho các công ty và các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam. Các cuộc làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ cũng rất cần thiết nhằm đề xuất ra phương thức tốt nhất để khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ đăng ký thực hiện ISO 9001-2000.
Một trong số những vấn đề thách thức nhất khi làm việc với các nhà xuất khẩu dịch vụ là nhiều người trong số họ khơng xác định mình là nhà xuất khẩu. Điều này phần nào là do quan niệm "xuất khẩu" liên quan đến việc đưa hàng hố qua biên giới. Ví dụ như những luật sư về đầu tư, thân chủ của họ hoàn toàn là người nước ngoài đang ở nước ngoài và họ khơng nhìn nhận mình chính là những nhà xuất khẩu vì họ đang thực hiện
cơng việc về pháp luật ở Việt Nam. Một ví dụ khác là phần lớn các nhà cung cấp trung gian cung cấp dịch vụ cho cơng ty nước ngồi và họ cũng khơng xem mình là những nhà xuất khẩu. Cần phải có một chiến dịch nhằm khơi thơng những nhận thức chung để nhìn nhận lại một thực tế rằng nhiều cơng ty thực chất chính là những nhà xuất khẩu dịch vụ và họ thậm chí có thể đạt được những thành cơng hơn nữa.
4.2 Giai đoạn 2a: Xây dựng năng lực
Trước khi xúc tiến một cách có hiệu quả những khả năng về dịch vụ của Việt Nam trên thị trường toàn cầu, điều quan trọng là phải xây dựng được năng lực trong nước để hỗ trợ cho những hoạt động xuất khẩu dịch vụ. Có năm nhóm liên đới có vai trị quan trọng trong xây dựng năng lực là:
a) Các nhà hoạch định chính sách thương mại của chính phủ
Cả những cán bộ chịu trách nhiệm về chính sách phát triển và những cán bộ chịu trách nhiệm về đàm phán thương mại dịch vụ cần phải nắm đuợc những nét chính về hoạt động xuất khẩu dịch vụ, những tác động của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi và tự do hố thương mại dịch vụ đối với các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam, và những vấn đề chính sách cần được thực hiện nhằm hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu dịch vụ và các nhà xuất khẩu dịch vụ. Cách tốt nhất để nâng cao nhận thức về lĩnh vực này là thông qua hội thảo tổ chức trong vòng một ngày nhằm thông báo những kết quả của các nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu dịch vụ và đề xuất về Chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia, đồng thời giới thiệu bốn chương trình (mơ-đun) nhan đề "Để xuất khẩu dịch vụ thành công" do Ban Thương mại dịch vụ của Trung tâm Thương mại quốc tế xây dựng, đặc biệt dành cho các quan chức làm chính sách của chính phủ.
Ngồi ra cần kết hợp giữa các hoạt động xúc tiến thương mại dịch vụ quốc gia của Vietrade, những đề xuất từ các nhà xuất khẩu dịch vụ và các hiệp hội ngành dịch vụ về những thách thức mà họ phải đối mặt, với những quan điểm của chính phủ trong đàm phán thương mại dịch vụ . Nên lập một ban tư vấn gồm có các nhà đàm phán thương mại dịch vụ, các cán bộ của Vietrade phụ trách về thương mại dịch vụ và đại diện của khu vực tư nhân từ các hiệp hội ngành nghề được chọn lọc và Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam.
b) Cán bộ xúc tiến thương mại của Vietrade.
Các khoá đào tạo cần được tổ chức để đào tạo cho các cán bộ xúc tiến thương mại của Vietrade nhằm nâng cao nhận thức về hoạt động xuất khẩu dịch vụ hiện hành, cách thức cải thiện lòng tin và sự minh bạch của các nhà xuất khẩu dịch vụ Việt Nam, các loại hình thơng tin thị trường và tri thức thị trường thực sự hữu ích cho các nhà xuất khẩu, cách thức hỗ trợ các hoạt động liên quan đến xuất khẩu của các hiệp hội và những sáng kiến có hiệu quả nhất cho ngành. Ban Thương mại dịch vụ của Trung tâm Thương mại quốc tế có khố đào tạo "Hỗ trợ xuất khẩu dịch vụ" diễn ra một ngày rưỡi, khoá đào tạo này được thiết kế đặc biệt cho các cán bộ xúc tiến thương mại, đây là những cán bộ lý tưởng sẽ thực hiện những công việc về nhu cầu đào tạo này.
Do tầm quan trọng của vấn đề lòng tin đối với các dịch vụ ưu tiên, hiệp hội ngành dịch vụ cần thiết phải giữ vai trò trung gian quan trọng trong những sáng kiến xuất khẩu dịch vụ thông qua các hoạt động:
Ln theo dõi hình ảnh của ngành dịch vụ trên phạm vi quốc gia và quốc tế và luôn chú ý củng cố trên mạng trực tuyến.
Tổng hợp và quảng cáo những hoạt động thành cơng
Tích cực tham gia vào hoạt động của các hiệp hội có chức năng hoạt động tương tự như đăng tải lơgơ của mình trên trang web của hiệp hội để củng cố lòng tin.
Cung cấp một danh bạ trực tuyến dễ tìm kiếm về các thành viên của hiệp hội cùng những chuyên môn và năng lực của họ.
Liên kết với các hiệp hội có chức năng hoạt động tương tự ở thị trường xuất khẩu trọng điểm thông qua những thoả thuận hợp tác.
Đàm phán đi đến thoả thuận công nhận những chứng chỉ cho các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam.
Tạo điều kiện thuận lợi cho những thoả thuận cộng tác để dễ dàng trong thâm nhập thị trường.
Theo dõi về những tiêu chuẩn cạnh tranh và thông báo cho các thành viên.
Thường xuyên theo dõi việc ban hành giấy phép và thực thi các bộ quy tắc ứng xử (nhằm luôn đảm bảo cung cấp những dịch vụ đạt chất lượng chun mơn)
Đưa ra những hình thức giáo dục thường xuyên cho các thành viên về tiêu chuẩn ngành và cách thức xuất khẩu dịch vụ của họ.
Làm cho các thành viên hiểu rõ về các thoả thuận thương mại dịch vụ và có biện pháp thu hút sự quan tâm chú ý của họ.
Thay mặt các thành viên thông tin liên lạc với Vietrade.
Thay mặt các thành viên đứng ra vận động chính sách với các nhà làm chính sách của chính phủ.
Đại diện cho các thành viên tham gia các cuộc hội thảo và các diễn đàn thương mại (hoặc tham gia vào một liên minh tầm cỡ quốc gia về các ngành dịch vụ).
Đề xuất hoặc hỗ trợ những sáng kiến/phương thức nhằm nâng cao sự hợp tác giữa các thành viên như phát triển mạng lưới hoặc các cụm doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Những sáng kiến về xây dựng năng lực cho hiệp hội ngành dịch vụ nhằm hỗ trợ những hoạt động xuất khẩu của các thành viên cần phải tính đến khả năng làm thế nào để triển khai những thoả thuận hợp tác, những giải thưởng xuất khẩu và đào tạo cho các thành viên. Hoạt động xây dựng năng lực hồn tồn có thể sử dụng bốn mơ-đun đào tạo "Để xuất khẩu dịch vụ thành công" của Ban Thương mại Dịch vụ thuộc Trung tâm Thương mại quốc tế đặc biệt dành cho các hiệp hội.
Cùng với những trợ giúp mà Vietrade có thể thực hiện, các hiệp hội ngành dịch vụ cần có những hỗ trợ kỹ thuật từ những hiệp hội có chức năng hoạt động tương tự hoạt động rất hiệu quả ở nước ngoài. Họ cũng rất cần những trợ giúp liên quan đến các quy định để thực thi được những bộ quy tắc chuyên ngành.
d) Các giảng viên của doanh nghiệp dịch vụ vừa và nhỏ Việt Nam
Do hoạt động đào tạo là một cấu phần quan trọng trong xây dựng năng lực nên việc phát triển khả năng đào tạo về tiếp thị dịch vụ, quản lý và xuất khẩu trong các tổ chức đào tạo của Việt Nam và các doanh nghiệp chuyên về đào tạo ở khu vực tư nhân là rất quan trọng. Hiện tại, những chuyên môn như vậy vẫn chưa có. Về mặt chiến lược, điều quan trọng là mọi hoạt động đào tạo liên quan đến xuất khẩu dịch vụ đều cần có cấu phần đào tạo giảng viên và thu hút những cán bộ đào tạo tiềm năng thuộc nhiều ngành dịch vụ của Việt Nam. Ban Thương mại dịch vụ của Trung tâm Thương mại quốc tế đã có những tài liệu về đào tạo giảng viên có thể áp dụng:
20 trường hợp “xuất khẩu dịch vụ thành công" (dành cho các quan chức chính phủ, các hiệp hội và doanh nghiệp dịch vụ)
Khoá đào tạo "Trợ giúp các nhà xuất khẩu dịch vụ" dành cho các cán bộ xúc tiến thương mại diễn ra trong một ngày rưỡi.
Khoá đào tạo quản lý dịch vụ và hoạt động tiếp thị nhan đề "Quản lý dịch vụ chuyên ngành trước sự cạnh tranh toàn cầu"
e) Các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam.
Hiện tại, chưa có hoạt động đào tạo sẵn có tại Việt Nam được thiết kế đặc biệt phục vụ nhu cầu của các nhà cung cấp dịch vụ, đặc biệt đối với những người muốn xuất khẩu sản phẩm của mình. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật hoặc chuyên ngành đã không được đào tạo về tiếp thị dịch vụ mặc dù họ có năng lực cung cấp những dịch vụ đó. Các nhà cung cấp dịch vụ để trở thành những nhà xuất khẩu thành công cần phải hiểu rõ về cách thức xây dựng lòng tin trên thị trường quốc tế và phải có những kỹ năng về xây dựng quan hệ chặt chẽ để tạo nên mạng lưới, phải nắm được những yếu tố văn hoá để tạo dựng được quan hệ tốt đẹp ngay từ ban đầu, có khả năng tìm kiếm và cộng tác được với những đối tác trong nước, có khả năng tìm ra những nhu cầu chưa được đáp ứng để tiến hành thiết kế những dịch vụ đó để đáp ứng nhu cầu, có năng lực quản lý việc thiết kế dịch vụ và cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng được tiêu chuẩn về cạnh tranh và chất lượng dịch vụ quốc tế, và có khả năng luôn đổi mới nhằm bảo vệ và mở rộng thị phần. Ban Thương mại dịch vụ của Trung tâm Thương mại quốc tế có rất nhiều cơng cụ có thể trợ giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam với hai loại hình đào tạo đặc biệt:
o 12 trường hợp "Để xuất khẩu dịch vụ thành công" dành cho các doanh nghiệp dịch vụ
o Khoá đào tạo quản lý dịch vụ và hoạt động tiếp thị nhan đề "Quản lý dịch vụ chuyên ngành trước sự cạnh tranh toàn cầu"
4.3. Giai đoạn 2b: Chuẩn bị các tài liệu bổ trợ.
Thông thường các nhà xuất khẩu dịch vụ khơng tin tưởng vào sự trợ giúp từ phía chính phủ do những hoạt động xúc tiến thương mại quốc gia cơ bản chỉ hướng vào những nhà sản xuất hàng hoá. Việc này dẫn đến phần lớn các cơ quan chính phủ khơng nhận thức được về những loại dịch vụ được xuất khẩu rất có hiệu quả từ Việt Nam. Nếu các nhà xuất khẩu dịch vụ được đưa vào các chương trình do chính phủ định hướng thì cần quan tâm đến quảng bá hình ảnh và tạo nên những sự hỗ trợ cho ngành dịch vụ.
Khi các nhà cung cấp dịch vụ đến văn phòng của Cục Xúc tiến Thương mại, họ có thể sẽ thấy những tài liệu đặc biệt dành cho các nhà xuất khẩu dịch vụ, không đơn thuần chỉ dành cho xuất khẩu hàng hố. Có rất nhiều ấn phẩm từ Trung tâm Thương mại quốc tế có thể được chuyển sang tiếng Việt phục vụ cho các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam, đặc biệt là các tài liệu:
Để xuất khẩu dịch vụ thành công: Một cuốn sách dành cho các cơng ty, hiệp hội và chính phủ.
Đổi mới để thành công trong xuất khẩu dịch vụ.
Thương mại dịch vụ: Một cuốn sách giải đáp cho các nhà xuất khẩu có quy mơ vừa và nhỏ.
Các hoạt động hỗ trợ cho các văn phịng nước ngồi: Cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho thị trường toàn cầu.
Hướng dẫn kinh doanh dành cho Thoả thuận chung về Thương mại dịch vụ.
Các tài liệu về đàm phán thương mại dịch vụ hoặc những kế hoạch hoạt động giữa các thành viên thuộc các tổ chức khu vực mà Việt Nam là thành viên như ASEAN, APEC, ASEM hoặc WTO cũng rất cần thiết đối với các cơng ty của Việt Nam. Vietrade có thể phối hợp với các tổ chức liên quan, chuẩn bị các sách hướng dẫn về những vấn đề này ở Việt Nam để cung cấp cho các nhà xuất khẩu dịch vụ.
Các tổ chức xúc tiến thương mại của nhiều nước cũng có nhiều ấn phẩm mà Vietrade có thể cung cấp cho các công ty dịch vụ Việt Nam, đặc biệt là những sách hướng dẫn như "Cách thức hoạt động kinh doanh ở…". Tuy nhiên, cần lưu ý để hiểu rõ những ấn phẩm như "Cách thức xuất khẩu sang…" hoặc những báo cáo về khảo sát thị trường để bảo đảm những tài liệu này tập trung vào những vấn đề xuất khẩu dịch vụ.
4.4 Giai đoạn 2c: Khắc phục những hạn chế về quy định và chính sách
Trong khi giải quyết những vấn đề về năng lực thì một số vấn đề về chính sách dưới đây cũng cần được khắc phục để các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam có thể phát huy khả năng cạnh tranh một cách tối ưu:
a) Chi phí và tiếp cận với cơ sở hạ tầng viễn thông
Thông tin liên lạc là cơ sở hạ tầng quan trọng nhất để xúc tiến và chuyển giao dịch vụ; do đó, chi phí, độ tin cậy và sự có sẵn dịch vụ này có tác động trực tiếp lên khả năng cạnh tranh của các nhà xuất khẩu dịch vụ Việt Nam. Rất may mắn là Việt Nam có một cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, tuy nhiên, cần có phương thức để đảm bảo