4. Các giai đoạn của Chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia
4.5 Giai đoạn 3a: Thúc đẩy năng lực xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam
Do không thể kiểm tra được tất cả các dịch vụ trước khi quyết định mua, khách hàng tiềm năng nước ngồi cần phải có niềm tin rằng các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam có khả năng cung cấp được những dịch vụ tốt. Một trong những vai trò quan trọng nhất mà
Vietrade đảm nhận là xây dựng thương hiệu của Việt Nam như một nhà cung cấp dịch vụ xuất sắc. Bảng liệt kê các đầu mục trong Phụ lục C là những gợi ý về những
sáng kiến có hiệu quả. Tối thiểu thì những chiến lược dưới đây cũng thực sự cần thiết: a) Chiến dịch xây dựng nhận thức
Cần cung cấp thông tin về các nhà xuất khẩu đang hoạt động thành công thông qua những bài báo, những chương trình trên đài phát thanh và truyền hình thường kỳ về xuất khẩu dịch vụ. Nên lựa chọn những ví dụ tiêu biểu từ khu vực tư nhân trên khắp đất nước để cho mọi người thấy rằng các công ty dịch vụ thành công khơng chỉ bó hẹp ở những khu vực đơ thị, và nên triển khai tất cả bốn Phương thức cung cấp. Những tài liệu này nên gửi tới các cán bộ thương mại ở nước ngoài để sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng ở những nước sở tại và quảng bá thêm về Việt Nam.
b) Giới thiệu vắn tắt trên mạng trực tuyến.
Khi khách hàng nước ngoài truy cập vào các trang web xúc tiến thương mại hay những trang web của quốc gia Việt Nam, họ cần ngay lập tức hiểu rõ về những điểm nổi bật của dịch vụ Việt Nam. "Những loại dịch vụ" trên trang web của Hội đồng Phát triển Thương mại Hổng Kông (www.hktdc.com) là một cách tiếp cận. Thái Lan đã có một đoạn băng video ngắn khá sinh động trên trang web xúc tiến thương mại của mình, mơ tả những nét nổi bật về giáo dục, y tế và xuất khẩu nhà hàng và đoạn băng này được chiếu lại liên tục.
c) Danh bạ trực tuyến..
Phần quan trọng trong xây dựng thương hiệu Việt Nam là đảm bảo rằng những khả năng về dịch vụ Việt Nam được hiển thị trực tuyến. Dưới đây là một số ví dụ về những danh bạ mà Việt Nam nên tham gia:
Dịch vụ pháp lý: www.martindale.com Có 20 vị trí cho các cơng ty luật ở Việt Nam. Giao nhận: www.freightnet.com
Có trên 210 cơng ty Việt Nam trong danh sách Và đây là những danh bạ các hiệp hội ngành dịch vụ nên hiển thị:
Hội luật gia: www.hlg.org
Chưa có danh sách lập cho Việt Nam. Hiệp hội cơng trình: www.fidic.org
Hiệp hội Cơng trình Việt Nam đã có trong danh sách nhưng vẫn chưa có một đường dẫn đến trang web.
Hiệp hội kiến trúc: www.penrose-press.com
Hiệp hội Kiến trúc Việt Nam đã có trong danh sách và có đường dẫn.
d) Chứng nhận quốc tế.
Khi Việt Nam có tiếng tốt trên thị trường quốc tế về dịch vụ của mình thì việc các chứng nhận chuyên môn của Việt Nam được kết nối và được hỗ trợ từ các chứng nhận của các nước phát triển sẽ mang lại rất nhiều ích lợi.
e) Thể hiện tại hội thảo
Đối với những dịch vụ trọng tâm, một mục tiêu cụ thể của Vietrade là cần có những diễn giả Việt Nam có khả năng diễn thuyết về những dịch vụ trọng điểm tại tất cả các chương trình hội thảo quốc tế lớn. Điều này có nghĩa là cần hiểu rõ về các cuộc hội thảo, làm việc với các hiệp hội để lựa chọn diễn giả, giúp cho các diễn giả này được chấp nhận, đăng ký tham gia cho họ và giải quyết những thủ tục về visa. Việt Nam cũng có thể lập kế hoạch đăng cai tổ chức các hội thảo về chủ đề dịch vụ trong khu vực – ví dụ như "Những ưu điểm trong Phát triển cơ sở hạ tầng khu vực" – để đưa các thương nhân nước ngồi đến Việt Nam, giúp các cơng ty của Việt Nam tạo dựng vị thế và quan hệ với các đối tác nước ngoài trên cương vị là người chủ trì hội thảo đó.
4.6 Giai đoạn 3b: Xúc tiến dịch vụ của Việt Nam.
Có năm chiến lược quảng cáo chung có thể sử dụng để xây dựng nhận thức, lòng tin và khả năng của các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam:
a) Xúc tiến dịch vụ thông qua các nhà đầu tư trong khu vực
Vào thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư nước ngồi đã có kinh nghiệm về các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam. Khi những vấn đề về quản lý chất lượng được giải quyết thì việc quan trọng cần thực hiện là đưa ra phương thức quảng cáo bán hàng nhằm vào cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài để mở rộng việc sử dụng dịch vụ từ các nhà cung cấp ngay trên đất nước mình, đồng thời xây dựng được quan hệ với nước ngoài. Thị trường xuất khẩu trọng điểm là những thị trường gốc của các nhà đầu tư nước ngoài. Những dịch vụ hàng đầu là những loại hình sẵn có những chứng chỉ và các nhà cung cấp dịch vụ có chứng nhận quốc tế.
b) Xúc tiến dịch vụ cho khách hàng nước ngồi.
Khi có sẵn tài liệu cho các phái đồn của Việt Nam ở nước ngồi, chính họ có thể hoạt động như một nguồn giới thiệu để mở rộng các cơ hội xuất khẩu dịch vụ. Sáng kiến này sẽ bổ sung cho sự phát triển thêm các hiệp định hợp tác giữa các hiệp hội. Các thị trường xuất khẩu trọng điểm sẽ trở thành nguồn quảng bá tốt nhất. Những dịch vụ hàng đầu sẽ là những loại hình có hiệp hội hoạt động mạnh và luôn quan tâm đến việc xây dựng những thoả thuận hợp tác với nước ngoài.
c) Xúc tiến quan hệ đối tác và ký hợp đồng phụ thầu với những công ty nước ngoài nổi tiếng.
Đặc biệt là dịch vụ tư vấn, cơng trình và kiến trúc thì ký kết hợp đồng thầu phụ là một chiến lược tốt nhằm cải thiện những kỹ năng về chất lượng dịch vụ và xây dựng danh tiếng trên thị trường quốc tế. Những dự án liên quan đến Đường cao
tốc xuyên Á, Đường sắt xuyên Á, Hợp tác tiểu vùng Sông Mêkông, hoạt động tái thiết do sóng thần và sự phát triển dọc biên giới Việt Nam-Trung Quốc sẽ mang lại nhiều cơ hội tốt. Mục tiêu nên nhằm vào các công ty quốc tế đang làm việc hoặc có mối liên hệ với những thị trường xuất khẩu ưu tiên.
d) Thúc đẩy kỹ năng hỗ trợ kỹ thuật.
Chiến lược này sẽ trợ giúp các công ty tư vấn sắp xếp lại những hoạt động hỗ trợ kỹ thuật đã nhận được và xuất khẩu sang các nước đang phát triển hoặc đang trong thời kỳ chuyển đổi như Trung Quốc và Việt Nam. Việt Nam đang thực hiện hoạt động dịch vụ tư vấn viễn thông và đào tạo sang Campuchia và Lào . Các cơ hội thường có mối liên quan đến chuyên môn trong cải cách kinh tế, phát triển nông lâm ngư nghiệp, giảm nghèo và quyền lợi của phụ nữ. Những thị trường xuất khẩu trọng điểm nên là những nền kinh tế đang phát triển và trong thời kỳ chuyển đổi, có nhu cầu về hỗ trợ kỹ thuật cộng với những tổ chức tài trợ cấp kinh phí cho hoạt động hỗ trợ kỹ thuật này.
Dự án Thương mại dịch vụ tương tự đã đề xuất ra một danh mục sơ bộ về các thị trường mà dịch vụ Việt Nam hiện tại đang xuất khẩu sang (xem Bảng B2). Thị trường xuất khẩu ưu tiên được đặt thành mục tiêu trong Chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia sẽ phần nào phụ thuộc vào chiến lược được theo đuổi chung. Ví dụ như đối với những dịch vụ mà chiến lược theo "Phương thức 2" được thực hiện (nghĩa là trước tiên sẽ bán cho các cơng ty nước ngồi ở Việt Nam, sau đó thơng qua họ giới thiệu ra nước ngoài), thị trường xuất khẩu chủ yếu sẽ trùng khớp với thị trường có nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhất. Đối với những dịch vụ có thể bán cho các nhà sản xuất hàng hoá, thị trường xuất khẩu chủ yếu sẽ là những thị trường mà Việt Nam có quan hệ thương mại hàng hố. Đối với những dịch vụ được bán trực tiếp cho khách hàng nước ngoài ở nước ngoài, thị trường ưu tiên sẽ là những thị trường có nhiều người Việt Nam sinh sống (để phục vụ nhằm mục đích tạo nguồn quảng bá) hoặc thị trường có nhiều khách du lịch đến Việt Nam hoặc với những thị trường có quan hệ đặc biệt (thơng qua biên bản ghi nhớ hoặc những thoả thuận hữu nghị). Điều quan trọng cần lưu ý là các dịch vụ thường xuất khẩu sang nhiều thị trường hơn là hàng hố. Nhìn chung, những chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia sẽ đạt được hiệu quả tối ưu nếu tập trung vào xây dựng lòng tin quốc gia, củng cố mạng lưới trung gian như hiệp hội ngành và để các nhà xuất khẩu tiến hành lựa chọn thị trường.
4.7 Giai đoạn 4: Những sáng kiến chuyên ngành.
Trên cơ sở những chiến lược nêu trên với mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ, hiệp hội ngành dịch vụ của những dịch vụ trọng điểm cần tham gia vào việc phát triển chiến lược xuất khẩu ngành phối hợp với Vietrade và các thành viên khác. Thơng thường, bí quyết của một hoạt động xúc tiến xuất khẩu thành công là nghiên cứu để xác định mạng lưới xúc tiến và quảng bá thơng qua đó bán được những dịch vụ mục tiêu sang các thị trường trọng điểm, là sự phối hợp thống nhất giữa Vietrade (trong nước và nước ngoài) và hiệp hội, và thiết lập quan hệ đối tác giữa những nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam với những nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.
Xúc tiến xuất khẩu dịch vụ thơng thường cần có một chiến dịch với những thơng điệp luôn được lặp đi lặp lại về dịch vụ trọng điểm có khả năng để lại ấn tượng tốt cho
người nghe. Nói chung thì dịch vụ mục tiêu nên được xúc tiến sang những đối tác kinh doanh có tiềm năng đặc biệt, hơn là đối với những người tiêu dùng cuối cùng. Điều quan trọng là lựa chọn và gửi đi những thông điệp đúng, theo phương thức thích hợp, tới những người có nhu cầu và vào đúng thời điểm. Những nhà xuất khẩu dịch vụ và các hiệp hội ngành cần nỗ lực vì mục tiêu này, đặc biệt khi họ là những "lính mới " để tham gia vào thị trường rất cạnh tranh này.
Những dịch vụ cụ thể có thể có những nhóm khách hàng hoặc thị trường mục tiêu và từ đó tiến hành những chiến lược quảng cáo bán hàng khác nhau. Trong khi thông qua những chiến lược phù hợp nhất cho họ thì họ hồn tồn có thể có cơ hội phối hợp với những nhà xuất khẩu dịch vụ khác để cung cấp những gói dịch vụ độc đáo và cạnh tranh hơn. Có thể xem xét những phương hướng dưới đây dành cho những lĩnh vực dịch vụ đặc biệt được lựa chọn cho Chiến lược này.
a) Dịch vụ máy tính và phần mềm có thể được xúc tiến thông qua tham gia vào những sự kiện thương mại khu vực và quốc tế được tổ chức tốt. Tương tự như vậy, dịch vụ giao nhận và nghiên cứu & phát triển cũng có thể được thúc đẩy thông qua những sự kiện thương mại liên quan. Một cách lý tưởng thì bên cạnh việc trưng bày, những nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam nên trình bày rõ ràng trong các cuộc hội thảo được kết hợp tổ chức.
b) Dịch vụ cơng trình và kiến trúc thường được xuất khẩu thơng qua hoạt động thầu dự án xây dựng, và nguồn thơng tin đó thường có sẵn trên mạng trực tuyến. Các phái đồn thương mại hướng tới những cơ quan tài trợ có thể cũng chính là một chiến lược có hiệu quả. Cũng có những cơ hội thơng qua việc u cầu những dự án xây dựng ở Việt Nam do nước ngồi tài trợ kinh phí sẽ sử dụng các nhà thầu phụ chun mơn của Việt Nam. Bên cạnh đó, có những sự kiện thương mại toàn cầu và khu vực tập trung vào xây dựng mơi trường, ở đó các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam có thể tham gia và Vietrade có thể tiến hành quảng bá.
c) Dịch vụ pháp lý và tư vấn được xúc tiến tốt nhất tại những cuộc hội thảo chuyên đề thơng qua những cơ hội tham gia trình bày tại hội thảo, cũng như thơng qua những sự kiện tài trợ cho hiệp hội tham gia cùng với những hiệp hội có chức năng hoạt động tương tự ở thị trường trọng điểm.
5. Kết luận và các bước tiếp theo
Thiết kế một chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia là hoạt động rất quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển xuất khẩu dịch vụ. Thực hiện chiến lược lại càng quan trọng và khó khăn hơn. Có bốn nhân tố cần lưu ý, đó là:
Thứ nhất, một Chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia chỉ có thể thực hiện thành cơng khi
tất cả các bên liên quan cùng nỗ lực hết mình, gồm có các bên: Nhà nước, hiệp hội ngành dịch vụ, các tổ chức đào tạo và các doanh nghiệp dịch vụ.
Thứ hai, Việt Nam là một nước đang phát triển trong thời kỳ chuyển đổi và đang trong
quá trình hội nhập vào thị trường quốc tế. Có rất nhiều diễn biến/tiến triển có thể diễn ra đồng thời và tác động lẫn nhau. Việt Nam cũng đang thông qua và/hoặc đưa ra những chiến lược và chính sách cho những ngành khác nhau. Sự thành công của Chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia sẽ tuỳ thuộc vào những chiến lược và chính sách khác – là những chiến lược và chính sách có thể hỗ trợ và bổ sung cho Chiến lược xuất khẩu dịch vụ về những ưu tiên chính trị hoặc phân bổ các nguồn lực.
Thứ ba, thế giới ngày nay đang biến đổi nhanh chóng. Sự cạnh tranh mạnh mẽ và khốc
liệt diễn ra hàng ngày. Môi trường kinh doanh cũng luôn thay đổi. Chiến lược xuất khẩu dịch vụ đưa ra phương hướng nhằm thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ Việt Nam, và chiến lược này cần phải linh hoạt để có thể thích nghi với những xu thế mới trên các thị trường khu vực và thế giới.
Thứ tư, do những yếu kém và thiếu kinh nghiệm của nhiều công ty dịch vụ Việt Nam,
dường như ngành dịch vụ non trẻ của Việt Nam khó có khả năng thành công trước sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, tiến trình Đổi mới đã chứng minh rằng khi sức lao động của người Việt Nam được giải phóng, họ có thể nhanh chóng vượt qua những khó khăn thách thức, đồng thời nắm bắt những cơ hội mới để phát triển. Người Việt Nam có khả năng vơ hạn về sự kiên cường và thích nghi với thời cuộc. Chắc chắn khi những cản trở và điểm yếu được khắc phục, xuất khẩu dịch vụ có giá trị gia tăng cao của Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển nhanh chóng.
Phụ lục A
Các câu hỏi trong khuôn khổ nghiên cứu và trả lời
Tổng số phiếu trả lời liên quan đến mua dịch vụ của Việt Nam là 102 A. Bạn có mua dịch vụ nào từ các cơng ty dịch vụ của Việt Nam không?
Nếu có, bạn mua loại hình dịch vụ nào?
Nếu khơng, bạn có cần những dịch vụ dưới đây khơng?
Dịch vụ
(Các loại dịch vụ theo GATS)
Có, Cơng ty của tơi đã mua. Không, nhưng công ty của tôi cần những dịch vụ này Số lượng Tỉ lệ % mua thường xuyên Số lượng trong % tổng số Một
lần Nhiều lần lượng Số trong % tổng số 1. Dịch vụ kinh doanh a. Dịch vụ chuyên môn a1. Dịch vụ pháp luật 94 92.2% 8.5% 91.5% 8 7.8% a2. Dịch vụ kiến trúc 34 33.3% 50.0% 50.0% 12 17.6% a3. Dịch vụ cơng trình 37 36.3% 32.4% 67.6% 4 6.2%
a4. Sửa chữa & bảo dưỡng thiết bị 98 96.1% - 100.0% 0 -
a5. Dịch vụ nha khoa & khám sức khoẻ 57 55.9% 7.0% 93.0% 0 - b. Dịch vụ máy tính
b1. Lắp đặt phần cứng của máy tính 98 96.1% - 100.0% 4 3.9%
b2. Dịch vụ phần mềm 86 84.3% 4.7% 95.3% 16 15.7%
b3. Dịch vụ về cơ sở dữ liệu/xử lý số liệu 26 25.5% 15.4% 84.6% 12 15.8% c. Nghiên cứu và phát triển.
c1. R & D trong khoa học tự nhiên 4 3.9% - 100.0% 8 8.2%
c2. R & D trong khoa học xã hội và nhân văn 8 7.8% - 100.0% 13 13.8%