Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty artexport sang thị trường nhật bản (Trang 30)

ArtExport sang thị trƣờng Nhật Bản hiện nay.

1. Cơ cấu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trƣờng Nhật Bản. thị trƣờng Nhật Bản.

Đơn vị: USD

Mặt hàng

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%)

Hàng cói, mây tre 354235 10,4 521635 12,6 989678 17,7

Sơn mài mỹ nghệ, đá, gỗ, sản phẩm gỗ mỹ nghệ 565124 16,5 513266 12,39 641782 11,48 Hàng gốm sứ, đất nung 524123 15,32 645805 15,6 835169 15 Hàng thêu ren, dệt may 936128 27,37 1224788 29,58 1462365 26,17 Hàng túi thêu thủ công 384860 11,25 466126 11,26 821425 14,7 Các mặt hàng khác 653189 19,16 769248 18,57 836156 14,95 Tổng kim nghạch XK 3419659 100 4140868 100 5586575 100

(Nguồn: Cơ cấu xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật Bản - Phịng Tài chính tổng hợp)

Nhìn vào bảng cơ cấu xuất khẩu của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản ở bên trên ta thấy:

Trước tiên, mặt hàng thêu ren, may mặc luôn là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật. Năm 2005 là 27.37%, năm 2006 là 29.58%, năm 2007 là 26.17%. Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty. Tuy nhiên, đến năm 2007 tỷ trọng xuất khẩu của mặt hàng này giảm so với năm 2006. Đây là do tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng khác đã tăng lên.

Tiếp theo là mặt hàng túi thêu thủ công - mặt hàng trong thời gian gần đây có tốc độ tăng xuất khẩu rất nhanh và chiếm tỷ trọng cũng ngày càng lớn trong cơ cấu xuất khẩu của công ty. Năm 2005 là 11.25%, năm 2006 là 11.26%, năm 2007 là 14.7%. Những con số thống kê ngoạn mục này cho thấy tiềm năng thực sự của một sản phẩm mới. Sản phẩm túi thêu thủ công chỉ mới bắt đầu phát triển từ những năm đầu thế kỷ 21. Xong đến nay nó đã có mặt ở hầu hết các thị trường lớn của công ty, không chỉ riêng thị trường Nhật.

Mặt hàng quan trọng tiếp theo trong cơ cấu xuất khẩu của công ty là mặt hàng gốm sứ, đất nung. Đây là mặt hàng có ý nghĩa xã hội rất cao. Nó giải quyết nhiều việc làm cho các vùng quê trong thời gian nơng nhàn. Ngồi ra, còn là một phần thu nhập rất quan trọng của họ.

Nhóm mặt hàng sơn mài mỹ nghệ, gỗ, đá, sản phẩm gỗ đá chiếm tỷ trọng rất lớn trong kim nghạch xuất khẩu khi mới thành lập cơng ty. Có lúc tỷ trọng của nhóm mặt hàng này chiếm gần 70% tổng kim nghạch xuất khẩu của công ty. Thời gian gần đây tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này có xu hướng giảm xuống. Do một nguyên nhân đó là gặp phải sự cạnh tranh của Trung Quốc, khiến nhóm sản phẩm này đang chững lại. Sự đa dạng về mẫu mã của hàng Trung Quốc.

2. Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trƣờng Nhật Bản. sang thị trƣờng Nhật Bản.

2.1. Kim nghạch xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ sang thị trƣờng Nhật Bản.

Kim nghạch xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản từ năm 2004 – 2007.

Đơn vị: USD

Mặt hàng

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Giá trị Tốc độ tăng(%) Giá trị Tốc độ tăng(%) Giá trị Tốc độ tăng(%) Kim nghạch xuất khẩu 3419659 29,74 4140868 28,99 5586575 34,91

(Nguồn: Kim ngạch xuất khẩu từng thị trƣờng năm 2006, Phịng Tài chính tổng hợp)

Giá trị kim nghạch xuất khẩu năm 2004: 2635684 tỷ USD.

Qua bảng trên ta thấy, kim nghạch xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty sang thị trường Nhật luôn tăng trưởng nhanh qua các năm. Cụ thể, năm 2005 tăng 27,74% so với năm 2004, năm 2006 tăng 28,99% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 34,91%. Có được thành tựu như vậy đó là sự lỗ lực rất lớn của công ty.

2.2. Những thuận lợi.

Hàng thủ cơng mỹ nghệ có nhiều ưu thế khi xuất khẩu so với các mặt hàng khác như dệt may, giày dép, điện tử… Đó là:

Thứ nhất, đây là lĩnh vực kinh doanh có tiềm năng rất lớn, và nước ta

có ưu thế với đầu vào là nguồn nguyên liệu trong nước rất dồi dào, chủ động, nguồn nhân công - thợ thủ cơng đơng đảo, có tay nghề cao với kinh

nghiệm truyền thống hàng trăm năm, chi phí lao động thấp, có thể nói, so với các ngành hàng khác thì hàng thủ cơng mỹ nghệ thuộc nhóm ít bị cạnh tranh nhất. Đặc biệt, giá trị thực thu thực tế của mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất cao, đạt 95 – 97%. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam nói chung, cơng ty ArtExport nói riêng khi xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản là phải tăng kim nghạch xuất khẩu. Để thu được nhiều ngoại tệ và xứng tầm với tiềm năng sẵn có của đất nước.

Thứ hai, đây là lĩnh vực đầu tư cịn bỏ ngỏ, chưa có sự đầu tư lớn, tập

trung, mà chỉ là các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún. Nếu có sự đầu tư mạnh mẽ, sự quan tâm đúng mực của nhà nước thì mặt hàng này sẽ phát triển rất mạnh. Ở các làng nghề, chủ yếu là các hộ gia đình đứng lên sản xuất kinh doanh, tự chủ về các vấn đề kinh doanh của mình. Nhưng do những hạn chế về nhiều mặt như thông tin thị trường, cách thức tổ chức kinh doanh, vốn, … nên kinh doanh vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Một yêu cầu đặt ra đối với các làng nghề hiện nay đó là phải liên hiệp các cơ sở lại với nhau để tăng quy mơ sản xuất và có khả năng đảm nhận được các hợp đồng kinh tế lớn. Công ty cổ phần XNK hàng thủ công mỹ nghệ ArtExport, đã thành lập được nhiều năm, là một trong những công ty đi đầu về xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ. Do đó, ArtExport có rất nhiều lợi thế về cơng tác xuất khẩu của mình. Cơng ty nhập các sản phẩm thủ công từ các làng nghề và xuất khẩu sang các thị trường trên thế giới. ArtExport có nhiều lợi thế so với các công ty xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ khác do đã có kinh nghiệm lâu năm trong cơng tác xuất khẩu, có nhiều bạn hàng, có nguồn hàng ổn định, …

Thứ ba, đây là lĩnh vực đầu tư có hiệu quả cao. Vốn đầu tư khá nhỏ

so với các ngành đầu tư khác, lợi nhuận trên đồng vốn đầu tư khá cao, số ngoại tệ thu về được hồn tồn sử dụng trong nước. Là một cơng ty thương

mại vốn chủ yếu của ArtExport là vốn lưu động dùng để mua bán hàng hoá, tốc độ quay vòng vốn lưu động nhanh. Đây là điều kiện giúp cho cơng ty có thể chu chuyển vốn nhanh và tiếp tục tái đầu tư cho những thương vụ hay hợp đồng kinh tế mới.

Thứ tƣ, đây là lĩnh vực kinh doanh có ý nghĩa xã hội rất cao, vì mang

lại cơng việc và thu nhập cho hàng vạn người, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam và thu về nguồn ngoại tệ khơng nhỏ cho đất nước. Đây cịn là lĩnh vực đầu tư được Đảng và nhà nước quan tâm tạo điều kiện phát triển với nhiều ưu đãi. Cơng ty đã góp phần trực tiếp tạo ra công ăn việc làm cho nhiều lao động làm việc ở công ty, gián tiếp giúp lao động ở các làng nghề có cơng việc ổn định và nâng cao mức sống của mình góp phần đổi mới bộ mặt của một số vùng nông thôn.

Thứ năm, mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều chứa đựng sâu sắc

tính nghệ thuật, nội dung văn hố truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đây là một yếu tố giúp mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty rất được ưa chuộng. Hiện nay, công ty ArtExport có uy tín rất cao trên thị trường quốc tế vì tính độc đáo của các sản phẩm của mình. Thơng qua cơng tác nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng của khách hàng và đặc biệt công ty luôn chú trọng công tác kiểm tra hàng hố, chất lượng hàng hố của mình nên hàng thủ cơng mỹ nghệ của ArtExport luôn nhận được sự đồng thuận của khách hàng và là một thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế.

2.3. Những khó khăn.

Bên cạnh những thuận lợi, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty sang thị trường Nhật Bản cũng có những khó khăn nhất định.

Một là, khả năng tiếp cận thị trường Nhật Bản của cơng ty cịn hạn

chế, thiếu thơng tin về thị trường, về nhu cầu, sở thích của đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới. Thị hiếu tiêu dùng đối với mỗi loại hàng

hoá thường xuyên thay đổi và mặt hàng thủ công mỹ nghệ cũng vậy. Sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại, màu sắc là một yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng. Đây là một vấn đề mà không chỉ ArtExport mà tất cả các công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đều gặp khó khăn và đang tìm cách khắc phục. Các cơng ty của Việt Nam ln gặp phải sự cạnh tranh của Trung Quốc. Vì họ ln thay đổi mẫu mã hàng hố cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của khách hàng. Đó là vì họ làm tốt cơng tác nghiên cứu thị trường.

Hai là, sự nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tập trung giữa các cơ sở sản xuất...

dẫn đến việc bỏ lỡ những đơn đặt hàng lớn; chất lượng hàng hóa khơng ổn định. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất của công ty. Do phải nhập từ các làng nghề nên nhiều khi không thể kịp được các hợp đồng lớn. Các cơ sở sản xuất ở các làng nghề kinh doanh theo kiểu hộ gia đình. Chất lượng, tiến độ sản xuất nhiều khi không thể đồng đều. Do vậy công ty luôn gặp phải một số khó khăn về thời gian thực hiện hợp đồng. Khâu đào tạo nguồn nhân lực, quản lý lao động cịn gặp nhiều hạn chế. Có một thực tế là nhiều doanh nghiệp không lo mất bạn hàng bằng việc mất lao động quen nghề, lành nghề. Bởi lẽ, lao động thủ cơng hiện nay đa số khơng có trình độ, khó đào tạo bài bản. Lao động có tay nghề sau một thời gian làm việc, tích lũy được kinh nghiệm lại tìm được chỗ làm mới có thu nhập cao hơn dù rằng cao hơn rất ít.

Ba là, nguồn nguyên liệu ngày càng cạn kiệt. Tuy rằng, nguồn nguyên

liệu để sản xuất thủ công mỹ nghệ chủ yếu là nguồn nguyên liệu trong nước. Xong nguồn nguên liệu này ngày càng cạn kiệt. Do đó, bên cạnh việc khai thác nguồn nguyên liệu này cần tái tạo để có thể sử dụng lâu dài.

Bốn là, tác động của giá cả trên thị trường thế giới. Giá dầu trên thế

giới tăng cao đã kéo theo các mặt hàng phụ kiện như keo, phụ gia, hóa chất tăng, tre, mây tăng, lương trả cho người lao động tăng... đẩy giá thành sản

phẩm tăng, khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Nếu nhận hàng thì dễ thua lỗ, nếu không nhận hàng sẽ không giải quyết được cơng ăn việc làm cho hàng nghìn lao động thủ cơng. Đây là yếu tố nằm ngoài quyền kiểm sốt của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp chỉ biết cách chấp nhận, và tuân theo quy luật của thị trường.

CHƢƠNG III

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY ARTEXPORT SANG THỊ TRƢỜNG

NHẬT BẢN.

I. Phƣơng hƣớng phát triển và yêu cầu đặt ra đối với việc thúc đẩy xuất khẩu của công ty.

Sau khi gia nhập tổ chức thương mại WTO, công ty cổ phần XNK hàng thủ công mỹ nghệ ArtExport đứng trước những thuận lợi cũng như thách thức mới. Mục tiêu đặt ra trong năm 2008 là tăng kim nghạch xuất khẩu từ 10 – 20%. Để đạt được tốc độ tăng trưởng này công ty đã định ra phương hướng phát triển của mình từ năm 2008 đến 2010.

Thứ nhất, bên cạnh việc duy trì các thị trường truyền thống tiềm

năng, tiếp tục đẩy mạnh xâm nhập các thị trường mới. Hiện nay, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của cơng ty đã có mặt trên 137 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên tập trung chủ yếu ở các thị trường lớn như Mỹ, các nước trong liên minh EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước trong khu vực đông nam á, Nga,…

Thứ hai, Xây dựng hình ảnh, uy tín, thương hiệu của cơng ty ngày

càng lớn mạnh. Thực chất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam khơng thua kém gì các sản phẩm mỹ nghệ của Trung Quốc và các quốc gia khác. Tuy nhiên, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chưa được biết đến nhiều. Là một công ty phát triển đầu tiên trong lĩnh vực xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, ArtExport phải đi đầu trong việc xây dựng thương hiệu của mình để sản phẩm thủ cơng của cơng ty được biết đến rộng rãi và nâng cao uy tín của mình trong con mắt của khách hàng.

Thứ ba, nâng cao khả năng cạnh tranh. Để làm được điều này, trước

hết phải có một thương hiệu mạnh. Ngồi ra, một trong những lí do khiến hàng thủ cơng mỹ nghệ của cơng ty nói riêng cũng như các sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ Việt Nam nói chung kém khả năng cạnh tranh đó là mẫu mã, kiểu dáng. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam được đánh giá là na ná nhau, ít có sự thay đổi. Trong khi đó, thị hiếu khách hàng thì ln ln thay đổi. Theo thống kê, 90% mẫu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam là của khách hàng sáng tạo ra. Do vậy, yêu cầu đặt ra cho công ty để nâng cao khả năng cạnh tranh là phải thường xuyên thay đổi mẫu mã của sản phẩm trên cơ sở nghiên cứu sự thay đổi thị hiếu của khách hàng.Ngoài ra, bên cạnh việc thay đổi mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm, công ty phải nghiên cứu tạo ra các sản phẩm có thêm những tiện ích mới để thu hút khách hàng. Người Nhật rất thích những sản phẩm như vậy. Phương châm kinh doanh hiện đại: “ Khơng phải bán những gì chúng ta có, mà bán những thứ khách hàng cần ” rất đúng. Chỉ có làm đúng theo phương châm này thì các cơng ty mới có thẻ phát triển bền vững được.

II. Phƣơng hƣớng thúc đẩy xuất khẩu của công ty sang thị trƣờng Nhật Bản.

Đối với thị trường Nhật Bản, đây là một thị trường hết sức tiềm năng, thị trường truyền thống và là thị trường có những nét tương đồng với nền văn hoá của Việt Nam. Nhật Bản luôn là thị trường nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn nhất của công ty, chiếm từ 10 – 29% tổng kim nghạch xuất khẩu. Do đó cơng ty đã xây dựng một chiến lược để duy trì và thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này.

Thứ nhất, đối với mặt hàng thêu ren, may mặc. Đây là mặt hàng có từ

ngay khi thành lập doanh nghiệp và thị trường nhập khẩu chủ yếu mặt hàng này là các nước đơng âu. Trong đó, Liên Xơ Cũ chiếm tỷ trọng lớn nhất, gần

90 %. Tuy nhiên, đầu thập niên 90, Liên Xô tan rã mặt hàng này mất đi thị trường chủ lực.

Trong những năm đầu thế kỷ 21, đối với các sản phẩm thêu ren các loại gối, ga trải giường, trải bàn, … rất được khách hàng Nhật Bản rất ưa thích. Bởi tính độc đáo của nó. Bên cạnh đó, sản phẩm thêu ren cịn mang đậm bản sắc dân tộc và một yếu tố nữa, đó là rất phù hợp với cách bố trí nhà của người Nhật Bản. Những chiếc gối ngủ hay khăn, ga trải bàn, trải giường làm cho căn phòng của họ trở nên ấm cúng và sang trọng. Công ty không những đã làm rất tốt công tác nghiên cứu thị trường về mặt hàng này, mà còn tạo ra được rất nhiều sản phẩm thêu ren mới để gợi mở nhu cầu của người Nhật.

Tuy vậy, mặt hàng thêu ren cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Đó là, thiếu những thợ thêu lành nghề do tính chất nghệ thuật của mặt hàng này địi hỏi phải có những kĩ năng nhất định. Đặc biệt, nguyên liệu chủ yếu

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty artexport sang thị trường nhật bản (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)