III. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường
1. Các giải pháp chung thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị
trƣờng Nhật Bản.
1. Các giải pháp chung thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trƣờng Nhật Bản. thị trƣờng Nhật Bản.
Thứ nhất, cần nâng cao chất lượng qui hoạch, kế hoạch đẩy mạnh
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Trên cơ sở qui hoạch, kế hoạch phát triển nhóm hàng thủ công mỹ nghệ theo địa phương, từng tỉnh, thành phố phối hợp với cơ quan chức năng, với hội làng nghề, doanh nghiệp cùng xây dựng kế hoạch phát triển trong từng thời kỳ, cả ngắn hạn và dài hạn.
Trong kế hoạch phát triển chung, đối với loại mặt hàng chủ lực (đồ gỗ mỹ nghệ, thêu ren, gốm sứ, mây tre đan…) hay đối với những làng nghề có quy mơ sản xuất lớn, thì địa phương (tỉnh, huyện) cần cụ thể hoá nhiệm vụ kế hoạch thành chương trình hành động hàng năm. Nội dung chương trình được xác định tồn diện, đặc biệt đối với chương trình phát triển làng nghề (hay đối với ngành hàng); các mục tiêu về sản xuất, về thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, các giải pháp đầu tư phát triển, xây dựng cơ cấu sản xuất chung hợp lý trong làng nghề, phát huy lợi thế vùng, các nguồn lực, nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp…Tại những địa phương trọng điểm sản xuất khối lượng lớn hàng thủ công mỹ nghệ, như Hà Tây, Bắc Ninh, Bình Dương, Nam Định… cũng cần xây dựng kế hoạch chương trình sản xuất tổng hợp và chương trình sản xuất cho mặt hàng chủ lực của địa phương.
Thứ hai, triển khai thực hiện chương trình sản xuất theo ngành hàng,
nhất là theo ngành nghề là khâu quyết định năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của làng nghề. Lực lượng trực tiếp sản xuất kinh doanh của làng nghề là các công ty, hợp tác xã, tổ hợp và hộ sản xuất cá thể. Tuỳ theo tính chất ngành nghề và quy mơ làng nghề mà hình thành và phương pháp tổ chức sản xuất của làng nghề có sự khác nhau nhất định. Nói chung, phương hướng phát triển sản xuất, kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ của doanh nghiệp, làng nghề là: xác định phương án sản xuất sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường, kế thừa kỹ thuật truyền thống tinh xảo, kết hợp với việc cải tiến đổi mới phương thức tạo ra sản phẩm có giá trị văn hố nghệ thuật, mỹ thuật và tính thương mại cao.
Trong làng nghề, nhất là làng nghề quy mô lớn, sản xuất tập trung (như làng đồ gỗ Đồng Kỵ, làng gốm sứ Bát Tràng…) việc hình thành hợp lý cơ cấu sản xuất chung, tổ chức các quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp có chức năng hoạt động khác nhau trong cùng làng nghề, đồng thời mở rộng các quan hệ liên kết với các tổ chức kinh tế được coi là biện pháp quan trọng có tác dụng thúc đẩy hoạt động sản xuất làng nghề phát triển.
Thứ ba, vấn đề cấp bách khác đang đặt ra cho việc mở rộng sản xuất,
đổi mới tổ chức sản xuất trong nhiều làng nghề, bảo đảm yêu cầu tập trung hoá sản xuất trong mỗi làng nghề là xây dựng kết cấu hạ tầng cụm sản xuất của làng nghề, tạo mặt bằng cho các cơ sở sản xuất thành lập mới và mở rộng diện tích nơi làm việc, kết hợp sử dụng hợp lý diện tích sản xuất trong các hộ gia đình, chú trọng vừa tạo mặt bằng cần thiết, vừa xây dựng hệ thống xử lý chất thải, kiên quyết khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường hiện đang tồn tại trong nhiều làng nghề.
Thứ tƣ, giải quyết những vấn đề mới phát sinh trong quá trình tổ chức
truyền nghề, ứng dụng công nghệ mới, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xây dựng quy chế đãi ngộ thoả đáng đối với các chuyên gia, nghệ nhân…Kinh nghiệm cần phát huy vai trò của hiệp hội làng nghề, cộng đồng các doanh nghiệp và hợp tác xã thủ công nghiệp trong làng nghề, mở rộng sự liên kết, hợp tác với các tổ chức tư vấn và dịch vụ công…
Thứ năm, đi đôi với đẩy mạnh sản xuất phải không ngừng mở rộng
thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Trước hết, từng doanh nghệp tiếp tục đổi mới các hình thức tiếp thị, tăng cường hoạt động (đa dạng hố sản phẩm, xác lập chính sách giá cả hợp lý và linh hoạt, mở rộng hệ thống bán buôn, bán lẻ ở các địa phương, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu hàng hoá sản phẩm, giới thiệu sản phẩm và hình ảnh đặc trưng của làng nghề thông qua việc tham gia hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế về hàng thủ công mỹ nghệ, xây dựng các trang thông tin điện tử và từng bước mở rộng hình thức thương mại điện tử.
Chú trọng duy trì và mở rộng hơn nữa các thị trường truyền thống nhất là các thị trường trọng điểm có nhiều khả năng nhập hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam với khối lượng lớn như thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu, đồng thời tìm kiếm thị trường mới như Trung Đơng, Mỹ Latinh…
Trong công tác xúc tiến thương mại, trước hết cần có cơ quan chuyên trách, nghiên cứu thị trường và dự báo khối lượng cung cầu, gía cả, mẫu mốt, thị hiếu của khách hàng từng nước đối với từng loại hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, trao đổi thông tin và kịp thời điều chỉnh sản xuất cho phù hợp với thị trường.
Thứ sáu, mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp
sản xuất với các doanh nghiệp thương mại (công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong nước, doanh nghiệp nhập khẩu của nước ngoài) hoặc chủ
động xuất khẩu trực tiếp theo hợp đồng với nước ngoài, theo phương thức xuất khẩu tại chỗ, liên kết với các tổ chức dịch vụ du lịch….
Thứ bảy, để phát triển thị trường xuất khẩu yếu tố quyết định nhất là
hàng thủ cơng mỹ nghệ phải ln giữ được uy tín, có sức cạnh tranh cao về chất lượng và giá cả, bảo đảm đúng hợp đồng giao hàng….
Thứ tám, nhà nước có trách nhiệm giám sát và hướng dẫn doanh
nghiệp làm đúng theo pháp luật. Xây dựng các quan hệ hài hồ, cơng bằng giữa các chủ thể trong hoạt động tiểu thủ công nghiệp, nhất là cộng đồng những người lao động các hộ gia đình và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gắn với môi trường xuất khẩu.