Với gần 3 vạn người, là dân tộc bản địa có dân số đứng thứ 3 tỉnh Kon Tum, người Jẻ - Triêng sống chủ yếu ở huyện Đăkglei, nơi tiếp giáp với tỉnh Quảng Nam bằng ngọn núi Ngok Linh cao vút quanh năm mây phủ. Nơi đây xưa kia là vùng rừng thiêng nước độc với bao nhiêu câu chuyện rùng rợn về tục “trả đầu”, “mùa săn máu”… Những năm đầu thế kỉ 21, con đường Trường Sơn cơng nghiệp hố như một chiếc chìa khố mở toang vùng đất ngun sơ của vùng cực bắc Tây Nguyên này…
Những cái “nhà đẻ” âm thầm bên suối vắng
Chuyện bắt đầu từ một ngày cuối năm 1982. Chiếc xe của Đồn biên phòng Đăk Long, huyện Đăkglei đang trên đường đi cơng tác thì có một thanh niên nhảy từ bụi rậm ra chặn đầu xe khẩn thiết van nài hãy cứu lấy vợ mình. Chiếc xe theo sự chỉ dẫn của anh thanh niên chạy thẳng vào rừng, tới chiếc chịi có người đàn bà đang chết thiếp trong vũng máu. Đến lúc ấy những người lính biên phịng mới biết, người Jẻ-Triêng ở đây có tục “đẻ rừng”. Không người đàn bà nào được phép đẻ trong nhà, bởi như thế sẽ mang xui xẻo đến cho cả làng. Đàn ông Jẻ - Triêng khi thấy vợ sắp tới ngày sinh thì vác dao vào rừng, chọn một nơi bên bờ suối dựng lên một chiếc “nhà đẻ” bằng cây lá, rồi mang gạo muối váy áo… bỏ vào đó là hết trách nhiệm. Đàn bà Jẻ - Triêng khi đau đẻ thì tự giác ra “nhà đẻ” thực hiện cuộc vượt cạn âm thầm: Tự mình quầy quã gồng siết trong cơn đau xé da rách thịt; tự mình dùng cật nứa cắt rốn cho con; tự mình mang con xuống suối tắm rửa; tự mình nổi lửa nấu cơm, lấy nước… Trong khi đó người chồng ở nhà uống rượu, yên tâm mọi việc đã có Yàng định liệu. Đúng mười ngày sau, người chồng mới vào rừng đón vợ con về. Biết bao nhiêu câu chuyện bi thương đã xảy ra từ tục “đẻ rừng” khắc nghiệt này. Có người chết khi chưa kịp sinh con. Có người sinh con xong thì chết và đứa bé cũng bị chơn theo mẹ. Có người sinh đơi, sinh ba đành phải giết chết những đứa con vì coi đó là điềm xấu làm hại cả làng. Và khơng hiếm trường hợp khi người chồng vào rừng đón vợ con chỉ gặp một chiếc “nhà đẻ” trống không
vương những vệt máu thê thảm. Tục “đẻ rừng” đã có từ ngàn đời và người dân ở đây mặc nhiên chấp nhận.
Đã có một vài người muốn phá bỏ tục “đẻ rừng” nhưng rồi sợ bị đuổi khỏi làng nên lại thôi. Người Jẻ -Triêng đầu tiên dám cưỡng lại hủ tục này là một phụ nữ từng là thanh niên xung phong thời kì chống Mĩ. Chị tên là Y Chảy, người xã Đăk Môn huyện Đăkglei. Ngày 4-8-1989, chị đã dũng cảm giành lại đứa bé tên là A Trình khi mẹ cháu vừa chết trong “nhà đẻ” giữa rừng mang về nuôi. Và ngày 4-6-1999 chị lại giành được đứa bé thứ hai con của một người đàn bà tên là Y Sương mới chết trong “nhà đẻ”, bị bố nó là A Ban đồng ý cho chơn chung với mẹ. Là người có một nhận thức tiến bộ, nhưng dù sao Y Chảy vẫn là người dân tộc Jẻ-Triêng nên chị cũng chỉ dám dừng lại ở việc cứu người.
Người đầu tiên dám tuyên chiến với hủ tục “đẻ rừng” là một y sĩ biên phòng trẻ măng vừa mới ra trường. Những ai thường xuyên theo dõi truyền hình hẳn sẽ khơng thể nào qn một nhân vật có tên là Nguyễn Văn Huy trong chương trình Người đương thời mới phát gần đây. Hơn hai mươi năm công tác ở các đồn biên phòng thuộc huyện Đăkglei, Nguyễn Văn Huy đã để lại một ấn tượng không thể phai mờ. Là một thầy thuốc, chứng kiến những cảnh tượng đau lòng do tục “đẻ rừng” gây ra, Nguyễn Văn Huy đã trăn trở suy nghĩ rất nhiều. Anh đã đề nghị Đồn biên phòng Đăk Long dựng một
cái…“nhà đẻ” cạnh đồn và tình nguyện làm “bà đỡ”. Nguyễn Văn Huy treo trước cái “nhà đẻ” ấy một cái kẻng. Bất kể giờ giấc ngày hay đêm, khi tiếng kẻng vang lên là anh có mặt. Do tập quán “đẻ rừng” đã ăn sâu vào máu thịt người dân nơi đây nên ban đầu tìm đến “nhà đẻ của bộ đội” chỉ là những ca cấp cứu: Thai ngôi ngược, băng huyết, kiệt sức khi sinh…, dần dần những người đàn bà Jẻ - Triêng đã vượt qua được tập tục, vượt qua nỗi xấu hổ để tìm đến với “nhà đẻ của bộ đội”. Đến bây giờ, Nguyễn Văn Huy đã nghỉ hưu ở thị xã Kon Tum. Ơng khơng nhớ chính xác mình đã đỡ bao nhiêu ca đẻ cho những người đàn bà ở xã Đăk Long. Ơng nói rằng, điều tâm đắc nhất trong cuộc đời làm thầy thuốc của ông là đã giúp đồng bào ở đây thay đổi nhận thức. Qua những ca đỡ đẻ thành công của ông, đồng bào Jẻ - Triêng ở Đăk Long đã dần tin vào thầy thuốc. Có thể nói, cùng với người cựu thanh niên xung phong Y Chảy, Nguyễn Văn Huy đã làm công việc “dọn đường” cho các trạm y tế sau này tiến vào các xã vùng sâu ở Đăkglei đẩy cái tục lệ “đẻ rừng” khủng khiếp lùi tít vào dĩ vãng.
Những ngơi mộ lơ lửng trong rừng rậm
Vào một ngày mùa khơ nóng bức năm 2000, một nhà báo trên đường cơng tác vơ tình ngồi nghỉ bên con dốc đá có cái tên rất rợn: Dốc Ma. Nhà báo bỗng cảm thấy xây xẩm mặt mày bởi khơng khí oi nồng ngột ngạt bốc ra ngùn ngụt từ khu rừng. Máu phiêu lưu đã dẫn đôi chân nhà báo tiến vào, và một bài viết kèm ảnh đã gây xôn xao dư luận. Xã Đăk Long huyện Đăkglei là nơi duy nhất ở Việt Nam có tục táng treo. Những chiếc quan tài độc mộc được treo lơ lửng trong rừng rậm...
Trước khi lên Đăk Long để được tận mắt nhìn thấy những ngơi mộ treo, tơi đã sục vào Internet để tìm hiểu các hình thức táng trên thế giới. Người Eskimo ở Bắc cực có tục “gấu táng”: Người sắp chết tự giác ra ngồi ngoài trời băng giá. Người Eskimo lấy làm hạnh phúc nếu được một con gấu tuyết đến ăn thịt, bởi như thế thịt xương mình sẽ hố thành thịt xương con gấu, con cháu mình sẽ ăn thịt con gấu và máu thịt của mình lại hồ vào máu thịt của cháu con, do đó sự sống được nối dài bất tử. Người dân trên cao nguyên Nội Mông mang người chết phơi giữa thảo nguyên để bầy sói về ăn thịt và gọi đó là “sói táng”. Người dân Tây Tạng xẻ thịt người chết tung lên trời cho diều, quạ, kên kên… ăn, gọi là “điểu táng”…Rồi các hình thức “địa táng”, “hoả táng”, “thuỷ táng”…Rất nhiều cách gọi khác nhau nhưng xét về mặt bản chất thì chỉ có mấy loại cơ bản: Một, chơn xuống đất hoặc dìm xuống nước để cơ thể người chết tự phân huỷ. Hai, cho động vật ăn thịt. Ba, dùng lửa để hoá cơ thể người chết. Như vậy tục táng treo của người Jẻ -Triêng ở Đăk Long khơng thuộc nhóm nào kể trên. Người chết ở đây khơng được chôn xuống đất nhưng cũng khơng để ngồi trời cho chim thú ăn thịt, mà được đặt trong quan tài chắc chắn rồi treo lên cây. Hình thức này từa tựa kiểu “huyền quan táng” (cho người chết vào quan tài gỗ rồi treo lên vách núi đá) hoặc “động táng” (cho người chết vào quan tài gỗ rồi đặt trong hang núi) của bộ tộc Dogona châu Phi hay người Bặc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc?
Đêm đầu tiên lên xã Đăk Long, tơi đã tìm đến nhà một ngươì già nhất ở làng Vai Trang. Đó là nhà cụ A Jap. Cụ năm nay hơn chín mươi tuổi, nhưng theo cách tính của người Jẻ-Triêng thì cụ mới chỉ… 7 tuổi thơi. Là bởi người Jẻ -Triêng tính tuổi theo mùa rẫy. Cứ khoảng 13 mùa rẫy thì đánh dấu một khấc lên cột nhà và tính là một tuổi. Cụ A Jap đã yếu lắm rồi, hàng ngày chỉ nằm một chỗ hút rượu cần, nhưng khi biết tơi muốn tìm hiểu nguồn gốc tục táng treo, cụ vui vẻ ngồi dậy. Cái miệng cà răng sát tận lợi bắt đầu phóm phém kể một câu chuyện:
Chuyện xưa kể rằng...
Từ lâu rồi, có một nhà có hai anh em trai. Khi bố mẹ chết, hai anh em chia nhau tài sản và ra ở riêng. Người anh vốn khôn ranh nên làm nghề bn người. Hễ trong làng có người nào lười biếng, neo đơn thì bắt sang đổi cho người Lào lấy trâu, chiêng ché quí đem về. Người em thật thà chất phác nên dùng số của cải được chia để đổi trâu bò gà heo về chăn, mua hạt giống về trỉa. Một thời gian sau cả hai anh em đều trở nên giàu có nhưng dân làng khơng biết ai giàu hơn ai. Người anh bèn nghĩ ra một cách và nói với người em, hai chúng ta ai xây được một cái nhà mà tường bằng thịt trâu thì người đó được coi là giàu hơn. Người em nhận lời. Họ mời dân làng đến uống rượu chứng kiến cho cuộc thi. Người anh hùng hổ cắt từng tảng thịt lớn ném lên khung nhà đã được dựng bằng lồ ô. Những miếng thịt trâu tươi rịng bay vù vù, chạm khung lồ ơ rồi rớt bịch xuống đất, máu me ngập ngụa. Cậy nhà nhiều trâu, người anh ngả hết con trâu này tới con khác với một quyết tâm chiến thắng điên cuồng. Nhưng suốt một ngày mà những “bức tường thịt” của người anh cứ xây lại đổ. Còn người em thì chỉ ngả một con trâu, khéo léo thái thịt thành những miếng rộng bản, mỏng đẹp như phiến lá.
Người em tung những miếng thịt đều tăm tắp lên. Những miếng thịt nhẹ nhàng bay loang lống và đậu dính vào vách như những bơng hoa rừng tươi rói trong tiếng trầm trồ của dân làng. Chẳng mấy chốc ngôi nhà của người em đã được xây xong. Người anh thua cuộc cay cú nói: “Nó là đứa nghèo hơn tôi nên mới phải thái thịt trâu mỏng như thế. Dù nó thắng cuộc nhưng tơi mới là người giàu nhất làng. Ai muốn giàu có thì theo tơi đi lập làng khác”. Dân làng chia làm hai nhóm. Nhóm theo người em tìm đến một con suối có nhiều lau lách thì dừng lại lập nên làng Vai Trang. Vai Trang, tiếng Jẻ-Triêng có nghĩa là con suối có nhiều lau lách. Làng Vai Trang lấy trồng trọt và chăn ni làm nghề chính, sống đồn kết vui vẻ với các làng khác xung quanh. Nhóm theo người anh lập làng sát biên giới hành nghề buôn bán nên rất nhanh giàu. Nhưng rồi một ngày kia, ngôi làng của người anh đã xảy ra tranh chấp và đã bị một bộ tộc khác mang gươm giáo đến giết sạch. Cịn làng Vai Trang của người em thì cuộc sống mãi bình yên bên cạnh con suối hiền lành đến tận bây giờ. Để ghi nhớ công ơn của người thủ lĩnh có đức tính cần kiệm khiêm tốn đã mang lại hạnh phúc lâu bền, khi ông qua đời, dân làng Vai Trang khiêng ơng ra rừng rồi khóc lóc thảm thiết bao nhiêu ngày mà khơng nỡ chơn. Họ nghĩ một người đáng kính như ơng khơng thể chơn xuống đất cho con giun con dúi con kì đà ăn mất. Họ bèn nghĩ ra cách treo chiếc quan tài lên cây để khơng con gì có thể ăn được, như thế linh hồn người thủ lĩnh sẽ ở mãi với dân làng. Đó là ngơi mộ
treo đầu tiên ở làng Vai Trang. Dần dần người các làng khác của xã Đăk Long cũng bắt chước người làng Vai Trang treo quan tài của những người đáng kính lên cây, tạo thành một tục lệ ...
Trung uý Phạm Xuân Hùng, Đội trưởng đội trinh sát Đồn biên phòng Đăk Long phăm phăm cắt rừng dẫn tôi tới khu Rừng Ma. Hùng mới ra trường, về đồn mới được mấy năm nên cũng giống tơi, tức là chỉ nghe nói về một khu rừng có những ngơi mộ treo của người Jẻ - Triêng thơi chứ chưa một lần nhìn thấy. Khu rừng tồn le rậm rịt cùng vô số muỗi vắt vo ve cũng không ngăn được quyết tâm khám phá của chúng tôi. Trước khi đến Rừng Ma, tôi và Hùng đã khẩn khoản nhờ một người đàn ông Jẻ - Triêng dẫn đường, nhưng chỉ mới nghe nói đến hai tiếng “Rừng Ma” mặt mày người đàn ông đã tái dại. Ơng lập bập nói khơng ra hơi: “Ơi…mình sợ lắm! Mình khơng dám vơ đó đâu. Vơ đó con ma nó bắt mình mất thơi…”. Vậy là tơi và Hùng đành phải mị mẫm. Hùng dùng hết nghiệp vụ trinh sát ra cắt hướng và phán đốn. Cịn tơi dùng hết ngũ quan để mị tìm. Khu rừng ẩm ướt âm u rờn rợn có một sức cuốn hút tơi kì lạ. Đêm qua, sau khi ngồi hỏi chuyện cụ già A Jap, chúng tôi kéo đến nhà ơng A Nhơm, ngun bí thư Đảng uỷ xã Đăk Long. Tơi làm một phép thử bằng câu hỏi “Nghe nói bây giờ dân làng Vai Trang vẫn cịn tục táng treo?”, ơng A Nhơm trợn mắt qt lên: “Ai nói với chúng mày thế? Bỏ lâu rồi. Nhà báo chúng mày là hay viết bậy viết bạ lắm. Khơng thèm nói chuyện nữa!”. Nét mặt A Nhơm phừng phừng tức giận khiến tơi phải xin lỗi mãi và giải thích rằng, tơi chỉ muốn tìm hiểu tục lệ này dưới góc độ văn hố thơi, chứ khơng có ý nào khác. Cuối cùng ơng A Nhơm đã ngi giận. Ơng cho biết, tục táng treo nơi đây thực ra mang ý nghĩa xã hội nhiều hơn tâm linh. Làng Vai Trang trong câu chuyện cổ mà cụ già A Jap đã kể đến nay là cả một thời gian dài ngút ngát không xác định; từ ngôi mộ treo đầu tiên xuất phát bởi lịng tơn kính vị thủ lĩnh lập làng cho đến nay đã có cả hàng trăm ngơi mộ treo nhưng người chết hồn tồn khơng phải là một già làng hay một nghệ nhân tài giỏi, mà đơn giản chỉ là…những người giàu! Theo lời ơng A Nhơm thì chỉ có những nhà giàu mới đủ điều kiện để tổ chức táng treo cho người chết. Chỉ có những người giàu mới đủ tiền mua những cây gỗ quí to bằng cả mấy vịng ơm rồi th người đục đẽo chạm trổ thành hình những con thú lớn. Chỉ có những người giàu mới đủ tiền mua mấy con trâu ngả ra đãi cả làng ăn uống linh đình cả tháng trời... Trung tá Hồng Văn Bằng, Chính trị viên Đồn biên phịng Đăk Long cũng khẳng định như thế. Anh cho biết, hơn chục năm về trước, khi những bài báo phản ánh tục lệ táng treo ở đây, Đồn biên phòng Đăk Long đã tiến
hành tìm hiểu rất kĩ chuyện này. Bởi đây là một vấn đề văn hoá hết sức nhạy cảm. Phải hiểu rõ bản chất của vấn đề mới có thể giải quyết một cách hợp tình hợp lí. Mỗi dân tộc có một nền văn hố khác nhau cần phải được tôn trọng. Những ứng xử thô bạo sẽ mang lại những hậu quả khôn lường. Khu rừng ma của làng Vai Trang nằm ngay cạnh đường vào xã Đăk Long nên xét về góc độ vệ sinh mơi trường thì tục táng treo khơng thể chấp nhận được. Nó sẽ là mối nguy cơ lớn cho những trận dịch kinh hoàng có thể giết chết nhiều người, thậm chí cả một làng.
Sau nửa ngày cắt ngang cắt dọc khoảng rừng le rậm rạp, chúng tơi đã khơng tìm được những chiếc quan tài treo lơ lửng nơi rừng rậm, mà chỉ gặp rải rác những đồ tuỳ táng như ghè, xoong, dao, nỏ…đã bị đập vỡ, bẻ cong bên cạnh dấu tích những chiếc quan tài đã khơng cịn hình thù. Theo lời ơng A Nhơm thì từ khi bộ đội biên phịng cũng xã Đăk Long vận động, bà con không treo quan tài trên cây nữa. Những ngôi mộ treo cũ đã theo thời gian mà mục nát. Năm ngối cả “Rừng Ma” chỉ cịn 11 cái quan tài treo, nhưng vụ cháy rừng vừa rồi đã thiêu hết cả.
Vụ cháy rừng vơ tình đã tác động rất mạnh đến suy nghĩ của những người vẫn nặng lòng với tục táng treo. Bởi thế nên trong “Rừng Ma” bây giờ chúng tôi đã gặp những ngôi mộ mới với nấm đất vun cao,