Trong quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước Hà Nội đến năm 2010 chưa đề ra được một công nghệ hợp lý và rõ ràng để xử lý nước thải. Tuy nhiên khi xây dựng các phương án xử lý nước thải cho các phương án xử lý nước thải cho các vùng đô thị nội thành Hà Nội cần phải chú ý một số vấn đề sau đây:
- Địa hình Hà Nội tương đối bằng phẳng, mực nước ngầm cao, bề rộng đường phố hẹp, bất lợi cho việc xây dựng các tuyến cống thoát nước thải sâu và dài.
- Hà Nội có nhiều sơng, mương, hồ, khả năng tự làm sạch cao và thường nối với nhau thành hệ thống chuỗi hồ.
- Điều kiện khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ cao, cường độ bức xạ mặt trời lớn... là những yếu tố thuận lợi cho việc chuyển hoá và phân huỷ các chất bẩn hữu cơ trong các cơng trình xử lý nước thải và trong sơng hồ cũng như các quá trình phì dưỡng, nở hoa trong đó.
- Khả năng dành những khu đất có diện tích lớn trong nội thành để xây dựng các trạm xử lý nước thải là rất hạn chế.
Những yếu tố này đòi hỏi các nhà thiết kế xây dựng, các nhà công nghệ xử lý nước phải nghiên cứu thiết lập được các dây chuyền công nghệ xử lý nước thải phù hợp. Các trạm xử lý nước thải được thiết lập và hoạt động thống nhất trong hệ thống thốt nước chung của thành phố. Vì vậy ngun tắc thiết kế các trạm xử lý nước thải như sau:
- Mức độ xử lý nước thải của từng trạm phải được xác định trên cơ sở khả năng tự làm sạch (pha loãng nước thải với nước sơng hồ, chuyển hố chất bẩn hữu cơ), mức độ gây tái nhiễm bẩn hệ thống sông hồ và các tiêu chuẩn nước cần thiết (ví dụ TCVN 5942-1995- Chất lượng nguồn nước mặt, TCVN 5945-1995- Tiêu chuẩn thải).
- Các công trình xử lý nước thải phải có hiệu quả làm sạch cao, có khả năng hợp phối, tiết kiệm diện tích xây dựng, dễ quản lý vận hành, có thể thi cơng lắp
đặt được và không gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh; cần thiết phải xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án xây dựng các trạm xử lý nước thải.
- Khi thiết kế các trạm xử lý nước thải cần phải tính đến khả năng sử dụng nước thải cho mục đích tưới ruộng, ni cá, sử dụng bùn cặn để làm phân bón ở khu vực ngoại thành.
- Đối với các trạm xử lý nước thải tập trung, do công suất, biện pháp xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính sẽ có ưu thế. Biện pháp này cũng có thể ứng dụng cho các trạm bên trong nội thành vì các loại bể ărơten trộn cho phép có khả năng hợp khối cơng trình, tiết kiệm diện tích xây dựng.
- Có thể áp dụng kênh ơxy hố tuần hồn để xử lý nước thải. Các kiến nghị cụ thể về dây chuyền công nghệ xử lý nước thải Hà Nội được đề cập nhiều trong các nghiên cứu của bộ mơn Cấp thốt nước- Môi trường nước Trường Đại học xây dựng, như nghiên cứu xử lý nước thải Hà Nội bằng dây chuyền lắng-hồ sinh vật (1978-1980) xử lý nước thải và tạo bùn hoạt tính làm thức ăn ni cá trong ărơten (1981-1985), xử lý nước thải công suất nhỏ trong điều kiện Việt Nam (1994-1995-1998).
Một trong các biện pháp dùng để cải tạo môi trường của hệ thống sông Tô Lịch là dùng nước để pha loãng, rửa trôi cặn lắng trong sông trong khi quy hoạch tổng thể xử lý nước thải chưa được thực hiện.
Trong khi chờ đợi các biện pháp thực hiện lâu dài đã được đề xuất, xin kiến nghị thực hiện các giải pháp sau:
- Tăng cường công tác nạo vét thường xuyên hệ thống cống ngầm, kênh, mương thốt nước (định kỳ hàng năm phải có ít nhất một lần nạo vét), nhất là tại:
+ Các vùng sông bị ô nhiễm do bèo rác trôi nổi trên mặt nước và chất thải đổ vào làm chất lượng nước kém, cản trở dịng chảy và bốc mùi hơi thối.
+ Các mương bị giảm độ sâu do cặn bùn lắng đọng, đặc biệt là những nơi khơng có đường để thực hiện công tác duy tu.
- Phải đảm bảo hành lang quản lý theo chỉ thị của UBND Thành phố, chống lấn chiếm hai bên bờ sông, mương, hồ.
- Phải xây dựng các trạm xử lý nước thải cục bộ của các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện như: các phân xưởng mạ thuộc ngành cơ khí chế tạo, các nhà máy dệt nhuộm, nhà máy bia Hà Nội, Bia Haliđa, các nhà máy hoá chất như Sơn tổng hợp...; các bệnh viện đã có trạm xử lý nước thải không hoạt động phải phục hồi cho hoạt động trở lại như ở bệnh viện Thanh Nhàn, bệnh viện 108... đồng thời đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân vận hành nắm vững yêu cầu kỹ thuật.