Chính sách phát triển kinh tế Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

Một phần của tài liệu Quan điểm lịch sử cụ thể trong phép biện chứng duy vật của triết học mac – lenin (Trang 29 - 36)

b. Những điều kiện thế giới và khu vực.

2.2.2. Chính sách phát triển kinh tế Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

Trong thời kỳ này, Đảng và nhà nước với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật

đánh giá đúng sự thật nói rõ sự thật, tại Đại hội VI của Đảng (tháng12-1986), Đảng đã nghiêm khắc kiểm điểm, phân tích những mặt làm được, phân tích những sai lầm khuyết điểm chủ quan duy ý chí trong lãnh đạo kinh tế. Đại hội

đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra quan điểm bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung và phát triển kinh tế nói riêng.

Trong đó nổi bật trong đường lối phát triển kinh tế là xây dựng chính

sách phát triển kinh tế dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa, có chứa các đặc trưng nổi bật như sau:

- Nhà nước chấp nhận sự tồn tại bình đẳng và hợp pháp của nhiều thành

phần kinh tế (Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần IX quy định có 6 thành phần kinh tế: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi), nhiều hình thức sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp). Tuy nhiên, kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo.

- Cơ chế kinh tế là kinh tế thị trường xã hội, một trường phái kinh tế

học mà đại biểu tiêu biểu của nó là Paul Samuelson- Nobel kinh tế năm 1970- với lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp. Luận điểm của nó là nền kinh tế thị

trường nhưng có sự quản lý của Nhà nước, nền kinh tế được vận hành bởi hai bàn tay: thị trường và Nhà nước. Điều này có ưu điểm là nó phát huy tính tối ưu trong phân bổ nguồn lực xã hội để tối đa hóa lợi nhuận thông qua cạnh tranh, mặt khác, sự quản lý của Nhà nước giúp tránh được những thất bại của

thị trường như lạm phát, phân hóa giàu nghèo, khủng hoảng kinh tế...

- Định hướng xã hội chủ nghĩa: Theo quan điểm trước Đổi Mới, Nhà

nước Việt Nam cho rằng kinh tế thị trường là nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản và hoạt động không tốt. Sau Đổi Mới, quan điểm của Nhà nước Việt Nam là kinh tế thị trường là thành tựu chung của lồi người, khơng mâu thuẫn với chủ nghĩa xã hội. Định hướng xã hội chủ nghĩa được hiểu là vẫn giữ vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế, vì theo quan điểm của chủ nghĩa Marx về chủ nghĩa xã hội thì mọi tư liệu sản xuất đều thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước đại diện cho nhân dân.

- Nền kinh tế chuyển từ khép kín, đóng cửa, sang mở cửa, hội nhập với

thế giới.

Thành tựu kinh tế-xã hội nổi bật đạt được khi áp dụng chính sách phát

triển kinh tế từ năm 1986 đến nay:

- Giải quyết được cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng năm

1986, dần đưa đất nước phát triển nâng cao mọi mặt đời sống.

- Tốc độ tăng trưởng, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thời kỳ 1992-1997

tăng bình quân 8,75%/năm. Thời kỳ 2000-2007: 7,55%/năm. Năm 2008 do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng GDP vẫn đạt 6,23%, Năm 2009 là 5,3%.

- GDP/người/năm: 1995 là 289 USD, năm 2005 là 639 USD, năm 2007:

- Cơ cấu thành phần kinh tế: Khu vực kinh tế nhà nước chiếm 38,4%

GDP vào năm 2005. Kinh tế dân doanh chiếm 45,7% GDP. Hợp tác và hợp tác xã chiếm 6,8% GDP. Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi chiếm 15,9% GDP.

- Tỷ trọng trong GDP của nông nghiệp là 20,7%, công nghiệp là 42.3 %,

dịch vụ là 39,1 %.

- Thành tựu đổi mới trong nước kết hợp với thực hiện chính sách mở

cửa, tích vực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra không gian phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam và mang lại cho Việt Nam một vị thế quốc tế mới. Từ một quốc gia bị phong toả, cấm vận; từ một nền kinh tế kém phát triển và “đóng cửa”, sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã vươn mạnh ra thế giới. Đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với gần 170 nước và vùng lãnh thổ; mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài ra, Việt Nam cịn là thành viên chính thức của nhiều tổ chức kinh tế

quốc tế và khu vực, và điều đáng nói nhất là năm 2007 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ;

- Phúc lợi xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng

được cải thiện rõ rệt. Theo đánh giá của Liên hiệp quốc, Việt Nam về đích trước 10 năm với mục tiêu xố đói giảm nghèo trong thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ.

Đánh giá về thành cơng của q trình đổi mới, Đại hội lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận và công cuộc đổi mới, về xã hội XHCN và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản”.

Việc nhận thức để đưa ra đường lối phát triển kinh tế mới là yêu cầu bắt

phát triển bắt kịp với sự phát triển của thế giới, mà yêu cầu cụ thể bắt nguyền

từ những nguyên nhân cơ bản sau:

- Cuộc chiến tranh nhân dân giành được toàn thắng dưới sự lãnh đạo tài

tình của Đảng cộng sản và Nhà nước ta, đất nước ta thoát khỏi thời kỳ chiến

tranh, kinh tế - xã hội trong thời bình đặt ra những yêu cầu mới quan tâm nhiêu

hơn đến cuộc sống của các tầng lớp nhân dân đó là yêu cầu về kinh tế, nhu cầu

cuộc sống đầy đủ, đòi hỏi sự phát triển về y tế, văn hoá, giáo dục cần thiết phải

được cải thiện;

- Những diễn biến xấu trong đời sống kinh tế (khủng hoảng kinh tế, đất

nước không đủ lương thực, nạn đói có thể xảy ra…) để bộc lộ những hạn chế

mang tính bản chất của mơ hình kinh tế kế hoạch hố tập trung trong hồn cảnh

lịch sự mới đó là kìm hãm động lực phát triển kinh tế của lực lượng sản xuất;

- Trước khi Liên Xô và kế tiếp là Đông Âu sụp đổ, nền kinh tế các nước

phát cao, Trung Quốc bằng những thay đổi táo bạo trong chính sách phát triển

kinh tế thì lại đạt được những thành tựu vô cùng to lớn. Sau sự sụp đổ của Liên

Xô và Đông Âu, chủ nghĩa tư bản với mơ hình kinh tế thị trường chiếm ưu thế

hoàn toàn trên thế giới.

Một phần của tài liệu Quan điểm lịch sử cụ thể trong phép biện chứng duy vật của triết học mac – lenin (Trang 29 - 36)