Tình hình nguồn vốn tại NHNoKiên Giang:

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng và rủi ro tín dụng của chi nhánh NHNoPTNT kiên giang (Trang 27 - 31)

Như chúng ta đã biết, vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nó là nguồn lực để hoạt động kinh doanh có hiệu quả và tồn tại. Đặc biệt đối với ngành ngân hàng – là một tổ chức chuyên cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế nên nguồn vốn phải đủ lớn mạnh để thực hiện tốt chức năng của nó. Hoạt động tín dụng có được mở rộng hay khơng thì yếu tố đầu tiên phải kể đến là phải có nguồn vốn lớn. Vì vậy, trước khi phân tích đánh giá tình hình sử dụng vốn tại NHNo Kiên Giang thì chúng ta cũng đi vào xem xét yếu tố đầu vào quan trọng này.

Cũng như các ngân hàng thương mại khác, nguồn vốn của NHNo&PTNT Kiên Giang bao gồm vốn huy động từ địa phương và vốn được điều chuyển từ NHNo&PTNT Việt Nam. Sau đây là bảng kết quả nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm:

Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nguồn vốn & Kế hoạch tổng hợp)

Tỷ đồng

Biểu đồ 2: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm

Nhìn chung, tổng nguồn vốn của NHNo&PTNT Kiên Giang đều tăng liên tục qua 3 năm với tốc độ tăng bình quân là 16% đã đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng tín dụng và khả năng thanh tốn của ngân hàng. Nguyên nhân là do nền kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển, với những dự án đầu tư như khu lấn biển thành phố Rạch Giá, khu cửa khẩu Hà Tiên, khu kinh tế mở tại đảo Phú Quốc đã làm cho nhịp độ đầu tư tăng trưởng mạnh kéo theo nhịp độ tăng trưởng tín dụng cũng tăng.Vì vậy, ngân hàng cần phải có nguồn vốn lớn để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế. KHOẢN MỤC Năm So sánh 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1. Vốn huy động 904.786 39,8 955.469 37,7 1.284.355 41,8 50.683 5,6 328.886 34,4 2. Vốn điều hoà 1.369.412 60,2 1.581.625 62,3 1.786.798 58,2 212.213 15,5 205.173 13,0 Tổng nguồn vốn 2.274.198 100,0 2.537.094 100,0 3.071.153 100,0 262.896 11,6 534.059 21,0 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2004 2005 2006 năm Vốn huy động Vốn điều hòa Tổng nguồn vốn

Song, nếu xét riêng về vốn huy động thì nguồn vốn này có tốc độ tăng qua các năm không đều nhau. Cụ thể là năm 2005 tăng so với năm 2004 là 5,6% trong khi năm 2006 tăng so với năm 2005 đến 34,4%, cao gấp 6 lần tốc độ tăng năm 2005. Nguyên nhân có khoảng cách chênh lệch lớn như vậy là do:

- Trong năm 2005 giá cả thị trường có sự biến động lớn nhất là giá vàng đã tác động mạnh đến tâm lý của người gởi tiền. Sự lo ngại tiền mất giá so với vàng đã làm khơng ít người có tiền nhàn rỗi nhưng khơng muốn gửi vào ngân hàng hoặc nếu gửi thì chỉ chọn các kỳ hạn ngắn.

- Dịch cúm gia cầm bùng phát và các dịch bệnh về gia súc, sâu bệnh hại lúa đã làm cho một số hộ nông dân đã từng là khách hàng quen gửi tiền nhiều vào ngân hàng nhưng do bị thua lỗ nên khơng cịn gửi như trước nữa.

- Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn ngày càng gay gắt. Đối với những ngân hàng mới ra đời cách đây 2, 3 năm thì đến nay đã dần tạo được uy tín đối với người dân nên thị phần vốn bị chia sẻ đáng kể.

- Năm 2005, toàn hệ thống NHNo chưa có dịch vụ thẻ ATM nên đã khơng tranh thủ được nguồn vốn rẻ và chưa tận dụng được cơ hội để nâng cao thương hiệu của mình.

Với những khó khăn gặp phải trong năm 2005, ban lãnh đạo NHNo Kiên Giang đã có những chính sách kịp thời trong cơng tác huy động vốn làm nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng đáng kể trong năm 2006. Những chính sách đó là:

- Ngân hàng đã thực hiện tốt các đợt huy động tiết kiệm dự thưởng, phát hành chứng chỉ dài hạn của Trụ sở chính. Để phong phú thêm hình thức huy động, đồng thời giữ và phát triển khách hàng mới phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, NHNoKG đã phát hành 4 đợt kỳ phiếu có khuyến mại, bốc thăm trúng thưởng với số vốn huy động được là 288 tỷ đồng.

- Ngồi ra, ngân hàng cịn chủ động trong việc sử dụng hiệu quả công cụ lãi suất vừa đảm bảo quy định, vừa thu hút được khách hàng, đặc biệt khách hàng lớn; thăm dò ý kiến khách hàng về thời gian gởi để có hình thức huy động thích hợp với nhu cầu của người gởi tiền.

Mặc dù nguồn vốn huy động được trong năm 2006 là 1.284.355 triệu đồng nhưng chỉ đạt được 97,75% chỉ tiêu kế hoạch đặt ra (chỉ tiêu giao là 1.314.000 triệu đồng). Do các chi nhánh còn thiếu biện pháp tiếp cận khách hàng đặc biệt là dịch vụ chăm sóc khách hàng. Ngay cả ở Hội sở thì dịch vụ này vẫn chưa được tách ra nà vẫn còn nằm trong phịng nguồn vốn nên nhiều khách hàng cịn thiếu thơng tin. Vì vậy ngân hàng cần có những biện pháp để khắc phục những thiếu sót này nhằm phát

huy hơn nữa để đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Những biện pháp sẽ được đề cập cụ thể trong phần chương 5.

Qua bảng số liệu ta thấy: đóng góp một phần đáng kể vào tổng nguồn vốn của ngân hàng đó là vốn điều hồ, chiếm tỷ trọng bình qn là 60,2%. Nguồn vốn điều hoà là do NHNo&PTNT Việt Nam quản lý, nguồn vốn này sẽ được điều từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn theo cơ chế quản lý vốn của từng hệ thống ngân hàng. Nguồn vốn điều hồ của NHNo Kiên Giang có xu hướng tăng giảm qua các năm. Năm 2004, nguồn vốn này chiếm tỷ trọng là 60,2%, nhưng đến năm 2005 tỷ trọng này là 62,3%. Nguyên nhân do năm 2005 ngân hàng tự huy động được vốn ít nên sử dụng vốn từ Trung Ương nhiều hơn. Tương tự như vậy đến năm 2006 tỷ trọng của nguồn vốn này lại giảm xuống còn 58,2% là do ngân hàng đã thực hiện tốt cơng tác tự huy động vốn của mình. Tuy tỷ trọng có xu hướng tăng giảm nhưng về mặt số tuyệt đối thì nguồn vốn điều hồ tăng liên tục qua các năm nhằm để phục vụ nhu cầu đầu tư và thanh toán của ngân hàng.

 Đánh giá tình hình huy động vốn theo tổng nguồn vốn:

Chỉ tiêu vốn huy động/tổng nguồn vốn được thể hiện ở cột phần trăm tỷ trọng trong bảng số liệu. Chỉ tiêu này thể hiện khả năng tự đáp ứng nguồn vốn cho hoạt động của ngân hàng. Qua số liệu ta thấy khả năng tự đáp ứng nguồn vốn của ngân hàng bình quân hàng năm là 40%. Như vậy, NHNo&PTNT Kiên Giang luôn phụ thuộc vào nguồn vốn điều hoà từ Trung Ương, bị động trong hoạt động tín dụng của mình. Vì thế một mục tiêu được đặt ra là ngân hàng phải phấn đấu sao cho vốn huy động chiếm tỷ trọng 50% trong tổng nguồn vốn. Có như vậy thì ngân hàng mới chủ động được trong hoạt động kinh doanh của mình và tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn của ngân hàng cấp trên.

Tóm lại, nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm có chiều hướng tăng

trưởng tốt. Tuy nhiên với lợi thế của NHNo là một ngân hàng truyền thống, có nhiều chi nhánh xuống tận các huyện, xã thì kết quả trên vẫn chưa là kết quả tốt nhất mà ngân hàng có thể đạt được. Vì vậy ban lãnh đạo ngân hàng cần có nhiều chính sách phù hợp hơn nữa để ngân hàng có thể phát huy hết lợi thế của mình, xứng đáng là một ngân hàng chủ đạo của tỉnh.

3.2.1.2 Tình hình huy động vốn

Theo kết quả trên, ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng đang dần chiếm ưu thế trong tổng nguồn vốn. Biểu hiện là vốn huy động luôn tăng qua các năm cịn vốn điều hồ thì tốc độ tăng lại giảm. Để tìm hiểu sâu về tình hình huy

động vốn tại NHNo Kiên Giang ta có bảng số liệu về cơ cấu của từng loại vốn cụ thể như sau:

Bảng 3: Tình hình vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nguồn vốn & Kế hoạch tổng hợp)

- Dựa vào bảng số liệu, ta thấy cơ cấu vốn của ngân hàng rất đa dạng: đa dạng theo thời gian và đa dạng theo tính chất của nguồn vốn. Chiếm ưu thế trong tổng vốn huy động đó là loại vốn khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng với tỷ trọng trung bình là (66,6%+67%+71,4%)/3 = 68%, trong đó cao nhất là loại vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng trung bình 44% trong tổng vốn huy động. Vốn không kỳ hạn là loại vốn mà khi khách hàng gửi tiền vào có thể rút ra bất kỳ lúc nào mà không cần báo trước với ngân hàng và ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu đó của khách hàng. Song, giữa việc gửi tiền vào và rút ra có sự chênh lệch về thời gian và

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng và rủi ro tín dụng của chi nhánh NHNoPTNT kiên giang (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)