GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG 1 Giải pháp mở rộng tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng và rủi ro tín dụng của chi nhánh NHNoPTNT kiên giang (Trang 73 - 76)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG

5.2 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG 1 Giải pháp mở rộng tín dụng

5.2.1 Giải pháp mở rộng tín dụng

* Về huy động vốn:

Trên cơ sở tiếp tục duy trì các hình thức huy động hiện có đang phát huy hiệu quả, giữ được khách hàng truyền thống, ngân hàng cần mạnh dạn áp dụng các hình thức huy động mới, phấn đấu đạt mức tăng trưởng nguồn vốn với nhịp độ cao, bền

vững để đáp ứng được sự cân đối hài hoà với tốc độ tăng trưởng tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác. Từng bước tăng trưởng nguồn vốn huy động, giảm tỷ trọng nguồn vốn điều hoà từ NHNo Việt Nam.

- Huy động vốn từ dân cư:

Cần xác định đây là đối tượng huy động cơ bản và lâu dài của NHNo Kiên Giang, do vậy phải có giải pháp và chính sách cụ thể, thiết thực nhằm duy trì và phát triển số lượng và chất lượng các hình thức huy động từ đối tượng này:

+ Từng chi nhánh tổ chức khảo sát mức thu nhập bình quân, tỷ trọng để dành… để xác định số vốn có khả năng huy động, có tính đến tâm lý của người dân trong việc để dành tiền ở nhà, qua đó có chính sách tun truyền, tạo cho họ có thói quen quan hệ với ngân hàng trong việc gửi tiền.

+ Đẩy mạnh và đa dạng các hình thức huy động vốn như: tiết kiệm dự thưởng, tuyên truyền và khuyến khích mở tài khoản cá nhân…Tập trung làm tốt đợt huy động chứng chỉ tiền gửi dài hạn dự thưởng bằng vàng nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng đồng thời nhằm làm tăng thêm nguồn vốn trung và dài hạn.

+ Phân chia địa bàn huy động vốn theo địa bàn cho vay của từng cán bộ tín dụng. Một cán bộ tín dụng có thể cùng với một cán bộ kế toán hoặc một cán bộ kho quỹ chịu trách nhiệm huy động vốn ở địa bàn đó. Có giao chỉ tiêu và nếu khơng hồn thành thì sẽ họp kiểm điểm như kiểm điểm một cán bộ tín dụng khơng xử lý được nợ xấu hoặc không tăng trưởng được dư nợ.

+ Thường xuyên cải tiến phong cách giao dịch, bố trí cán bộ giao dịch trực tiếp có kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cao, tác nghiệp nhanh chóng, chính xác, hướng dẫn tận tình, rút ngắn được thời gian thực hiện các giao dịch nhằm làm giảm bớt được sự cách biệt với sự hiện đại và đa dạng về sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng thương mại khác.

+ Thường xuyên theo dõi diễn biến các sản phẩm, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, để đưa ra những sản phẩm huy động có tính cạnh tranh, lãi suất hấp dẫn, phù hợp với tình hình cung cầu vốn trên thị trường và tâm lý của khách hàng.

+ Lựa chọn các hình thức khuyến mãi thích hợp trong việc thực thi các chính sách khách hàng đặc biệt đối với khách hàng thường xuyên có số dư tiền gửi lớn; nên có tặng phẩm, gởi thiệp chúc mừng vào những ngày lễ, tết cổ truyền, ngày thành lập ngân hàng.

+ Đối với khu vực thành thị, thị trấn, khu công nghiệp tập trung (khách hàng có thu nhập cao, ổn định) thực hiện ngay những sản phẩm mới của ngân hàng,

hướng dẫn người dân thích ứng, làm quen với các sản phẩm này như: rút tiền tự động qua máy ATM, gửi một nơi lãnh nhiều nơi trong hệ thống NHNo&PTNT, tiết kiệm hưởng lãi suất bậc thang.

+ Cần mở thêm một số dịch vụ như: dịch vụ tư vấn về thủ tục vay vốn và gửi tiền, tư vấn về đầu tư, mua bán nhà đất thanh tốn qua ngân hàng…khi đó khách hàng sẽ đến giao dịch với khách hàng tăng lên làm cho nguồn vốn huy động cũng tăng theo.

+ Ngân hàng cần tạo được mối quan hệ tốt với Ban quản lý Dự án, Phịng Tài chính, Phịng Tài nguyên Môi trường thực hiện chi trả tiền bồi hoàn tại ngân hàng để tạo thuận lợi cho khách hàng, đồng thời huy động được tiền gửi tạm nhàn rỗi của Ban quản lý Dự án.

+ Cuối cùng, làm tốt công tác hậu mãi, chăm sóc, gìn giữ khách hàng để từ đó khách hàng có thể thực hiện tái gửi tiền vào ngân hàng khi đáo hạn. Phải xem đây là yêu cầu để khách hàng ln gắn bó với NHNo, khơng để khách hàng phàn nàn hoặc chuyển sang quan hệ với các tổ chức tín dụng khác.

- Huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội:

+ Triển khai thực hiện tốt dịch vụ thu chi hộ đến các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp có nguồn thu thường xuyên như Bưu điện, Điện lực…để khai thác nguồn tiền gửi không kỳ hạn.

+ Thực hiện các chính sách ưu đãi hợp lý đối với các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ cao để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi, tăng nguồn huy động ngoại tệ, thực hiện tốt dịch vụ hỗ trợ khách hàng để mở rộng nghiệp vụ đã được triển khai như thẻ ATM, bảo lãnh…

+ Xây dựng các dự án đầu tư khép kín giữa sản xuất - chế biến – tiêu thụ sản phẩm, thanh toán xuất nhập khẩu để mở rộng cho vay và thu hút nguồn ngoại tệ. + Đối với các doanh nghiệp ngồi quốc doanh, cơng ty cổ phần, các đồn thể chính trị - xã hội, cần có biện pháp tiếp cận, giới thiệu các sản phẩm tiện ích của ngân hàng, vận động các đơn vị hành chính sự nghiệp trong việc thanh toán tiền lương cho cán bộ nhân viên thông qua việc mở tài khoản cá nhân và sử dụng thẻ ATM.

* Về tăng trƣởng tín dụng:

- Tăng trưởng tín dụng phải gắn với từng bước điều chỉnh cơ cấu đầu tư: + Đối với doanh nghiệp Nhà nước: cần có chiến lược tiếp cận dể thiết lập quan hệ tín dụng đối với những đơn vị lớn làm ăn có hiệu quả, xem xét những doanh

nghiệp có hướng phát triển tốt để đáp ứng nhu cầu vốn cho họ, từ đó nhằm làm tăng tỷ trọng dư nợ ở thành phần kinh tế này.

+ Đối với kinh tế hộ: tập trung ưu tiên các hộ có đủ điều kiện vay vốn, kinh doanh hiệu quả, thúc đẩy kinh tế trang trại, vùng chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây con, vùng phát triển hàng hoá tập trung.

+ Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: phải lấy hiệu quả của dự án là chính gắn với tài sản bảo đảm nợ vay.

+ Các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thủy, hải sản có sản phẩm xuất khẩu: gắn được việc cho vay khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu, trên cơ sở đó mở rộng các quan hệ về thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ.

- Cho vay dự án trung, dài hạn phải nâng cao kỹ năng phân tích tài chính, thẩm định dự án. Dự án hiệu quả kinh tế thấp, có yếu tố rủi ro kiên quyết không cho vay.

- Cần mở rộng mạng lưới hoạt động: thành lập thêm chi nhánh, phòng giao dịch tại các khu kinh tế phát triển, dân cư đông, đưa hoạt động ngân hàng ngày càng gần dân hơn.

- Việc thực hiện giải ngân cần thực hiện trực tiếp tại ngân hàng và tổ cho vay lưu động, nhất là tăng cường giải ngân qua tổ lưu động để tạo điều kiện giảm chi phí và tiết kiệm thời gian giao dịch cho khách hàng.

- Ngồi ra, trong hoạt động tín dụng cần quan tâm, tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, ban, ngành, đồn thể địa phương, củng cố các tổ vay vốn làm cầu nối giữa cán bộ tín dụng và khách hàng nhằm làm tăng năng suất lao động và hiệu quả hơn cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng và rủi ro tín dụng của chi nhánh NHNoPTNT kiên giang (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)